Sau bắn tên lửa, Triều Tiên hợp tác quân sự với Trung Quốc
Quân đội Trung Quốc và Triều Tiên trong cuộc diễu hành. Nguồn: Reuters / Wang Zhao / Danish Siddiqui |
Vài ngày sau khi Triều Tiên thực hiện các vụ thử tên lửa mới, một phái đoàn từ Bình Nhưỡng đã gặp gỡ các quan chức Trung Quốc tại Bắc Kinh. Dẫn đầu đoàn là Kim Su-gil, Tổng cục trưởng Tổng cục Chính trị Quân đội Nhân dân Triều Tiên.
Theo các phương tiện truyền thông trích dẫn sau cuộc họp, vị tướng người Trung Quốc đã nói chuyện với ông Kim, báo hiệu rằng hai bên đang tìm cách tăng cường mối quan hệ quân sự hơn nữa.
“Quân đội Trung Quốc đã sẵn sàng hợp tác với Triều Tiên để thực hiện sự đồng thuận quan trọng, đã đạt được bởi các nhà lãnh đạo của các quốc gia chúng ta,” Ông Trương Hựu Hiệp (Zhang Youxia), phó chủ tịch Ủy ban Quân sự Trung ương Trung Quốc, cho biết.
Ông cũng đảm bảo Bắc Kinh đã sẵn sàng đóng góp cho hòa bình và ổn định trong khu vực cùng với Bình Nhưỡng. Đáp lại, ông Kim cũng nhấn mạnh Triều Tiên rất mong muốn mở rộng quan hệ quân sự và trao đổi kinh nghiệm với người hàng xóm Trung Quốc.
Vào tháng 6, Chủ tịch Tập Cận Bình đã trở thành nhà lãnh đạo Trung Quốc đầu tiên đến thăm Triều Tiên sau 14 năm. Cuộc hội đàm của ông với ông Kim Jong-un đã tạo ra một động lực mới cho mối quan hệ giữa hai đồng minh lịch sử, vốn đã trở nên phức tạp trong những năm gần đây với các vụ thử hạt nhân không ngừng của Bình Nhưỡng.
Bắc Kinh và Bình Nhưỡng, ràng buộc bởi một hiệp ước năm 1961 cam kết họ sẽ viện trợ nước kia trong trường hợp bị tấn công, cùng có các đối thủ địa chính trị chung, như Nhật Bản và Hàn Quốc. Đáng chú ý, cả hai cũng quan tâm đến các hoạt động của Mỹ trong khu vực.
Triều Tiên hôm 16/8 đã nhắc nhở Seoul và Washington, họ sẽ không nhẫn nhịn các cuộc tập trận quân sự chung giữa hai nước.
Mặc dù Tổng thống Mỹ Donald Trump thường tỏ ra lạc quan về các cuộc đàm phán phi hạt nhân hóa, Triều Tiên luôn nhấn mạnh sẽ không còn cuộc đàm phán nào nữa trừ khi các cuộc tập trận chung dừng lại, chỉ trích Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in không biết xấu hổ khi đề cập đến 'các cuộc đàm phán' giữa hai miền Bắc và Nam trong lúc lên kế hoạch và diễn tập các kịch bản chiến tranh để tiêu diệt hầu hết quân đội của Triều Tiên trong 90 ngày.
Trung Quốc thường xuyên khó chịu khi Mỹ gửi tàu chiến và máy bay của mình tới Biển Đông, gọi việc tuần tra hàng hải là vi phạm chủ quyền. Danh sách các vấn đề gây tranh cãi cũng bao gồm việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan, lên tiếng ủng hộ những người biểu tình chống chính phủ ở Hồng Kông.
Đầu tháng này, Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo đã cáo buộc Bắc Kinh nỗ lực “vẽ lại Thái Bình Dương bằng những hình ảnh độc đoán”, và Trung Quốc đã đáp trả, gọi những cáo buộc của ông Pompeo nhằm bôi nhọ chính phủ nươc nước và gieo rắc sự bất hòa trong khu vực./.
Xem thêm
Triều Tiên phóng tiếp 2 tên lửa, tuyên bố không đàm phán với Hàn Quốc Triều Tiên cho biết hôm 16/8 rằng Bình Nhưỡng không có ý định đàm phán với Hàn Quốc một lần nữa, gọi đó là hy ... |
Triều Tiên thông báo đã thử nghiệm một loại vũ khí mới vào ngày 10/8 KCNA không nêu cụ thể tên gọi của loại vũ khí mới song cho biết mẫu vũ khí mới được chế tạo phù hợp với ... |
Triều Tiên bị trừng phạt, nền kinh tế các tỉnh biên giới Trung - Triều lao đao Dọc theo đường biên giới giữa Trung Quốc và Triều Tiên, nỗi lo của những người dân Trung Quốc không phải là thứ mơ hồ ... |
Triều Tiên mất hàng trăm triệu USD mỗi năm vì các lệnh trừng phạt mới TĐO - Nguồn tin ngoại giao hôm 28/11 cho hay: Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc (HĐBA LHQ) sẽ bỏ phiếu thông qua các ... |