Bị Anh, Pháp, Đức lên án, Triều Tiên đáp trả cứng rắn
Triều Tiên thử 'bệ phóng tên lửa siêu khủng': KCNA Sau bắn tên lửa, Triều Tiên hợp tác quân sự với Trung Quốc Triều Tiên liên tục phóng tên lửa mới, vì sao Tổng thống Trump phớt lờ? |
Ảnh được cung cấp vào Chủ nhật, ngày 25/8, bởi chính phủ Triều Tiên, cho thấy vụ bắn thử tên lửa không xác định tại một địa điểm không được tiết lộ. Nguồn: KCNA |
Cơ quan Thông tấn Trung ương Triều Tiên (KCNA) đã đưa tin một tuyên bố đáp lại tuyên bố chung hôm 26/8 từ ba đồng minh quan trọng của Mỹ lên án Pyongyang liên tục phóng thử tên lửa đạn đạo.
Các nước châu Âu cáo buộc Triều Tiên vi phạm lệnh trừng phạt của Mỹ và kêu gọi nhà lãnh đạo Kim Jong Un cùng ngồi lại với Mỹ để đàm phán phi hạt nhân hóa, mà theo họ là cách duy nhất để đảm bảo an ninh và ổn định trên bán đảo Triều Tiên và trong khu vực.
Tuyên bố của Triều Tiên nhận định vấn đề bảo vệ an ninh quốc gia đã trở nên quan trọng hơn sau khi chứng kiến tình hình bất ổn trên thế giới. Đồng thời bác bỏ các nghị quyết của Liên Hiệp Quốc, nói rằng chúng chà đạp các quyền tự vệ và tồn tại của quốc gia có chủ quyền, và theo đó, Triều Tiên chưa bao giờ thừa nhận chúng.
Nhấn mạnh tầm quan trọng của việc có thể bảo vệ an ninh quốc gia, tuyên bố trích dẫn tình hình quốc tế hiện tại, nơi mà kẻ yếu khó có thể được giúp đỡ bởi bất cứ ai, mặc dù bị kẻ mạnh tấn công.
Họ nói rằng Vương quốc Anh, Pháp và Đức không có quyền chỉ trích bất kỳ bên nào vì chính những nước này đã bán thiết bị quân sự cho Hàn Quốc, mặc dù vẫn luôn nói mong muốn hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên.
Tuyên bố cũng cho rằng châu Âu đang “cãi vã vô lý với chúng tôi về các biện pháp phát triển vũ khí thông thường trong khi cố tình quay mặt đi các cuộc tập trận quân sự và giới thiệu vũ khí gây chết người mới nhất ở Hàn Quốc.”
Triều Tiên muốn có quan hệ tốt đẹp với các nước châu Âu, và ba nước Anh, Pháp và Đức nên bỏ lối suy nghĩ cứng nhắc và định kiến của họ và giúp giảm căng thẳng và đảm bảo hòa bình trên bán đảo Triều Tiên, tuyên bố nhấn mạnh.
Trong tuyên bố của mình, 3 nước châu Âu cho rằng các lệnh trừng phạt quốc tế phải được giữ nguyên và được thực thi đầy đủ và nghiêm ngặt cho đến khi các chương trình tên lửa đạn đạo và hạt nhân của Triều Tiên bị hủy bỏ.
AP trích lời nhiều nhà ngoại giao và các nhà phân tích tin rằng 11 lệnh trừng phạt của LHQ ngày càng cứng rắn hơn, giáng đòn mạnh vào xuất khẩu và nhập khẩu của Triều Tiên, đã giúp quan hệ giữa Triều Tiên và Hàn Quốc “tan băng”, và khiến hai hội nghị thượng đỉnh giữa Tổng thống Mỹ Donald Trump và nhà lãnh đạo Kim Jong Un thành hiện thực.
Nhưng các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Triều Tiên lâm vào tình trạng bế tắc kể từ khi hội nghị thượng đỉnh Trump-Kim lần thứ hai diễn ra vào tháng 2 đã bị đổ bể vì những gì phía Mỹ mô tả là yêu cầu quá mức của Triều Tiên – bỏ toàn bộ các biện pháp trừng phạt để đổi lấy chỉ một phần chương trình hạt nhân được hủy bỏ.
AP nhận định, tuyên bố của các đồng minh Mỹ không được chính nước Mỹ hoặc các thành viên khác của Hội đồng Bảo an 15 quốc gia hưởng ứng và nó cũng mâu thuẫn với những bình luận của Trump khi xem nhẹ các vụ thử tên lửa gần đây của Triều Tiên./.
Xem thêm
Triều Tiên bắn tiếp hai tên lửa, căng thẳng leo thang Quân đội Hàn Quốc cho biết, ngày 24/8, Triều Tiên đã hai lần bắn các tên lửa không xác định vào Biển Nhật Bản, làm ... |
Triều Tiên cảnh báo Hàn Quốc sẽ phải “trả giá đắt” vì tập trận chung với Mỹ Hôm 8/8, Triều Tiên đã đưa ra lời cảnh báo với Hàn Quốc sẽ phải "trả giá đắt" cho những căng thẳng leo thang trên ... |
Ông Trump bình thản khi Triều Tiên "quá tam ba bận" phóng tên lửa Tổng thống Mỹ Donald Trump hôm 1/8 vẫn tuyên bố sẵn sàng đàm phán với Triều Tiên, ngay cả khi nước này đã tiến hành ... |
Mỹ, Hàn thận trọng phân tích tên lửa Triều Tiên vừa phóng “Triều Tiên đã phóng một vật thể bay chưa xác định vào 5h34 sáng và một vật thể bay khác vào 5h57 sáng", thông báo ... |