"Tóc thề" là mái tóc như thế nào?
Vì sao ngày xưa gái nạ dòng không được lấy trai tơ? Dân tộc nào có tục lệ chú rể không đi đón cô dâu trong ngày cưới? Dân tộc nào có họ tên là các loài động thực vật? |
"Tóc thề" là gì?
Trong Truyện Kiều, khi nàng Thúy Kiều cắt tóc, thề nguyện cùng Kim Trọng, có câu: "Tiên thề cùng thảo một trang/ Tóc mây một món, dao vàng chia hai". Hình ảnh tóc thề có lẽ vì xuất hiện trong câu thơ trên mà thường khiến người ta gợi nhớ đến lời thề hẹn ước của đôi lứa yêu nhau. Chàng Kim Trọng khi ấy nhận lọn tóc nhỏ kia cũng coi như là đã nhận "trái tim" của nàng Thúy Kiều, nguyện nhớ mãi lời hẹn ước, thủy chung son sắt đến ngày gặp lại. Còn Thúy Kiều cắt "tóc thề" cũng như đã trao thân gửi phận cho người mình yêu dấu.
Ngoài ra, cũng có người khi nhắc đến tóc thề liền tưởng tượng ra một cô gái dịu dàng duyên dáng, vẫn còn trinh nguyên. Bởi người xưa quan niệm tóc thề là tóc thẳng ngang vai. Tục để tóc thề chứng tỏ là người con gái đó vẫn chưa có chồng. Khi đã có chồng thì tóc được búi lên hoặc uốn lọn.
(Ảnh: Nguyễn Thị Thùy Vân) |
Tóc thề vốn là một vài sợi tóc ngắn phất phơ hai bên trán và vành tai. Nguyên xưa, các đôi trai gái yêu nhau hoặc có những đôi đã nên vợ nên chồng, đang mặn nồng đằm thắm bỗng vì một lý do gì đó làm cho tình duyên dang dở, đôi lứa xa nhau.
Họ quyết một lòng, dẫu cho sông cạn đá mòn, năm tháng chờ đợi vẫn một lòng thuỷ chung. Trước khi lưu luyến chia tay, họ cắt trao cho nhau một mớ tóc để làm tin và luôn giữ trong mình như kỷ vật quý báu. Mớ tóc đó gọi là tóc thề. Chỗ tóc bị cắt đó dần mọc lại và dài dần, mái tóc mới mọc đó gọi là tóc thề.
Trong Truyện Kiều, thi hào Nguyễn Du cũng có thêm một câu để nói về tích này: "Tóc thề đã chấm ngang vai/ Nào lời non nước, nào lời sắc son". Có nghĩa là dăm ba năm sau, chỗ tóc bị cắt cụt đã mọc dài chấm ngang vai rồi vẫn chưa thấy bóng dáng người yêu. Ám chỉ quãng thời gian chia biệt đã là lâu lắm.
Tóc thề ngoài ý nghĩa thề hẹn, là minh chứng cho tình yêu còn là biểu trưng của sự thủy chung, một lòng một dạ, tuyệt đối chẳng tơ tưởng ai khác ngoài người mình đã trao ước hẹn. Xung quanh hình ảnh mái tóc thề, là biết bao nhiêu cặp đôi có ngày được đoàn tụ, may mắn được ở bên nhau sau bao trắc trở xa cách. Nhưng có bao nhiêu đôi lứa hạnh phúc thì cũng có bấy nhiêu đôi nam nữ mãi chẳng thể gặp lại. Lọn tóc thề khi ấy vẫn được giữ lại như một kỷ vật, nhưng là kỷ vật vừa day dứt và đau đớn.
Xem thêm:
Vì sao có câu “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”? Các cụ ngày xưa đã từng dạy “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”. Giới trẻ hiện đại ngày nay liệu có còn tuân ... |
Vì sao ngày xưa gái nạ dòng không được lấy trai tơ? "Trai tơ lấy phải nạ dòng, như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu", câu ca dao đầy định kiến về chuyện trai tân lấy ... |
"Tôi nghĩ thà là mình phải tự nấu ăn còn hơn là lấy vợ" Chia sẻ về việc giáo dục và chăm sóc hai đứa con, cùng con rong ruổi trên khắp các cung đường với một con xe ... |