Bộ Công thương vào cuộc, Big C liền mở lại đơn hàng cho các nhà cung cấp
Điểm mặt những vụ lùm xùm đầy tai tiếng của Big C Siêu thị Big C của Thái Lan ra đời khi nào, do ai sở hữu? Big C không có quyền từ chối nhập hàng Việt Nam? |
Trả lời họp báo thường kỳ ngày 4/7, Thứ trưởng Bộ Công thương Đỗ Thắng Hải cho biết: Trong sáng nay (4/7), Bộ Công Thương đã có buổi làm việc với đại diện Tập đoàn Central Group - doanh nghiệp đang sở hữu hệ thống siêu thị Big C.
Tham dự buổi làm việc, có đại diện Bộ Công Thương, Tổng Giám đốc Tập đoàn Central Group Việt Nam, các cán bộ chủ chốt của Tập đoàn (trong đó có Big C), đại diện Hiệp hội Dệt may Việt Nam và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Vương quốc Thái Lan tại Việt Nam…
Tại buổi làm việc này, đại diện Central Group cho biết hệ thống Big C "tạm dừng" mua hàng của một số doanh nghiệp Việt Nam để xác lập lại hệ thống cửa hàng nhằm phục vụ cho chiến lược mới cho ngành hàng may mặc tại thị trường Việt Nam.
Đại diện Central Group khẳng định đã gửi thư cho từng nhà cung ứng và việc dừng mua hàng này chỉ là tạm thời.
"Big C Việt Nam cam kết ngay trong ngày hôm nay (4/7) sẽ mở đơn hàng cho 50 trên tổng số 200 nhà cung cấp sản phẩm dệt may cho Big C Việt Nam. Họ cũng khẳng định, trong vòng 2 tuần tới sẽ tiếp tục mở thêm 100 đơn hàng sản phẩm may mặc cho các nhà cung cấp" - Thứ trưởng Đỗ Thắng Hải cho hay.
Đại diện Bộ Công thương trả lời họp báo ngày 4/7. Ảnh: VGP. |
Theo Thứ trưởng Hải, đại diện Central Group cũng phản ánh việc một số DN may mặc của Việt Nam chưa đáp ứng được quy định và cam kết theo hợp đồng đã ký. Central Group khẳng định luôn thực hiện đúng cam kết đã ký trong hợp đồng với các nhà cung cấp Việt Nam cũng như quy định pháp luật Việt Nam.
Khi được hỏi quan điểm của Bộ Công thương về vụ việc, ông Đỗ Thắng Hải cho biết: Sự việc giữa Big C với 200 nhà cung cấp hàng may mặc phải được giải quyết trên cơ sở hợp đồng đã ký với các nhà cung cấp và phải tuân thủ các quy định khác của pháp luật Việt Nam, như những quy định về đảm bảo quyền lợi người tiêu dùng, về cạnh tranh…
"Quan điểm của chúng tôi là tạo điều kiện cho các nhà đầu tư nước ngoài nhưng cũng bảo vệ quyền lợi cho các doanh nghiệp Việt Nam cũng như quyền lợi người tiêu dùng" - Thứ trưởng Hải nhấn mạnh.
Đặc biệt, tại buổi làm việc sáng nay, Tập đoàn Central Group và Hiệp hội Dệt may Việt Nam đã ký kết biên bản nguyên tắc hợp tác giữa 2 bên. Theo đó, khi DN có những vấn đề tương tự thì Hiệp hội sẽ đại diện giải quyết để phục vụ lợi ích hội viên của mình, còn các cơ quan quản lý Nhà nước như Bộ Công Thương sẽ sát sao tham gia với vai trò hỗ trợ để tạo ra môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh bình đẳng.
"Nếu có bất cứ vấn đề gì về việc tiêu thụ sản phẩm dệt may, Hiệp hội Dệt may Việt Nam sẽ là cơ quan đầu tiên đứng ra giải quyết nhằm bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong Hiệp hội và người tiêu dùng Việt Nam" - đại diện Bộ Công thương khẳng định.
Siêu thị Big C "đuổi khéo" hàng Việt? Big C đột ngột dừng nhập sản phẩm may mặc của đối tác Việt khiến nhiều người đặt nghi vấn về chính sách với hàng ... |
Siêu thị Big C Vinh xem thường người tiêu dùng và "qua mặt" cơ quan quản lý thị trường? TĐO - Siêu thị Big C Vinh, tỉnh Nghệ An liên tiếp bày bán táo dán nhãn mác Mỹ, New Zealand nhưng người tiêu dùng ... |
Siêu thị Big C Vinh dán nhãn táo Mỹ nhưng không truy xuất được nguồn gốc TĐO - Tâm lý của đại đa số người tiêu dùng (NTD) chọn mua hàng ở siêu thị vì tin tưởng vào giá cả và ... |
Từ 2017, thương hiệu Big C sẽ không tồn tại ở Việt Nam TĐO – Từ năm 2017, thương hiệu Big C sẽ không tồn tại ở Việt Nam nữa bởi nó sẽ được đổi tên. |
Big C đòi chiết khấu cao khiến DN rút hàng: Bước đệm cho hàng Thái tràn vào? Big C đòi tăng chiết khấu thêm 4,25%-5,5%, lên mức 17%-25%, nhiều doanh nghiệp thủy sản buộc phải ngưng hợp đồng. |
Big C Việt Nam đã về tay tập đoàn bán lẻ Thái Lan Tập đoàn Casino của Pháp đã chốt giá bán lại Big C Việt Nam cho hãng bán lẻ Thái Lan Central Group với giá gần ... |