Ý nghĩa hay của lễ xin dâu trong đám cưới của người Việt
Cô dâu trước khi về nhà chồng cần làm những thủ tục gì? Tại sao có tục mẹ cô dâu kiêng không đi đưa dâu? "Tóc thề" là mái tóc như thế nào? |
Đám cưới của người Việt có nhiều nghi lễ trang trọng, chia thành hai phần, đón dâu và xin dâu. Lễ xin dâu là lễ rất đơn giản.
Trước khi đón dâu, gia đình nhà trai cần cử 2 đại diện mang cơi trầu vào vào xin dâu tại nhà gái. Người đại diện của nhà trai thường là mẹ chú rể cùng một bác gái thân thiết của chú rể. Lễ vật cần thiết là trầu cau để bố mẹ cô dâu chấp nhận, mang lên thắp hương trên bàn thờ nhà gái.
Thông thường lễ xin dâu diễn ra ngay trước khi đón dâu, trong cùng một ngày. Sau khi lễ này hoàn tất, chú rể phải trở về nhà trước, không được đón dâu.
Lễ xin dâu mang nhiều ý nghĩa hay. (Ảnh minh họa) |
Tục xin dâu có nhiều ý nghĩa rất hay, chủ yếu để đảm bảo mọi sự trong đám cưới diễn ra tốt đẹp, thuận lợi. Người xưa quan niệm đám cưới diễn ra đầy đủ quy trình, mọi thứ hanh thông, vui vẻ cũng có nghĩa là cuộc sống đôi lứa của cô dâu và chú rể sau này cũng hạnh phúc.
Từ xưa đến nay đều coi lễ xin dâu là nghi lễ bắt buộc. Lễ này xuất phát từ sự cẩn thận trong khi tiến hành hôn lễ. Mặc dù hai gia đình đã quy ước với nhau từ trước về ngày giờ và thành phần đón dâu, nhưng vẫn cần có lễ xin dâu để đề phòng mọi bất trắc, mọi tin đồn thất thiệt.
Thời gian này chú rể và cha mẹ chú rể rất bận rộn không thể sang nhà gái, nên nhờ người đại diện sang báo trước như bộ phận "tiền trạm". Để trong trường hợp do thời tiết, hoặc do trở ngại giao thông, gần qua giờ quy ước mà đoàn đón dâu chưa đến, nhà gái biết để chủ động làm lễ gia tiên hoặc phái người sang nhà trai thăm dò.
Trường hợp hai gia đình cách nhau quá xa hoặc quá gần, hai gia đình có thể thoả thuận với nhau miễn là bớt lễ này, hoặc nhập lễ xin dâu và đón dâu làm một.
Cách nhập lễ xin dâu và đón dâu tiến hành như sau:
Khi đoàn đón dâu đến ngõ nhà gái, đoàn chỉnh đốn tư trang, sắp xếp lại ai đi trước, ai đi sau. Trong khi đó một cụ già đi đầu họ cùng với một người đội lễ (một mâm quả trong đựng trầu cau, rượu... ) vào trước, đặt lên bàn thờ, thắp hương vái rồi trở ra dẫn toàn đoàn vào làm lễ chính thức đón dâu. Lễ này phải tiến hành rất nhanh. Thông thường nhà gái vái chào xong, chủ động xin miễn lễ rồi một vị huynh trưởng cùng ra luôn để đón đoàn nhà trai vào.
Xem thêm:
Tại sao thời xưa lấy vợ lẽ không bị coi là trái thuần phong mỹ tục? Trong cuốn "Việt Nam phong tục", Phan Kế Bính giải thích lý do tại sao thời xưa đàn ông được phép lấy vợ lẽ mà ... |
7 điều cấm kỵ mà phụ nữ thời xưa phạm phải sẽ bị đuổi khỏi nhà chồng Thời phong kiến, phụ nữ nếu phạm phải 7 điều sau sẽ bị đuổi khỏi nhà chồng như không thể sinh con, không thờ phụng ... |
Vì sao có câu “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”? Các cụ ngày xưa đã từng dạy “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”. Giới trẻ hiện đại ngày nay liệu có còn tuân ... |
Vì sao ngày xưa gái nạ dòng không được lấy trai tơ? "Trai tơ lấy phải nạ dòng, như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu", câu ca dao đầy định kiến về chuyện trai tân lấy ... |