Cầu tự - tục lệ hình thành từ khao khát có con của những gia đình hiếm muộn thời xưa
(Ảnh: Zing) |
Cầu tự là tục lệ có từ rất lâu đời. Trong cuốn "Việt Nam phong tục" của Phan Kế Bính, tục này từ thời thượng cổ đã có, như vua Đế Cốc cầu tự ở đền Cao Môi mà sinh ra ông Hậu Tắc. Tục lệ này được cho là giải quyết vấn đề về niềm tin, có tác dụng như một liệu pháp tâm lý với những gia đình hiếm muộn.
Người xưa có nhiều cách để cầu tự, người thì uống thuốc cho bổ khí huyết, người thì đổ tại đất tuyệt đinh nên đến nhờ thầy địa lý tư vấn, người thì đi lễ bái, đến đình chùa cầu Phật, Thánh độ cho có con.
Thời xưa, vào tháng Giêng, tháng Hai, các vợ chồng hiếm muộn thường dắt nhau vào lễ chùa Hương Tích (ngày nay gọi là chùa Hương, ở huyện Mỹ Đức, Hà Nội) cầu tự. Trong chùa có một hang đá, thạch nhũ mọc lổn chổn hai bên, tục gọi là núi Cô, núi Cậu. Những người muốn cầu tự đem hương oản, quả lễ vào chùa, đem quà bánh đến chỗ hang thạch nhũ đó, coi hòn nào thích mắt thì xoa tay vào đầu mà khấn: "Cậu về ở với vợ chồng nhà tôi nhá". Ai nhiều con trai rồi mà muốn cầu con gái thì sang dãy núi Cô, cũng nói y như vậy.
Khấn xong lúc trở ra về, ăn thì thêm bát thêm đũa, đi đò thì trả thêm một suất cho người lái đò, làm như đã có một người đi theo vậy. Nếu ở nhà mà sau vợ có mang sinh con thì mỗi năm phải đem con về chùa tạ ơn Phật.
Cũng có người về lễ đền Kiếp Bạc (đền thờ ông Trần Hưng Đạo, thuộc tỉnh Hải Dương) cầu tự. Những người đến đây chủ yếu là sinh con khó nuôi, cho là có tiền oan nghiệp chướng, cho nên đến lễ bái trừ tà thì về sau đẻ con ra mới nuôi được.
Đền Kiếp Bạc (đền thờ ông Trần Hưng Đạo, thuộc tỉnh Hải Dương) |
Xét về tính khoa học của cầu tự, như đã nói ở trên, chưa hề có sử sách nào ghi lại. Thời xưa nhiều người cũng cho rằng sau khi lên chùa cầu tự, bụng dạ yên tâm, tinh thần thoải mái, nhờ vậy mà có thai sinh con. Nhiều người cũng hiểu nếu không có con hoặc sinh con mà khó nuôi thì là do người vợ hoặc người chồng hoặc cả hai có bệnh tật gì, hoặc đẻ con ra con sức khỏe yếu ớt, suy nhược nên khó nuôi là phải. Còn nếu người chỉ sinh con gái mà không sinh con trai, thì bởi một lý do đặc biệt nào đó chưa biết, chứ không có thần thánh nào chủ trương về việc sinh con đẻ cái.
Tất nhiên cũng có nhiều trường hợp sau khi cầu tự, có con thành công. Nhiều người đã ngoài 40 tuổi sau khi lên chùa khấn lễ lại có con, mà có khi người con ấy sau này còn ăn nên làm ra. Vì thế trong dân gian vẫn tin rằng cầu tự nhiều khi linh nghiệm.
Xét cho cùng, tục cầu tự cũng giống như câu nói "có bệnh thì vái tứ phương" của người Việt. Khi đã tìm mọi cách, ăn uống tẩm bổ, thay đổi chế độ sinh hoạt mà vẫn chưa thể có con, người ta sẽ tìm đến chốn tâm linh như một cách để hy vọng. Tục lệ này ít được nhắc đến trong sách vở, nhưng là tục lệ được hình thành từ khao khát có con của những cặp vợ chồng hiếm muộn. Và khao khát đó thì dù ở thời đại nào, cũng là chính đáng cả.
Xem thêm:
Mâm cúng lễ Vu Lan báo hiếu cần chuẩn bị những gì? Mâm cúng lễ Vu Lan báo hiếu cần chuẩn bị thành tâm, không nhất thiết phải mâm cao cỗ đầy nhưng phải thể hiện được ... |
Vì sao có tục rải muối gạo trong lễ cúng cô hồn rằm tháng 7? Rải muối gạo là nghi lễ không thể thiếu trong cúng cô hồn rằm tháng 7, với ý nghĩa bố thí chúng sinh, cho những ... |
Ngày Vu Lan 2019 là ngày nào? Ngày Vu Lan là ngày để những người con thể hiện đạo hiếu với đấng sinh thành. Đây cũng là ngày lễ chính thức của ... |
Bông hồng cài áo mùa Vu Lan: Nguồn gốc và ý nghĩa ít ai biết Hình ảnh bông hồng cài áo luôn gắn liền với mùa Vu Lan tháng 7 âm lịch. "Bông hồng cài áo" có nguồn gốc và ... |
Tục cúng cô hồn có từ bao giờ? Mâm cúng cô hồn gồm những gì? Tục cúng cô hồn xuất phát từ truyền thuyết tháng 7 âm lịch là tháng của người âm. Theo đó, các gia đình làm lễ ... |
Mùng 1 tháng cô hồn, người xưa kiêng kỵ gì? Người xưa quan niệm tháng 7 âm lịch là tháng của người âm, còn gọi là tháng cô hồn. Vì vậy mùng 1 tháng cô ... |
6 loại hoa dùng để cúng ngày lễ Vu lan Hoa huệ, hoa hồng, hoa ly, hoa lan, hoa cẩm chướng, hoa mẫu đơn là 6 loại hoa được chọn để dâng lễ cúng ngày ... |