Ông Tẩn Kim Phu là người đang nắm giữ di sản văn hóa phi vật thể của dân tộc Dao ở Sìn Hồ, cụ thể là tiếng nói, chữ viết; và là nghệ nhân ưu tú cuối cùng còn đọc, hiểu được sách cổ của người Dao.
Những ngày giáp Tết Nguyên đán, những cánh hoa mai mang sắc vàng tươi của nắng từ lâu đã là biểu tượng, nét đặc trưng của mùa Xuân phương Nam.
Thêm một mùa Tết lại về trên làng nghề truyền thống nước mắm Nam Ô (quận Liên Chiểu, thành phố Ðà Nẵng). Chúng tôi có dịp trở lại ngôi làng nhỏ bình yên nơi chân sóng, ngồi nghe trọn bao tâm huyết với nghề của nghệ nhân Trần Ngọc Vinh, Chủ tịch Hội Làng nghề nước mắm Nam Ô.
Những ngày giáp Tết nguyên đán Quý Mão năm 2023, lên với bản Sưng (hay còn gọi xóm Sưng) thuộc xã Cao Sơn, huyện Đà Bắc, tỉnh Hòa Bình, chúng ta sẽ được chứng kiến, cùng tham gia trải nghiệm với người Dao gói bánh chưng truyền thống đón Tết.
Tuy chịu tác động của nền kinh tế thị trường nhưng đồng bào Mông ở xã Dào San, huyện Phong Thổ, tỉnh Lai Châu vẫn lưu giữ được nghề làm hương truyền thống. Làm nghề này giúp người dân có thêm thu nhập, tạo nét văn hóa riêng của đồng bào Mông nơi vùng cao biên giới.
Thị xã Mường Lay, tỉnh Điện Biên nằm trên lòng hồ thủy điện Sơn La với hầu hết là đồng bào dân tộc Thái ngành Thái trắng sinh sống.
Ngày 30/12, tại thành phố Lạng Sơn, Tổng Liên đoàn Lao động Việt Nam tổ chức khai mạc Chương trình "Chợ Tết Công đoàn" tỉnh Lạng Sơn năm 2023.
Chiều 20/12, nhân dịp Giáng sinh 2022, đồng chí Đinh Tiến Dũng, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy, Trưởng đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Hà Nội dẫn đầu đoàn đại diện cho Thành ủy, HĐND, UBND, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc thành phố đã đến thăm, tặng quà v
Theo thông tin từ Trung tâm Lưu trữ Quốc gia I, ngày 14/12 tới, tại Trung tâm sẽ diễn ra triển lãm mang tên “Cầu Long Biên, chứng nhân lịch sử”. Triển lãm do Trung tâm Lưu trữ quốc gia I phối hợp với Viện Viễn đông Bác cổ Pháp tại Hà Nội, Đại sứ quán Pháp tại Việt Nam và Lưu trữ quốc gia Pháp tổ chức.
Ngày 6/12, Hội Khoa học Lịch sử (KHLS) tỉnh Thừa Thiên Huế tổ chức Hội thảo khoa học: Văn hóa Champa trên đất Thừa Thiên Huế.
Vào hồi 16 giờ 12 phút, ngày 29/11/2022 giờ địa phương (tức 22 giờ 12 phút ngày 29/11/2022 giờ Việt Nam), tại phiên họp của Ủy ban Liên chính phủ Công ước 2003 về bảo vệ di sản văn hóa phi vật thể lần thứ 17 của UNESCO diễn ra tại Rabat, thủ đô của Vương quốc Ma-rốc, di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm chính thức được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp. Đây là một trong 56 hồ sơ được xem xét trong kỳ họp này. Như vậy, Nghệ thuật làm gốm của người Chăm là di sản văn hóa phi vật thể thứ 15 của Việt Nam được ghi danh vào các Danh sách của UNESCO.
Tối 29/11/2022 (giờ Việt Nam), di sản Nghệ thuật làm gốm của người Chăm đã được UNESCO ghi danh vào Danh sách di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp.
Ngày 27/11, UBND huyện Ba Vì (Hà Nội) đã tổ chức lễ tưởng niệm ngày hóa Đức Thánh Tản Viên Sơn và khánh thành công trình tu bổ, tôn tạo Di tích lịch sử văn hóa Quốc gia đền Hạ.
Theo thông tin từ Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch, vào lúc 12 giờ 30 (10 giờ 30 giờ Việt Nam) ngày 26/11/2022 tại Kỳ họp thứ 9 của Ủy ban Chương trình Ký ức thế giới khu vực châu Á - Thái Bình Dương của UNESCO (MOWCAP) diễn ra ở Thành phố Andong (Hàn Quốc
Thầy giáo, cô giáo và học sinh DTTS mặc trang phục truyền thống đến trường đã trở thành hình ảnh quen thuộc tại tất cả các cấp học ở huyện miền núi Bình Liêu (tỉnh Quảng Ninh). Đây là cách làm riêng có của ngành giáo dục huyện Bình Liêu nhằm giáo dục cho học sinh yêu và giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc.