Iron Dome Mỹ diệt 100% tên lửa hành trình giả định
Cuộc bắn thử được thực hiện với sự phối hợp giữa Lục quân Mỹ cùng Tổ chức Phòng thủ Tên lửa Israel (IMDO). Theo kịch bản, hệ thống Iron Dome sẽ phải đối phó với cuộc tấn công đồng thời bằng 8 quả tên lửa hành trình giả định.
Theo Lục quân Mỹ, ngay khi những tên lửa tấn công lọt vào tầm tác xạ, radar của Iron Dome đã phát hiện và khóa mục tiêu. Sau đó tên lửa được phóng đi.
"Tất cả đều diễn ra rất hoàn hảo khi toàn bộ 8 tên lửa tấn công đều bị đánh chặn ở khoảng cách an toàn, cuộc thử nghiệm đã thành công tốt đẹp" - Lục quân Mỹ cho biết.
Hệ thống Iron Dome của Mỹ. Nguồn: Internet |
Tuy nhiên, theo Drive, việc Iron Dome hay bất kỳ hệ thống tên lửa nào có thể đánh chặn thành công trong thử nghiệm không đủ để chứng minh rằng chúng đáng tin cậy khi thực chiến. Điều này đã được kiểm chứng trong cuộc xung đột giữa Israel và Phong trào Hamas hồi tháng 5/2021.
Cụ thể, báo Mỹ dẫn lời của phát ngôn của Lữ đoàn Izz ad-Din al-Qassam của Hamas, Abu Obeida cho biết, các tay súng chiến binh của lực lượng này đã tìm được chiến thuật phóng rocket mới khiến những hệ thống đánh chặn Iron Dome thành vô hại.
Chiến thuật phóng mới được Hamas phát hiện chỉ đơn giản là mỗi đợt phóng, lực lượng này sẽ đồng loạt khai hỏa hàng chục đạn chứ không phải bắn từng quả đơn lẻ như trước đây vẫn được áp dụng. Với cách phóng mới này, hệ thống đánh chặn Iron Dome sẽ không kịp phản ứng và tung ra đòn đáp trả.
Phong trào Hamas ở Palestine đã phóng khoảng 1.500 quả pháo phản lực (rocket) từ ngày 10/5 đến 13/5, trong đó 1.050 quả bay vào lãnh thổ Israel và khoảng 350 quả gặp sự cố khi phóng. Iron Dome đã đánh chặn hàng trăm quả rocket, nhưng số lượng bị đánh chặn ít hơn nhiều số đạn dội vào các mục tiêu tại Israel.