Tại sao thời xưa lấy vợ lẽ không bị coi là trái thuần phong mỹ tục?
Thời xưa, đàn ông ở những gia đình giàu có thường lấy vợ lẽ. Người phụ nữ chịu làm vợ lẽ có thể do vì xuất thân nghèo hèn hoặc sa cơ thất thế, cũng có thể vì tham giàu sang phú quý, lý do khác nữa là vì tuổi trẻ góa chồng, chưa có con. Thông thường con gái gia đình tử tế, danh giá, ít ai chịu phận làm vợ lẽ.
Ngày nay, rất dễ để nhận thấy tục lấy vợ lẽ là tục trái với lối sống văn minh, làm cho phụ nữ mất tự do, mất bình đẳng. Gia đình có vợ cả, vợ hai, vợ ba... cũng chẳng thể sống yên ấm, hòa thuận. Nếu có thì cũng chỉ là lớp vỏ bọc bên ngoài mà cả người vợ cả và vợ lẽ đều phải nhẫn nhịn để tạo ra. Người chồng cũng chẳng hề sung sướng, trái lại còn luôn ở trong tình thế khó nghĩ, bênh vợ cả thì vợ lẽ oán, bênh vợ lẽ thì vợ cả giận. Thế nên trong nhà thường xảy ra lục đục, không khí cũng giảm bớt đi sự vui vẻ, sum vầy.
Tục lấy vợ lẽ phổ biến thời xưa chủ yếu vì liên quan đến vấn đề thừa tự. |
Dù có nhiều nhược điểm là thế, nhưng thời xưa, đàn ông Việt lấy vợ lẽ là điều đương nhiên. Lấy vợ lẽ cũng không trái với thuần phong mỹ tục bởi một lý do gần như là duy nhất. Đó là vấn đề thừa tự. Người xưa quan niệm việc có con nối dõi tông đường là việc cực kỳ quan trọng. Thậm chí còn có suy nghĩ, nhà nào không có con trai là do nhà đó ăn ở thất đức.
Vì việc thừa tự được coi trọng hơn cả, nên nếu người vợ cả không thể có con, mà người chồng không chịu lấy vợ lẽ nghĩa là không nghĩ đến việc thừa tự. Người đàn ông đó bị quy vào tội bất hiếu. Ngoài ra một lý do thứ yếu khác, là bởi thời xưa có quá nhiều phụ nữ nghèo khó, vất vả. Cho những người phụ nữ ấy một thân phận làm lẽ cũng là giúp họ có chỗ nương tựa.
Dù tục lấy vợ lẽ khá phổ biến thời xưa, nhưng người xưa cũng khuyên răn trường hợp nào nên lấy vợ lẽ, trường hợp nào không nên. Người đàn ông phải lượng sức mình, nếu có thể làm chỗ dựa cả đời, có thể chăm sóc đủ đầy cho vợ lẽ và đàn con của vợ lẽ thì hãy nên lấy. Nếu rước người ta về làm lẽ mà để cho người ta sống khổ sống sở, đàn con nheo nhóc, ốm đau thì đừng. Người đàn ông nếu có đủ tự tin sẽ giữ được hòa khí gia đình, cân bằng được cả hai mối quan hệ với vợ cả và vợ lẽ thì lấy vợ lẽ chẳng vấn đề gì. Nhưng nếu là người chồng vô tâm, vô trách nhiệm, góp phần làm tăng sự xung khắc giữa vợ cả vợ lẽ, sinh ra tan cửa nát nhà thì tuyệt đối đừng nghĩ đến chuyện lấy vợ lẽ.
Khi lấy rồi thì cũng phải coi người ta là một người vợ khác của mình. Người xưa luôn dạy, đừng coi vợ lẽ là kẻ sai khiến của nhà mình, đừng để cho vợ lẽ đê tiện, mà cũng đừng để cho vợ cả mất lòng.
Bản thân người vợ lẽ ở với chồng, ở với vợ cả cũng phải giữ hai chữ "kính thuận", trên thuận dưới hòa để cả gia đình ai ai cũng vui vẻ, cùng nhau xây dựng một cuộc sống bình an, hạnh phúc. Trong khi đó, người vợ cả khi đối xử với vợ lẽ cần bao dung, độ lượng, đừng giữ thói ghen tuông mà mang tiếng nhỏ nhen, bị người đời chê cười.
Xem thêm:
Vợ chồng thời xưa xưng hô với nhau như thế nào? Vợ chồng thời xưa có cách xưng hô hoàn toàn khác so với ngày nay. Các cặp vợ chồng ở gia đình quyền quý gọi ... |
7 điều cấm kỵ mà phụ nữ thời xưa phạm phải sẽ bị đuổi khỏi nhà chồng Thời phong kiến, phụ nữ nếu phạm phải 7 điều sau sẽ bị đuổi khỏi nhà chồng như không thể sinh con, không thờ phụng ... |
Vì sao có câu “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”? Các cụ ngày xưa đã từng dạy “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”. Giới trẻ hiện đại ngày nay liệu có còn tuân ... |
Vì sao ngày xưa gái nạ dòng không được lấy trai tơ? "Trai tơ lấy phải nạ dòng, như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu", câu ca dao đầy định kiến về chuyện trai tân lấy ... |