Không thể phủ nhận, hiện nay, hạ tầng phục vụ sản xuất, đời sống, kinh tế dân sinh ở các vùng nông thôn đã có sự phát triển vượt bậc. Tuy nhiên, như một tất yếu, đi cùng với sự phát triển đó là không ít những hệ lụy, rõ nhất là không gian kiến trúc, nếp sống bị thay đổi. Do vậy, trong phong trào xây dựng nông thôn mới (NTM), những nỗ lực để bảo tồn nét đẹp truyền thống, lưu giữ "hồn quê" ở nhiều địa phương có ý nghĩa đặc biệt quan trọng…
Xây dựng từ thời Nguyễn, đình Phượng Lịch ở xã Diễn Hoa, huyện Diễn Châu (Nghệ An) mang vẻ đẹp cổ kính, độc đáo.
Có thể nói ngoài hệ thống bia ký ở đền tháp, bên trong những làng đồng bào Chăm ở tỉnh Ninh Thuận từ lâu nay vẫn còn lưu giữ nguồn tư liệu vô cùng quý giá, đó là thư tịch cổ. Thế nhưng, chiều dài thời gian cùng những chuyển đổi trong đời sống sinh hoạt và biến động của thời tiết đã khiến cho thư tịch cổ có nguy cơ mất dần.
Mận tam hoa là một trong sản phẩm nông nghiệp nổi tiếng khi nhắc đến Bắc Hà. Những ngày này các vườn mận trên địa bàn huyện đang chín rộ, thu hút đông đảo du khách đến tham quan, hái mận.
Siêu thị Green Mart nằm giữa rừng cao su bạt ngàn của Công ty CP Cao su Chư Sê - Kampong Thom trở thành địa điểm mua sắm quen thuộc của bà con công nhân người Campuchia và người Việt xa quê. Đặc biệt, các món mắm Việt Nam tại đây rất đắt hàng.
Nhìn từ trên cao, những thửa ruộng bậc thang ở Hoàng Su Phì (tỉnh Hà Giang) rất đẹp. Nếu vào mùa lúa chín, Hoàng Su Phì đẹp với sắc vàng thì tới mùa nước đổ lại là sự xen lẫn giữa màu xanh non của lúa và ánh nước lóng lánh.
Hàng chục năm trước, Thành phố Hà Nội có nhiều làng nghề trồng dâu, nuôi tằm, dệt lụa. Tuy nhiên, với tốc độ đô thị hóa, công nghiệp hóa, nghề này dần mai một. Hiện, trên địa bàn Thành phố chỉ còn người dân xã Phùng Xá, huyện Mỹ Đức nỗ lực giữ gìn nghề truyền thống.
Một trong những điểm văn hóa tâm linh gắn liền với đời sống sinh hoạt lâu đời của người dân thôn Minh Hải và thôn Minh Đức, xã Minh Lộc (Hậu Lộc), đó là nghè Thánh Cả. Đây cũng là nơi chứng kiến những giai đoạn phát triển của làng quê này, nơi cội nguồn tổ tông lập làng, nơi mạch nguồn tiếp nối giữa quá khứ, hiện tại và tương lai.
Để bảo tồn và phát huy những tinh hoa của "Không gian văn hóa cồng chiêng Tây Nguyên", Trường Trung học Cơ sở Lý Thường Kiệt, xã Đắk N'Drung, huyện Đắk Song (Đắk Nông) đã mua một bộ chiêng phục vụ công tác giảng dạy cho học sinh với mong muốn gìn giữ và lưu truyền di sản văn hóa phi vật thể được UNESCO công nhận.
Tồn tại qua hàng trăm năm, đình Trung Cần ở xã Trung Phúc Cường (Nam Đàn) được đánh giá là một trong những công trình cổ có giá trị nghệ thuật đặc sắc.
Từ trong ngôi làng, tiếng trống vang lên sau những lần thẩm âm của các nghệ nhân Cơ Tu - công đoạn cuối cùng trước khi chiếc trống K’thu được xuất xưởng.
Nằm bên bờ sông Tô Lịch, cách trung tâm thành phố Hà Nội khoảng 8km, hơn 1.500 năm qua làng nghề kim hoàn Định Công trải qua những thăng trầm của lịch sử. Sau những giai đoạn tưởng chừng thất truyền, ngày nay vẫn còn lại một số ít nghệ nhân miệt mài mong giữ lại làng nghề của cha ông...
Mới đây, huyện Gia Lâm, Hà Nội đã tổ chức khai hội Lễ hội Gióng đền Phù Đổng năm 2022 và đón quyết định công nhận “Điểm du lịch Phù Đổng”.
Sau khi đánh bắt cá từ dưới khu vực ao chung lên, người dân ở xã Phương Sơn, huyện Lục Nam (Bắc Giang) chia và xếp từng mẻ cá nhỏ thành các suất đều nhau, đặt kín sân cho các gia đình đến nhận mang về.
Tháp đá cổ Cẩm Duệ có ba tầng, cao hơn 3m, được ghép từ những tấm đá nguyên khối và được đánh giá là một di tích kiến trúc nghệ thuật độc đáo, cầu kỳ, hiếm có “độc nhất vô nhị” trên địa bàn Hà Tĩnh.