Trang chủ Quốc tế
17:54 | 01/05/2025 GMT+7

Tổng thống Trump với tham vọng mở rộng lãnh thổ, tái sinh "thời đại Mạ vàng"

aa
Vượt ra ngoài những chuẩn mực thông thường của một bài diễn văn nhậm chức, Tổng thống Donald Trump đã phác họa hình ảnh nước Mỹ quay trở lại thời kỳ đế quốc, với tham vọng mở rộng lãnh thổ chưa từng thấy kể từ thế kỷ XIX. Đây là đánh giá được đưa ra trong bài viết "Chủ nghĩa đế quốc kiểu mới của Mỹ" đăng trên The Economist (Anh). Tạp chí Thời đại lược dịch và giới thiệu.
Biên giới và thuế quan - Niềm tự hào của tổng thống Donald Trump trong 100 ngày đầu cầm quyền
100 Ngày đầu tiên nhiệm kỳ hai: Tổng thống Trump tái định hình nước Mỹ
Tổng thống Trump với tham vọng mở rộng lãnh thổ, tái sinh
Ông Trump phát biểu trong lễ nhậm chức tại Đồi Capitol ngày 20/1. (Ảnh: AP)

Hồi sinh mô hình đế quốc kiểu cũ

Tổng thống Donald Trump trong bài phát biểu nhậm chức lần thứ hai đã xây dựng một tầm nhìn dựa trên di sản của Tổng thống thứ 25 của Hoa Kỳ - William McKinley, người từng dẫn dắt nước Mỹ bước vào kỷ nguyên mở rộng lãnh thổ và thúc đẩy mạnh mẽ chủ nghĩa bảo hộ thương mại.

Tổng thống Donald Trump nhắc đến McKinley trong bối cảnh đề xuất khôi phục tên gọi “Núi McKinley” cho ngọn núi Denali (ngọn núi cao nhất nước Mỹ, từng được chính quyền Obama đổi về tên gốc theo tiếng bản địa Alaska năm 2015). Ông ca ngợi McKinley là "tổng thống vĩ đại”, dù nhân vật này hiếm khi được xếp vào hàng những vĩ nhân trong lịch sử nước Mỹ. Đối với Tổng thống Donald Trump, việc khôi phục tên gọi này không chỉ nhằm chống lại “virus tư duy thức tỉnh” (woke mind), mà còn là hành động nhằm xóa bỏ dấu ấn của chính quyền tiền nhiệm.

Tuy nhiên, việc tôn vinh McKinley không chỉ mang tính biểu tượng. Trong nhiệm kỳ của mình, McKinley từng giám sát quá trình đàm phán xây dựng kênh đào Panama, cũng như mở rộng lãnh thổ thông qua việc sáp nhập Cuba, Hawaii và Philippines. Tổng thống Trump dường như đang tìm cách tái hiện mô hình này, thúc đẩy một chủ nghĩa đế quốc kiểu mới mang màu sắc khẩu hiệu “Làm cho nước Mỹ vĩ đại trở lại”.

Tham vọng mở rộng lãnh thổ: Từ kênh đào Panama đến sao Hỏa

Cũng theo bài đăng của tạp chí The Economist, một trong những điểm nhấn gây tranh cãi trong bài phát biểu của Tổng thống Donald Trump là tuyên bố: “Chúng ta sẽ giành lại nó”, với ngụ ý về kênh đào Panama. Mặc dù không đưa ra giải thích cụ thể, phát ngôn này đã làm dấy lên nhiều lo ngại, đặc biệt tại Panama - quốc gia từng chứng kiến Sư đoàn Dù 82 của Mỹ đổ bộ vào thập niên 1980.

Hiệp ước chuyển giao kênh đào Panama cho chính quyền nước này được ký năm 1977 dưới thời Tổng thống Jimmy Carter. Kể từ đó, nhiều chính trị gia bảo thủ tại Mỹ vẫn xem đây là một “sai lầm lịch sử”, và tổng thống Trump tiếp tục khai thác chủ đề này như một phần trong luận điệu chống lại chủ nghĩa tự do.

Việc ông cáo buộc Trung Quốc đang kiểm soát kênh đào Panama càng làm gia tăng lo ngại, dù thực tế là các công ty Trung Quốc có mặt trong lĩnh vực logistics tại Panama còn chính phủ Trung Quốc không nắm quyền kiểm soát kênh đào. Phát ngôn “giành lại” của tổng thống Trump không đơn thuần là một lời chỉ trích mà hàm ý khơi dậy tư tưởng bá quyền hơn là thúc đẩy đối thoại đa phương.

Không chỉ vậy, Donald Trump là tổng thống Mỹ đầu tiên trong hơn một thế kỷ công khai kêu gọi mở rộng lãnh thổ không chỉ trên mặt đất, mà còn ra ngoài không gian. Ông tuyên bố rằng nước Mỹ cần “trở lại là một quốc gia đang phát triển”, với điểm đến cuối cùng là sao Hỏa. Ông tin rằng định mệnh lịch sử của nước Mỹ là cắm lá cờ lên hành tinh đỏ, coi đó như biểu tượng tối hậu cho quyền lực và tầm ảnh hưởng toàn cầu của quốc gia này.

Tổng thống Trump với tham vọng mở rộng lãnh thổ, tái sinh
Mô phỏng khu định cư trên sao Hỏa với tên lửa Starship. (Ảnh: SpaceX)

Lịch sử từng ghi nhận Tổng thống McKinley nói: “Tôi không hề muốn Philippines”, sau khi được “trao” vùng lãnh thổ này từ Tây Ban Nha sau chiến tranh. Dù tỏ ý miễn cưỡng, Mỹ vẫn đón nhập Philippines và sau đó phải đối mặt với phong trào nổi dậy kéo dài và khốc liệt. Trong khi đó, với Tổng thống Donald Trump, khát vọng mở rộng lãnh thổ không đến từ sự miễn cưỡng, mà là lựa chọn chiến lược có tính toán - gắn với tư duy bá quyền toàn diện.

Bảo hộ thương mại và sự tái sinh của "thời đại Mạ vàng"

Không chỉ dừng ở lãnh thổ, yếu tố kinh tế, đặc biệt là chính sách thuế quan, tiếp tục là trụ cột trong thế giới quan của Tổng thống Donald Trump. Ông đề xuất tăng mạnh thuế nhập khẩu như một cách để bảo vệ các ngành sản xuất trong nước và “làm giàu cho công dân Mỹ”.

Quan điểm này tương đồng với Đạo luật Dingley (1897) dưới thời McKinley, khi mức thuế nhập khẩu trung bình lên tới hơn 50%. McKinley cho rằng điều này giúp tăng nguồn thu ngân sách mà không cần đánh thuế nội địa. Tổng thống Donald Trump lặp lại logic ấy: “Chúng ta sẽ đánh thuế và thu tiền từ các quốc gia nước ngoài… một lượng tiền khổng lồ sẽ đổ vào kho bạc Mỹ”.

Tuy nhiên, nhiều chuyên gia cảnh báo rằng chủ nghĩa bảo hộ có thể dẫn đến chiến tranh thương mại và gây ảnh hưởng tiêu cực đối với người tiêu dùng trong nước.

Về mặt chính trị, Tổng thống Donald Trump cũng tái hiện mô hình chính sách bảo hộ song hành với quan hệ cùng các tập đoàn tư nhân lớn. McKinley từng nhận được những khoản tài trợ khổng lồ từ J.P. Morgan và Standard Oil trong chiến dịch tranh cử năm 1896. Ngày nay, Donald Trump dành vị trí danh dự trong lễ nhậm chức cho những nhân vật như Jeff Bezos, Elon Musk và Mark Zuckerberg - các tỷ phú công nghệ từng đóng vai trò lớn trong các hoạt động chính trị và tài trợ vận động tranh cử.

Tổng thống Donald Trump gọi giai đoạn hiện tại là một “kỷ nguyên vàng” mới. Tuy nhiên, với chính sách thuế quan và khát vọng mở rộng lãnh thổ, điều ông thực sự hướng đến dường như là một sự hồi sinh của “thời đại Mạ vàng” (Gilded Age) cuối thế kỷ XIX đặc trưng bởi bất bình đẳng xã hội sâu sắc và sự thống trị của các tập đoàn tài phiệt.

Đường link bài viết trên trang The Economist:

https://www.economist.com/united-states/2025/01/21/the-new-american-imperialism

Ba tháng cầm quyền của Tổng thống Donald Trump: Những tín hiệu bất ổn do tác động của chính sách thuế Ba tháng cầm quyền của Tổng thống Donald Trump: Những tín hiệu bất ổn do tác động của chính sách thuế
Trung Quốc trước áp lực thuế quan: Thách thức hay cú hích tự cường? Trung Quốc trước áp lực thuế quan: Thách thức hay cú hích tự cường?
Linh Châu (lược dịch)
Nguồn:

Tin bài liên quan

Tổng thống Trump tự tin sau 100 ngày nhiệm kỳ hai: “Tôi đang chữa lành nước Mỹ”

Tổng thống Trump tự tin sau 100 ngày nhiệm kỳ hai: “Tôi đang chữa lành nước Mỹ”

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với đài ABC News ngày 29/4 đánh dấu cột mốc 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ hai tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump thể hiện sự tự tin về các chính sách đang triển khai, từ kinh tế, nhập cư đến đối ngoại và cải cách hành chính, nhấn mạnh mục tiêu “chữa lành một nước Mỹ đau yếu” sau nhiệm kỳ của người tiền nhiệm Joe Biden.
Cơ hội trong hỗn loạn: Châu Âu cần làm gì trước “hiệu ứng Trump”?

Cơ hội trong hỗn loạn: Châu Âu cần làm gì trước “hiệu ứng Trump”?

Sự trở lại của Donald Trump trên chính trường Mỹ gây lo ngại sâu sắc tại châu Âu, nhưng cũng mở ra một cơ hội chiến lược hiếm có để Liên minh châu Âu (EU) tăng cường nội lực, giảm lệ thuộc và khẳng định vai trò toàn cầu.
100 Ngày đầu tiên nhiệm kỳ hai: Tổng thống Trump tái định hình nước Mỹ

100 Ngày đầu tiên nhiệm kỳ hai: Tổng thống Trump tái định hình nước Mỹ

Khi trả lời cuộc phỏng vấn của tạp chí TIME tại Nhà Trắng ngày 22/4, Tổng thống Donald Trump tự tin đánh giá 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ thứ hai, khẳng định đã thực hiện đúng các cam kết tranh cử dù cách tiếp cận của ông vẫn gây nhiều tranh cãi.

Các tin bài khác

Tổng thống Trump tự tin sau 100 ngày nhiệm kỳ hai: “Tôi đang chữa lành nước Mỹ”

Tổng thống Trump tự tin sau 100 ngày nhiệm kỳ hai: “Tôi đang chữa lành nước Mỹ”

Trong cuộc phỏng vấn độc quyền với đài ABC News ngày 29/4 đánh dấu cột mốc 100 ngày đầu tiên của nhiệm kỳ hai tại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump thể hiện sự tự tin về các chính sách đang triển khai, từ kinh tế, nhập cư đến đối ngoại và cải cách hành chính, nhấn mạnh mục tiêu “chữa lành một nước Mỹ đau yếu” sau nhiệm kỳ của người tiền nhiệm Joe Biden.
Cơ hội trong hỗn loạn: Châu Âu cần làm gì trước “hiệu ứng Trump”?

Cơ hội trong hỗn loạn: Châu Âu cần làm gì trước “hiệu ứng Trump”?

Sự trở lại của Donald Trump trên chính trường Mỹ gây lo ngại sâu sắc tại châu Âu, nhưng cũng mở ra một cơ hội chiến lược hiếm có để Liên minh châu Âu (EU) tăng cường nội lực, giảm lệ thuộc và khẳng định vai trò toàn cầu.
Trump 2.0: 100 ngày của những quyết sách gây chấn động toàn cầu

Trump 2.0: 100 ngày của những quyết sách gây chấn động toàn cầu

Chỉ trong vòng 100 ngày sau khi trở lại Nhà Trắng, Tổng thống Donald Trump đã thể hiện rõ dấu ấn của một nhiệm kỳ “Trump 2.0” - mạnh mẽ hơn, đơn phương hơn và gây tranh cãi hơn. Với khẩu hiệu “Nước Mỹ trước tiên”, ông đã nhanh chóng triển khai loạt chính sách có tác động sâu rộng tới kinh tế, an ninh, đối ngoại và cả trật tự toàn cầu hậu Chiến tranh Lạnh.
Chính sách Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump: Những thay đổi quan trọng trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ

Chính sách Mỹ dưới thời Tổng thống Donald Trump: Những thay đổi quan trọng trong 100 ngày đầu nhiệm kỳ

Chỉ sau 100 ngày đầu nhiệm kỳ thứ hai (từ 20/01/2025 - 30/04/2025), Tổng thống Donald Trump đã tạo ra những điều chỉnh đáng chú ý trong định hướng điều hành nước Mỹ, cả ở đối nội lẫn đối ngoại.

Đọc nhiều

Viết tiếp câu chuyện hòa bình: Từ ký ức đến khát vọng tương lai

Viết tiếp câu chuyện hòa bình: Từ ký ức đến khát vọng tương lai

Ngày 30/4, chương trình giao lưu “Viết tiếp câu chuyện hòa bình” đã diễn ra trên Tàu Hòa bình tại Cảng tàu khách quốc tế Hạ Long (Quảng Ninh), quy tụ những trái tim yêu chuộng hòa bình từ nhiều quốc gia. Tại sự kiện, các diễn giả cùng nhìn lại bài học từ quá khứ, đồng thời lan tỏa thông điệp về hòa bình, đoàn kết và hướng tới một tương lai không còn vũ khí hạt nhân.
75 năm quan hệ Việt Nam - Hungary: Hành trình đoàn kết, tin cậy, hợp tác bền vững

75 năm quan hệ Việt Nam - Hungary: Hành trình đoàn kết, tin cậy, hợp tác bền vững

Ngày 29/4/2025, tại Thủ đô Budapest (Hungary), Đại sứ quán Việt Nam tại Hungary đã tổ chức kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Hungary (1950 - 2025) và 50 năm ngày giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (1975 - 2025).
Việt Nam gây ấn tượng bởi sự kết nối giữa người với người

Việt Nam gây ấn tượng bởi sự kết nối giữa người với người

Tôi rất xúc động khi được có mặt ở Việt Nam trong những ngày đặc biệt này – khi đất nước các bạn đang kỷ niệm 50 năm Ngày Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước (30/4/1975 – 30/4/2025). Những nơi tôi đi qua đều rực rỡ cờ hoa, người dân hân hoan trong niềm tự hào dân tộc và tin tưởng vào tương lai. Nhưng điều khiến tôi ấn tượng nhất chính là sự kết nối sâu sắc giữa con người với con người.
Hơn 8.000 phạm nhân nhận quyết định đặc xá

Hơn 8.000 phạm nhân nhận quyết định đặc xá

Sáng 1/5, tại nhiều tỉnh, thành phố trên cả nước, cơ quan chức năng đã tổ chức công bố và trao quyết định đặc xá của Chủ tịch nước cho hơn 8.000 phạm nhân đang chấp hành án phạt tù tại các trại tạm giam.
Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra trên vùng nước lịch sử

Hải quân Việt Nam - Campuchia rút kinh nghiệm tuần tra trên vùng nước lịch sử

Ngày 28/4 tại TP. Sihanoukville (tỉnh Preah Sihanouk, Campuchia), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân nhân dân Việt Nam phối hợp với Căn cứ biển Ream, Hải quân Hoàng gia Campuchia tổ chức Hội nghị rút kinh nghiệm lần thứ 35 về hoạt động tuần tra chung lần thứ 77 và 78 giữa hải quân hai nước trong vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia.
Cấp cứu ngư dân tỉnh Bình Định khi khai thác hải sản tại Trường Sa

Cấp cứu ngư dân tỉnh Bình Định khi khai thác hải sản tại Trường Sa

Ngày 27/4/2025, Bệnh xá Đảo Song Tử Tây, Lữ đoàn 146, Vùng 4 Hải quân tiếp nhận và điều trị cho ngư dân tỉnh Bình Định bị giảm áp khi khai thác hải sản trên khu vực quần đảo Trường Sa.
Giao lưu quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9: hiện thực hóa những nhận thức chung cấp cao

Giao lưu quốc phòng biên giới Việt - Trung lần thứ 9: hiện thực hóa những nhận thức chung cấp cao

Ngày 24/4, tại Hà Nội, Bộ Quốc phòng tổ chức Hội nghị tổng kết Giao lưu hữu nghị quốc phòng biên giới Việt Nam - Trung Quốc lần thứ 9. Thượng tướng Hoàng Xuân Chiến, Ủy viên Trung ương Đảng, Ủy viên Thường vụ Quân ủy Trung ương, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng chủ trì hội nghị.
thoi tiet hom nay 254 bac bo co mua rao va giong
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Thời tiết hôm nay (2/5): Không khí lạnh suy yếu, miền Bắc tăng nhiệt

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 2/5 không khí lạnh cuối mùa có cường độ suy yếu và lệch đông nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ giảm mưa, trưa chiều trời nắng; nền nhiệt cao nhất tăng nhẹ 2-3 độ, đến mức 31 độ.
Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (1/5): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, hôm nay (1/5, ngày thứ hai của kỳ nghỉ lễ dịp 30/4-1/5), do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường bổ sung nên Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có giông.
Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Thời tiết hôm nay (30/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, từ chiều 30/4 đến ngày 1/5, ở khu vực Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có mưa rào và rải rác có dông, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa 15-40mm, cục bộ có nơi trên 80mm.
Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Thời tiết hôm nay (29/4): Bắc Bộ mưa dông, Nam Bộ nắng nóng kéo dài

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 29/4 miền Bắc chịu ảnh hưởng của rãnh áp thấp, gây mưa dông diện rộng, trong khi miền Nam duy trì nắng nóng gay gắt kéo dài trước kỳ nghỉ lễ 30/4 và 1/5.
Chủ tịch TP Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai

Chủ tịch TP Hà Nội chỉ đạo khắc phục hậu quả vụ cháy tại quận Hoàng Mai

Sáng 28/4, Chủ tịch UBND TP Hà Nội đã chỉ đạo Công an TP, Sở Y tế, Chủ tịch UBND quận Hoàng Mai và Chủ tịch UBND các quận, huyện, thị xã về việc giải quyết, khắc phục hậu quả cháy nhà dân tại trên phố Định Công Hạ, quận Hoàng Mai, TP Hà Nội.
Thời tiết hôm nay (23/4): Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ

Thời tiết hôm nay (23/4): Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 23/4, Bắc Bộ có nơi nắng nóng trên 35 độ, Tây Nguyên và Nam bộ có nơi trên 36 độ.
Phiên bản di động