Phó Thủ tướng Chính phủ Trương Hoà Bình: Làm rõ việc Big C phân biệt đối xử hàng Việt
Bộ Công thương vào cuộc, Big C liền mở lại đơn hàng cho các nhà cung cấp Những vụ lùm xùm đầy tai tiếng của siêu thị Big C tại Việt Nam Siêu thị Big C của Thái Lan ra đời khi nào, do ai sở hữu? |
Ngày 4/7, Chính phủ họp phiên thường kỳ tháng 6 trực tuyến với 63 tỉnh, thành nhằm đánh giá tình hình kinh tế - xã hội sau nửa chặng đường của năm 2019 và thảo luận các biện pháp trong thời gian tới.
Kết luận tại hội nghị, Phó Thủ tướng thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình đề cập tới vụ việc hệ thống siêu thị Big C hôm 2/7 đột ngột thông báo tạm dừng nhập hàng may mặc từ các nhà cung ứng Việt Nam, đồng thời cho biết ông đã từng nghe những cảnh báo về tình trạng này trong quá khứ.
Nhấn mạnh tới vụ việc đang gây xôn xao dư luận này, Phó Thủ tướng Trương Hoà Bình cho biết Chính phủ đã chỉ đạo Bộ Công thương kiểm tra liệu có tình trạng phân biệt đối xử với hàng hóa Việt Nam ngay trên lãnh thổ không?
"Tôi đề nghị Bộ Công thương kiểm tra làm rõ xem có việc phân biệt đối xử với hàng hóa Việt Nam ngay trên lãnh thổ của mình không. Đây là vấn đề đã được dư luận cảnh báo từ trước" - Phó Thủ tướng cho hay.
Cũng trong chiều cùng ngày, tại cuộc họp báo thường kỳ Bộ Công Thương, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Bộ vừa có cuộc làm việc với đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Tập đoàn Central Group - đơn vị đang nắm quyền sở hữu hệ thống siêu thị Big C.
Phó Thủ tướng Thường trực Chính phủ Trương Hoà Bình |
Sau buổi làm việc, Central Group đã cam kết lập tức mở lại đơn hàng cho 50/200 nhà cung cấp hàng may mặc Việt Nam trong ngày 4/7. Số còn lại sẽ được mở lại dần trong vòng 15 ngày tới.
Trong thông báo gửi các nhà cung cấp hôm 2/7, Central Group Việt Nam cho biết, tất cả vấn đề phát sinh trước 2/7 sẽ được tiếp tục giải quyết theo quy định của hợp đồng hợp tác thương mại hai bên đã ký.
Chiều 3/7, khi thông báo của Big C có hiệu lực, nhiều người lao động và đại diện doanh nghiệp dệt may đã đến văn phòng làm việc của Central Group ở TP. HCM để tìm hiểu rõ nguyên nhân sau khi nhận thông báo dừng đơn hàng.
Cuối giờ chiều cùng ngày, Central Group ra thông cáo giải thích động thái nằm trong quá trình xem xét lại danh mục hàng hóa và tính khả thi từ nhà cung cấp nhằm đem đến các sản phẩm Việt Nam chất lượng cao nhất.
Trước khi vướng vào tranh cãi vì ngừng nhập hàng may mặc Việt Nam, Big C từng nhiều lần khiến dư luận xôn xao với hàng loạt vụ lùm xùm khác như bán thịt lợn nghi nhiễm sán lợn gạo, bán thịt bê có giòi, dán cờ Trung Quốc lên sản phẩm Việt Nam, cho thuê mặt bằng kinh doanh hàng giả, hàng kém chất lượng...
Big C không có quyền từ chối nhập hàng Việt Nam? Theo ông Vũ Vinh Phú - Chủ tịch Hiệp hội Siêu thị Việt Nam, căn cứ Luật Cạnh tranh, Big C không có quyền từ ... |
Siêu thị Big C "đuổi khéo" hàng Việt? Big C đột ngột dừng nhập sản phẩm may mặc của đối tác Việt khiến nhiều người đặt nghi vấn về chính sách với hàng ... |
Siêu thị Big C Vinh xem thường người tiêu dùng và "qua mặt" cơ quan quản lý thị trường? TĐO - Siêu thị Big C Vinh, tỉnh Nghệ An liên tiếp bày bán táo dán nhãn mác Mỹ, New Zealand nhưng người tiêu dùng ... |
Siêu thị Big C Vinh dán nhãn táo Mỹ nhưng không truy xuất được nguồn gốc TĐO - Tâm lý của đại đa số người tiêu dùng (NTD) chọn mua hàng ở siêu thị vì tin tưởng vào giá cả và ... |
Từ 2017, thương hiệu Big C sẽ không tồn tại ở Việt Nam TĐO – Từ năm 2017, thương hiệu Big C sẽ không tồn tại ở Việt Nam nữa bởi nó sẽ được đổi tên. |
Big C đòi chiết khấu cao khiến DN rút hàng: Bước đệm cho hàng Thái tràn vào? Big C đòi tăng chiết khấu thêm 4,25%-5,5%, lên mức 17%-25%, nhiều doanh nghiệp thủy sản buộc phải ngưng hợp đồng. |