Lễ cưới của hoàng tử triều Nguyễn cầu kỳ đến mức nào?
Lễ cưới của công chúa triều Nguyễn thời xưa diễn ra như thế nào? Lễ cúng tổ tiên của dân tộc nào là di sản quốc gia? Xúc động hình ảnh cô dâu nắm chặt tay cha mắc ung thư trước khi tổ chức lễ cưới |
Lễ cưới hoàng tử triều Nguyễn
Hoàng tử lấy vợ gọi là nạp phi. Khi hoàng tử đến tuổi trưởng thành, thường đến khi xuất phủ (15-18 tuổi, phải ra ngoài Tử Cấm Thành, ở biệt lập với gia đình, được phong tước, cấp đất và tiền để lập phủ riêng) nhà vua mới nghĩ đến chuyện kiếm bạn đời cho con.
Sau các buổi họp triều chính, nhà vua đề cập đến chuyện riêng tư một cách thân mật với các quan, hỏi xem có ai muốn gả con gái cho hoàng tử. Sau khi có một quan nhận gả con gái, hôn lễ hoàng tử sẽ được cử hành theo ngày của Khâm thiên giám định.
Nghi lễ cung đình thời triều Nguyễn từng được tái hiện. |
Trước ngày lễ nạp thái một hôm, có một buổi thiết triều ở Điện Cần chánh để nhà vua truyền cho biết ngày giờ hôn lễ được cử hành cùng cử các quan lo việc hôn lễ.
2 quan Chánh, Phó sứ cầm cờ mao tiết và bưng tráp thiếp đến ngôi nhà gọi là Văn Võ Công thự. Ở đây, lễ vật đã được sắp đặt sẵn trên các án sơn son thếp vàng gồm: 2 thỏi vàng, 4 thỏi bạch, 2 cây gấm, 6 cây lụa, 20 cây vải tốt, một đôi xuyến, một đôi hoa tai, một bộ tram vàng, 2 chuỗi hạt châu, một con trâu, một con bò, một con heo. Các con vật này đều được sơn đỏ, kể cả cái cũi và dây cột.
Đoàn người lên đường đến nhà gái gồm 2 quan Chánh, Phó sứ, vài vị đại thần cùng đoàn quân gánh phẩm vật. Đến nơi, các lễ vật như mao, tiết, tráp thiếp đều để lên bàn, trâu, bò để ngoài sân. Quan Chánh sứ đứng bên tả hương án, quan Phó sứ đứng bên hữu. Thân phụ và thân mẫu cô dâu đứng trước án, sau đó theo lời xướng của quan viên Bộ Lễ, họ đồng lạy 5 lạy và cung kính nhận lễ vật.
Sau lễ nạp thái, các nghi lễ khác diễn ra theo quy định. Lễ quan trọng cuối cùng là lễ phát sách trước khi cô dâu từ giã gia đình mẹ để về nhà chồng.
Nhà vua ban cho một quyển sách bằng vàng nội dung nói về cuộc hôn phối của hoàng tử và bà phi, đồng thời ghi lý lịch của 2 người, sắm cho bà phi mũ áo, giày và chiếc kiệu.
Quan Chánh sứ cầm mao tiết, Phó sứ bưng tráp đựng kim sách, các người khác mang lễ vật. Ở nhà cô dâu bày sẵn hương án để đặt kim sách. Sau nghi lễ đặt và đọc kim sách, nữ quan giao lại cho cô dâu. Cô dâu nhận lấy một cách cung kính bằng cách đưa lên ngang trán và giao lại cho một nữ quan khác đặt lên hương án. Nữ quan mời vợ hoàng tử ngồi vào ghế. Các bà mệnh phụ, thị nữ sắp hàng lạy mừng bà 4 lạy. Lễ xong, một bữa tiệc được nhà gái bày ra để khoản đãi những người tham dự, sau đó cô dâu đi về phủ của ông hoàng.
Sau những nghi lễ trên, dưới sự quyết định của cha mẹ, tân lang và tân giai sống với nhau ở phủ mới ngoài Hoàng thành.
Xem thêm:
Lễ cưới của công chúa triều Nguyễn thời xưa diễn ra như thế nào? Công chúa trước ngày cưới không được biết mặt chồng, lễ cưới công chúa gồm 6 lễ, diễn ra trong 3 ngày. |
Tập tục xưa trong Tết Trung thu: 3 ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt Trong "Việt Nam phong tục" của Phan Kế Bính có ghi lại một số tập tục của người Việt thời xưa trong Tết Trung thu. ... |
Cầu tự - tục lệ hình thành từ khao khát có con của những gia đình hiếm muộn thời xưa Không rõ tục cầu tự có từ khi nào, chỉ biết từ thời thượng cổ đã có những nhà hiếm muộn đi đền chùa lễ ... |
24 điều kiêng kỵ từ xa xưa của người Việt vẫn còn phổ biến ngày nay Trong cuốn "Việt Nam phong tục", Phan Kế Bính liệt kê những điều kiêng kỵ của người Việt, một số điều vẫn còn được áp ... |
Vì sao thời xưa có tục mẹ tặng con gái đi lấy chồng một chiếc trâm hay bảy chiếc kim? Thời xưa, trước khi con gái đi lấy chồng, người mẹ luôn tặng con một gói quà, trong đó có một chiếc trâm hay bảy chiếc ... |
Ý nghĩa hay của lễ xin dâu trong đám cưới của người Việt Lễ xin dâu là một lễ rất nhỏ nhưng là nghi thức không thể thiếu trong đám cưới của người Việt từ xưa đến nay. |