Thái Nguyên, thực hiện hiệu quả các chương trình giảm nghèo
Những bài học kinh nghiệm từ công tác giảm nghèo bền vững Từ công tác giảm nghèo bền vững trong thời gian qua, nhiều tỉnh, thành, đơn vị đã rút ra một số bài học kinh nghiệm thiết thực, hiệu quả. |
Các doanh nghiệp của “Bầu Hiển” ủng hộ 30 tỷ đồng cho quỹ “Vì người nghèo” Trung ương Tối 17/10/2020, tại Cung Văn hóa Hữu nghị Việt - Xô, các doanh nghiệp trong hệ sinh thái của doanh nhân Đỗ Quang Hiển đã chung tay ủng hộ 30 tỷ đồng cho Quỹ “Vì người nghèo” tại chương trình “Cả nước chung tay vì người nghèo” năm 2020 do Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tổ chức và phát động, dưới sự chứng kiến của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Xuân Phúc. |
Theo số liệu của Cục Kinh tế hợp tác và Phát triển nông thôn, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn qua 5 năm thực hiện chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2016 - 2020, từ năm 2016 đến nay tỉnh Thái Nguyên đã giảm được 18.949 hộ nghèo khu vực nông thôn (từ 33.290 hộ năm 2016 xuống còn 14.341 hộ năm 2019); hộ cận nghèo giảm 4.733 hộ (từ 26.037 hộ xuống còn 21.304 hộ).
Tổng số hộ thoát nghèo sau khi tham gia các dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế, nhân rộng mô hình giảm nghèo giai đoạn 2016-2019 đạt 6.713 hộ (hộ tham gia dự án hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế là 6.713 hộ, hộ tham gia dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo là 329 hộ). Góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo trên địa bàn tỉnh giảm từ 11,21% năm 2016 xuống còn 4,35% năm 2020.
Gia đình bà Đỗ Thị Vân ở xóm Chùa, xã Bình Long, huyện Võ Nhai được nhận hỗ trợ từ mô hình nhân rộng nuôi bò cái sinh sản. Ảnh: Đài TH-PT Thái Nguyên |
Điều đáng quan tâm, công tác xây dựng và tổ chức triển khai, thực hiện dự án đều có sự tham gia của người dân, đặc biệt là các đối tượng thụ hưởng Chương trình. Người dân tham gia vào việc khảo sát lập dự án, đăng ký nhu cầu thực hiện, tham gia họp thôn bình xét đối tượng thụ hưởng, tham gia góp đối ứng bằng hiện vật, tiền mặt…
Bên cạnh đó người dân còn là thành viên Ban Giám sát cộng đồng thôn, xã, giám sát công tác tổ chức triển khai dự án đảm bảo đúng đối tượng, đúng chính sách hỗ trợ, tiến độ thực hiện góp phần nâng cao hiệu quả thực hiện dự án. Triển khai tổ chức thực hiện công khai, đúng quy định, đúng đối tượng, nội dung hỗ trợ phát triển sản xuất đáp ứng kịp thời nhu cầu, điều kiện của người dân, phù hợp với định hướng phát triển kinh tế - xã hội, phát huy được tiềm năng, thế mạnh của địa phương.
Dự án triển khai hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo, hộ cận nghèo ở các xã đặc biệt khó khăn, xã an toàn khu và các thôn, xóm đặc biệt khó khăn, trang bị thêm kiến thức sản xuất chuyển giao khoa học kỹ thuật thúc đẩy kinh tế hộ phát triển, từng bước cải thiện đời sống nhân dân, góp phần giảm tỷ lệ hộ nghèo toàn tỉnh (tỷ lệ hộ nghèo giảm bình quân 2%/năm).
Thời gian tới, Thái Nguyên tiếp tục triển khai thực hiện chính sách hỗ trợ phát triển sản xuất, đa dạng hóa sinh kế thuộc các chương trình giảm nghèo giai đoạn 2021-2025. Mục tiêu nhằm đảm bảo mục tiêu phát triển bền vững, công bằng xã hội góp phần thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các vùng, miền, qua đó giữ vững ổn định xã hội, củng cố quốc phòng an ninh, bảo vệ vững chắc chủ quyền đất nước.
Tạo sự đồng thuận và chuyển biến mạnh mẽ nhận thức của xã hội về lĩnh vực công tác dân tộc, chính sách dân tộc trong đầu tư phát triển kinh tế - xã hội vùng dân tộc thiểu số, miền núi.