7 điều cấm kỵ mà phụ nữ thời xưa phạm phải sẽ bị đuổi khỏi nhà chồng
Tục lệ bán mở hàng có từ bao giờ? Bán mở hàng thế nào để đắt khách? Dân tộc nào có tục lệ chú rể không đi đón cô dâu trong ngày cưới? Dân tộc nào có họ tên là các loài động thực vật? |
"Thất xuất" là khái niệm được sử dụng trong thời kỳ phong kiến, theo đó người vợ phạm vào một trong 7 điều được nêu thì bị đuổi khỏi nhà, người chồng cũng được bỏ vợ hợp pháp.
Thất xuất - 7 điều nên đuổi như sau:
1. Không con
2. Dâm dật
3. Không thờ cha mẹ chồng
4. Lắm điều
5. Trộm cắp
6. Ghen tuông
7. Có ác tật
Trong quan niệm thời xưa, phụ nữ lấy chồng điều quan trọng nhất là việc nối dõi tông đường, không có con thì chồng có quyền đi lấy vợ khác, cho nên phải bỏ. Xã hội xưa cũng đánh giá cao sự đoan chính của người phụ nữ. Gái đã có chồng nếu có cử chỉ không đúng đắn với người khác giới ngoài chồng, ánh mắt đong đưa là điều cấm kỵ. Điều thứ 3, con dâu không thờ phụng bố mẹ chồng là bất hiếu, người chồng có quyền bỏ vợ trong trường hợp này.
Lắm điều có nghĩa là hay nói chua ngoa, nói những lời lẽ khiến người khác khó chịu. Trộm cắp, hay ghen tuông vô cớ cũng là nết hư. Ác tật có nghĩa là mắc bệnh, không khỏe mạnh, như thế không thể đảm đương việc nhà, chăm sóc chồng con và có thể truyền bệnh cho người nhà, con cái.
7 điều "thất xuất" được cho là 7 điều khó dung thứ nếu phụ nữ có chồng phạm phải. Tuy nhiên lại có "tam bất khả xuất" - có 3 điều không được đuổi như sau.
1. Đàn bà từng để tang 3 năm nhà chồng
2. Trước nghèo sau giàu
3. Không còn chỗ nào nương tựa
Theo đó, người xưa quan niệm đàn bà để tang bố mẹ chồng 3 năm là cũng giúp chồng trong sự nghiệp báo hiếu, nếu người chồng bỏ người vợ thì bị coi là bạc tình bạc nghĩa. Ngoài ra nếu người vợ đồng cam cộng khổ với người chồng, trước khi lấy nghèo, sau khi lấy giàu thì người vợ đó cũng được coi là có công có sức. Nếu người vợ không còn chỗ dung thân, thì cũng không được phép đuổi, như thế bị coi là bất nghĩa.
Xem thêm:
"Nam nữ thụ thụ bất thân" - quan niệm cũ chỉ còn trong sách vở? "Nam nữ thụ thụ bất thân" là câu nói ám chỉ mối quan hệ nam nữ,dù có tình ý với nhau nhưng vẫn phải giữ ... |
Vì sao có câu “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”? Các cụ ngày xưa đã từng dạy “lấy vợ kén tông, lấy chồng kén giống”. Giới trẻ hiện đại ngày nay liệu có còn tuân ... |
Vì sao ngày xưa gái nạ dòng không được lấy trai tơ? "Trai tơ lấy phải nạ dòng, như nước mắm thối chấm lòng lợn thiu", câu ca dao đầy định kiến về chuyện trai tân lấy ... |