Báo Tây: Người Việt "gửi" cho tổ tiên ô tô, iPhone và cả thiết bị phát wifi
Bát hương "khổng lồ" ở Phú Thọ: Thắp hương sao cho đúng? Lễ cưới của hoàng tử triều Nguyễn cầu kỳ đến mức nào? Lễ cưới của công chúa triều Nguyễn thời xưa diễn ra như thế nào? |
Nếu như việc đốt vàng mã cho tổ tiên, những vong hồn đã khuất được coi là tập tục từ bao đời nay của người Việt, thì trong mắt người nước ngoài, việc này khá kỳ lạ và gợi nhiều sự tò mò. Mới đây, tờ 1843Magazine đã có bài viết về tục lệ này dựa trên trải nghiệm thực tế của nhà báo Joshua Zukas và bày tỏ sự bất ngờ trước "cơn khát" đồ công nghệ hiện đại cho các vong hồn ở Việt Nam.
Tục lệ đốt vàng mã cho người đã khuất lên báo Tây. |
Bây giờ là 8 giờ tối tại khu phố cổ của Hà Nội, Trần Thu Hiền – một chủ cửa hàng kinh doanh đặt tờ 100 đô la vàng mã cuối cùng vào đống lửa đang cháy bên đường. Tôi đã thấy cô ấy đốt hàng nghìn đô la, nhưng như vậy vẫn chưa đủ. Số vàng mã đốt cho vong linh còn có một chiếc đồng hồ, một cặp kính hàng hiệu, một bao xì gà và một chiếc iPhone X. Cuối cùng, Hiền lấy chiếc xe ô tô Toyota Camry.màu đen. Chiếc xe lớn hơn nên cần được đốt cuối cùng. Khói phả ra cuồn cuộn từ đống lửa đốt vàng mã, song chỉ vài người ngó nghiêng còn phần đông đều không chú ý mấy.
Hiền, 38 tuổi, cho hay, việc đốt vàng mã như một cách để bảo đảm công việc kinh doanh được thuận lợi. Ngày tôi gặp Hiền là ngày 15/8, đúng vào ngày rằm tháng 7 âm lịch mà người Việt gọi là ngày Xá tội vong nhân.
Nhiều người Việt thường đốt vàng mã cho tổ tiên quanh năm, song vào dịp rằm tháng 7 - ngày xá tội vong nhân thì nghi lễ này diễn ra rầm rộ hơn. Người Việt quan niệm rằng tháng 7, cửa địa ngục được mở, các vong hồn được lên hạ giới và người trần sẽ đốt vàng mã dành cho những vong hồn đó.
Tuy nhiên, những vong hồn ở Việt Nam đang ngày càng trở nên "đòi hỏi" và nghi lễ đốt vàng mã trở nên kỹ lưỡng hơn bao giờ hết, với nhiều đồ vàng mã cập nhật xu hướng, công nghệ hiện đại hơn.
"Sau khi chết, các vong hồn cũng cần những thứ họ đã có khi còn sống", Hiền giải thích về tục lệ đốt vàng mã cho người âm. "Cũng giống như người sống, những người qua đời gần đây cũng muốn có iPhones và ô tô".
Ở Việt Nam, nghề làm đồ vàng mã khá phát triển, có nhiều làng nghề, nhiều gia đình "ăn nên làm ra" cũng nhờ công việc này. Trước lễ Xá tội vong nhân, tôi đến thăm thôn Đạo Tú (xã Song Hồ, huyện Thuận Thành, tỉnh Bắc Ninh) - nơi chuyên sản xuất và cung cấp đồ vàng mã. Ở đây, gia đình nào cũng làm nghề vàng mã nên mọi hoạt động diễn ra hối hả, các nhà cung cấp đang cố gắng đẩy nhanh tiến độ làm việc để bắt kịp nhu cầu mua vàng mã của người dân.
Đồ vàng mã dành cho vong hồn rất đa dạng, từ máy giặt, ti vi, điều hòa, đến cả dàn hát karaoke. Tất cả đều được làm bằng bìa giấy, trang trí đẹp mắt và chất đống trên đường để chờ đem đi giao. Hàng ngày, xe máy chở máy tính xách tay, iPad và sạc pin đi xuyên qua làng.
Tôi nhặt một hộp hình trụ trắng và thấy logo của Viettel, một trong những nhà cung cấp internet được ưa chuộng nhất ở Việt Nam. Hình trụ trắng đó là thiết bị phát wifi, cung cấp đường truyền Internet để các vong hồn có thể truy cập với điện thoại thông minh. Tất nhiên tất cả đều là đồ vàng mã.
Trở lại khu phố cổ của Hà Nội, tôi gặp ông Trần Quốc Việt, 68 tuổi, cũng đang đốt vàng mã cho tổ tiên.
Trời bắt đầu mưa, nhưng điều đó không làm ảnh hưởng đến nghi lễ mà nhiều người Việt như chị Hiền, ông Việt đang thực hiện. Ông Việt lấy và mở một gói gồm nữ trang vàng bạc giả. "Đây là dành cho cô tôi", người đàn ông này nói trong khi cầm chiếc vương miện bằng bìa.
"Cô ấy muốn trở thành một ca sĩ nổi tiếng. Tôi đốt những thứ này với hy vọng nó sẽ giúp cô ấy ở thế giới bên kia". Theo một số người Việt, người chết không chỉ đòi hỏi vật chất mà còn có những giấc mơ chưa thành hiện thực.
Xem thêm:
Tập tục xưa trong Tết Trung thu: 3 ngày làm cỗ cúng gia tiên, tối đến bày cỗ thưởng nguyệt Trong "Việt Nam phong tục" của Phan Kế Bính có ghi lại một số tập tục của người Việt thời xưa trong Tết Trung thu. ... |
Cầu tự - tục lệ hình thành từ khao khát có con của những gia đình hiếm muộn thời xưa Không rõ tục cầu tự có từ khi nào, chỉ biết từ thời thượng cổ đã có những nhà hiếm muộn đi đền chùa lễ ... |
24 điều kiêng kỵ từ xa xưa của người Việt vẫn còn phổ biến ngày nay Trong cuốn "Việt Nam phong tục", Phan Kế Bính liệt kê những điều kiêng kỵ của người Việt, một số điều vẫn còn được áp ... |
Vì sao thời xưa có tục mẹ tặng con gái đi lấy chồng một chiếc trâm hay bảy chiếc kim? Thời xưa, trước khi con gái đi lấy chồng, người mẹ luôn tặng con một gói quà, trong đó có một chiếc trâm hay bảy chiếc ... |