Vùng đặc biệt "5 không" ở Lào Cai thoát nghèo trở thành điểm sáng biên giới
Phát triển nông nghiệp để giảm nghèo bền vững Xác định nông nghiệp giữ vai trò quan trọng trong cơ cấu kinh tế, góp phần xóa đói, giảm nghèo, huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện ... |
Xây dựng nông thôn mới gắn với giảm nghèo bền vững ở huyện vùng biên Xác định chương trình xây dựng nông thôn mới và gắn với giảm nghèo bền vững là nhiệm vụ trọng tâm, tạo động lực phát ... |
Từ thôn nghèo nhất huyện Bảo Thắng...
Thôn Nậm Sò, xã Bản Phiệt được thành lập năm 2003 theo chương trình dãn dân ra khu vực biên giới. Ai đã từng tới thôn Nậm Sò vào trước năm 2010 đều chung nhận xét, đây là thôn nghèo nhất huyện Bảo Thắng với 5 không (không đường giao thông, không trạm y tế, không trường học, không có điện, không có nước sạch), đời sống người dân vô cùng khó khăn.
Toàn thôn có 73 hộ, 100% là dân tộc thiểu số (dân tộc Dao và Mông), thì có tới 52 hộ nghèo với thu nhập bình quân đầu người 9 triệu đồng/năm. Kết cấu hạ tầng của thôn còn thiếu. Đơn cử, đường vào thôn là đường mòn dốc núi và không có công trình nhà ở dân cư kiên cố.
Nậm Sò từng là "vùng lõm" của xã Bản Phiệt, với 5 không: "Không đường giao thông, không trạm y tế, không trường học, không có điện và không có nước sạch", đời sống nhân dân vô cùng khó khăn. |
Trưởng thôn Đặng Thị Dẩn nhớ rất rõ vào năm 2003, gia đình bà cùng 27 hộ ở 2 thôn Nậm Sưu, Thủy Điện của xã Bản Phiệt tự nguyện đăng ký chuyển tới Nậm Sò lập nghiệp. Khi đó, các hộ được Nhà nước hỗ trợ dựng nhà mới, san tạo mặt bằng và được bố trí đất sản xuất.
Tiếng là được giao đất nhưng vì là thôn giáp biên nên không ai dám đặt chân tới các khu đồi rậm rạp lau lách quanh thôn vì sợ còn bom, mìn sót lại sau cuộc chiến tranh bảo vệ biên giới. Vài năm sau, khi bộ đội công binh làm sạch đất, giải phóng nguy hiểm thì người dân thôn Nậm Sò mới dám khai khẩn đất hoang, ngoài cấy lúa, bà con còn trồng sắn, ngô trên đồi. Đất đai phì nhiêu nên năm sau có thêm mấy chục hộ đăng ký chuyển tới Nậm Sò xây dựng cuộc sống mới.
... đến điểm sáng vùng biên giới
Để tạo vốn ban đầu giúp bà con, khi ấy Nhà nước và chính quyền địa phương đã quyết định hỗ trợ 18 triệu đồng/hộ theo chương trình sắp xếp dân cư biên giới…
Khoảng năm 2010, bà con thôn Nậm Sò bắt đầu chuyển diện tích đất trồng sắn sang trồng dứa để bán cho bạn hàng bên Trung Quốc.
Anh Thào Seo Sai, một hộ dân từ thôn Nàng Cảng, xã Si Ma Cai,, huyện Si Ma Cai về Nậm Sò lập nghiệp cho biết trên báo Lào Cai, trước đây nhà anh thuộc diện hộ nghèo, học theo những hộ dân khác trong thôn trồng dứa, gia đình anh đã có thu nhập tương đối. Cả vụ dứa năm 2018, nhà anh Sai trồng gần 10 vạn gốc dứa, thu nhập lên tới cả trăm triệu đồng. Năm 2019, những đồi dứa mới trồng vẫn đang được gia đình anh chăm sóc, chuẩn bị cho một vụ thu hoạch mới.
"Ngày mới chuyển từ Si Ma Cai về Nậm Sò, gia đình tôi trồng lúa với ngô, nhưng năng suất không cao, cuộc sống rất khó khăn, không đủ ăn; từ đó, gia đình đã tính toàn chuyển sang trồng dứa, nếu trồng nhiều sẽ cho thu nhập cao, năm trước gia đình đã thu được gần 130 triệu đồng tiền bán dứa; có nhiều hộ còn thu tới vài trăm triệu đồng" - Anh Sai chia sẻ.
Nậm Sò hôm nay đã đổi thay, trong thôn có những biệt thự khang trang của những tỷ phú dứa, tỷ phú chuối. |
Đến nay, nhờ làm tốt công tác chuyển đổi giống cây trồng theo hướng hàng hóa mà giờ đây Nậm Sò đã có nhiều mô hình trồng dứa, chuối cho thu nhập hàng chục triệu đồng trên năm, có gia đình trở thành tỷ phú.
Trong thôn có những biệt thự khang trang của những tỷ phú dứa, tỷ phú chuối. Từ con số ban đầu trên 80% hộ nghèo, đến nay cả thôn chỉ còn 3 hộ trong diện cận nghèo và có 26 hộ thuộc diện giàu. Năm 2018, thu nhập bình quân đầu người của xã đạt 33,9 triệu đồng/năm, tăng hơn 2 lần so với năm 2011.
Ngoài cây dứa, khoảng 2 – 3 năm nay, để sử dụng hiệu quả diện tích đất lâm nghiệp tại địa phương, người dân Nậm Sò bắt đầu chuyển sang trồng rừng sản xuất và rừng kinh tế, trong đó, lấy cây quế là cây lâm nghiệp chủ đạo. Đến năm 2018, thôn có 74 hộ nhưng trồng tới 80 ha dứa, sang năm 2019 chỉ còn 60 ha do một số hộ chuyển sang trồng quế.
Cùng với đó, sau hơn 8 năm triển khai Chương trình xây dựng nông thôn mới, cơ sở vật chất và đời sống của người dân thôn Nậm Sò đã có sự đổi thay.
Đầu đường dẫn vào thôn có tấm biển mới dựng lên đề dòng chữ: “Điểm sáng biên giới”, cạnh đó là ngôi nhà 2 tầng bề thế, nền rộng hơn 130 m2 của vợ chồng trẻ anh Tẩn Văn Hạnh và Tẩn Thị Thương. Nhiều năm trở lại đây, hai vợ chồng anh chị duy trì sản xuất 14 - 15 vạn gốc dứa, năm nào lãi ít cũng được 250 triệu đồng, cao thì được 350 triệu đồng. Vừa rồi, giá quả dứa thất thường nên anh Hạnh chuyển dần sang đào ao nuôi cá, trồng quế.
Bà Dẩn cho biết, triển khai xây dựng nông thôn mới, được Nhà nước hỗ trợ vật liệu, người dân góp công nên hầu hết các tuyến đường giao thông liên thôn, liên gia ở thôn đã được cứng hóa, tạo thuận lợi cho người dân đi lại, phát triển kinh tế.
Mô hình hỗ trợ sinh kế giúp Tuần Giáo giảm nghèo bền vững Phát huy và nhân rộng mô hình sinh kế để giảm nghèo bền vững, đó là cách làm mà Đảng bộ, chính quyền huyện Tuần ... |
Là tình miền núi, biên giới, tỷ lệ hộ nghèo cao hơn nhiều với mặt bằng cả nước, do vậy, công tác xóa đói, giảm ... |