Samsung, LG, Lotte và cùng các Chaebol "thương chiến" với Nhật Bản
Sau các Hiệp định thương mại, FDI sẽ gia tăng không chỉ từ EU Huawei vừa thua tại toà lại bị kiện ngược vụ bí mật thương mại Ngày 30/6, Việt Nam ký kết 2 hiệp định thương mại lớn chưa từng có với EU |
Phó chủ tịch Samsung Lee Jae-yong trên đường đến Nhật Bản từ sân bay quốc tế Gimpo, ngày 7/7. Ảnh: Yonhap |
Báo này đưa tin ông Lee Jae-yong, Phó chủ tịch của tập đoàn Samsung, đã đến Nhật Bản vào Chủ nhật để tìm cách giảm thiểu tác động từ tranh chấp thương mại.
Vào chiều Chủ nhật, các giám đốc điều hành hàng đầu của các tập đoàn đã có cuộc họp ra mắt với Bộ trưởng Tài chính Hong Nam-ki và Chánh văn phòng Tổng thống về chính sách, ông Kim Sang-jo. Văn phòng tổng thống xác nhận cuộc họp, cho hay các trợ lý chính sách hàng đầu đã gặp gỡ các đại diện của các công ty lớn để trao đổi quan điểm về những bất ổn liên quan đến tình hình kinh tế bên ngoài.
Chủ tịch Tập đoàn SK Chey Tae-won, Phó Chủ tịch điều hành Tập đoàn Hyundai Chung Euisun và Chủ tịch LG Koo Kwang-mo đã tham dự cuộc họp, nhưng có suy đoán rằng lãnh đạo Samsung cũng tham dự cuộc họp khi ông Lee khởi hành đến Nhật Bản muộn hơn vài giờ so với kế hoạch ban đầu.
Chủ tịch Tập đoàn Lotte Shin Dong-bin đã không tham gia cuộc họp, vì đã ở Nhật Bản vào thời điểm bữa tiệc buổi trưa để gặp gỡ các nhà lãnh đạo ngành công nghiệp Nhật Bản.
Cuộc họp diễn ra sau khi ông Hong và ông Kim tiết lộ họ sẵn sàng nhanh chóng giải quyết vấn đề kiểm soát xuất khẩu chặt chẽ hơn của Nhật Bản. Ônh Hong nói với các phóng viên hôm thứ Sáu, sẽ chủ động liên lạc với các giám đốc điều hành tập đoàn hàng đầu, nói rằng "Không có lý do gì để không gặp họ".
Các quan chức từ các tập đoàn từ chối bình luận về việc liệu các giám đốc điều hành của họ có thực sự gặp bộ trưởng tài chính và trợ lý chính sách hàng đầu của Tổng thống Moon Jae-in hay không.
Ngày 1/7, Nhật Bản tuyên bố hạn chế xuất khẩu đến Hàn Quốc ba vật liệu được sử dụng để sản xuất màn hình điện thoại và vi mạch. Đồng thời, Tokyo cho biết, các biện pháp được đưa ra bởi lý do an ninh, không phải để trả đũa Seoul.
Trong đó, Tokyo đã thắt chặt các quy định về xuất khẩu vật liệu công nghệ cao - photoresist, hydrogen fluoride, và fluorinated polyimide - vốn rất cần thiết trong sản xuất chất bán dẫn và màn hình tivi.
Diễn biến này xảy ra ở thời điểm mối quan hệ giữa hai quốc gia xấu đi được cho là một phản ứng rõ ràng của Nhật Bản trước phán quyết của tòa án hàng đầu Seoul vào tháng 10/2018 yêu cầu Nippon Steel bồi thường cho những người lao động bị ép buộc trong thời chiến trong Thế chiến II.
Chánh văn phòng nội các Nhật Bản Yoshihide Suga đánh giá động thái hạn chế này là cần thiết đối với an ninh quốc gia sau khi Hàn Quốc không tìm được giải pháp hợp lý đối với vấn đề lao động chiến tranh trước thềm hội nghị thượng đỉnh Nhóm Các nền kinh tế phát triển và mới nổi hàng đầu thế giới (G20) vào cuối tháng 6. Ông Suga cho hay động thái này không có chủ đích chống lại Hàn Quốc mà chỉ do niềm tin giữa hai bên đã không còn.
Các chuyên gia đánh giá điều này sẽ “giáng đòn mạnh” vào các nhà sản xuất vi mạch Hàn Quốc bởi Nhật Bản là nguồn cung cấp hàng đầu những vật liệu trên và rất khó tìm nguồn thay thế. Nhật sản xuất 90% fluorinated polyimides và chất cản màu của thế giới.
Tổng thống Hàn Quốc Moon Jae-in (phải) đến Osaka, Nhật Bản để dự hội nghị thượng định G20 vào cuối tuần trước nhưng ông và Thủ tướng Nhật Bản Shinzo Abe không tiến hành bất cứ cuộc gặp song phương nào. Ảnh: Nikkei Asian |
Mặc dù Samsung từ chối xác nhận ông Lee có đến Nhật Bản hay không, nhưng ông Lee được cho là sẽ gặp các quan chức trong ngành công nghiệp của Nhật Bản trong chuyến thăm của mình.
Do tranh chấp thương mại đang có dấu hiệu cho thấy nó có thể phát triển thành một cuộc xung đột lớn hơn, các tập đoàn liên quan vẫn chưa lên tiếng chính thức về quan điểm của mình.
Động thái của ông Lee có thể được hiểu là một dấu hiệu cho thấy ông đang cố gắng tìm giải pháp tại tâm chấn của tranh chấp vì các mặt hàng mà chính phủ Nhật Bản áp đặt hạn chế, khó có thể mua được từ các nhà cung cấp khác.
"Đã đến lúc sử dụng chuyên môn của mình và mạng lưới rộng khắp các ngành kinh tế xã hội toàn cầu", một quan chức ngành từ một trong những tập đoàn công nghiệp hàng đầu cho biết.
Ông Lee đã đến thăm Nhật Bản hai lần vào năm 2018 và có cuộc họp với các giám đốc điều hành của hai nhà mạng di động lớn nhất Nhật Bản NTT DOCOMO và KDDI vào tháng 5 trong nỗ lực đàm phán các đơn hàng thiết bị mạng thế hệ thứ năm (5G).
Ông cũng đã có cuộc gặp mặt trực tiếp với Masayoshi Son, chủ tịch của SoftBank - trùm CNTT Nhật Bản, vào 4/7 và mời các giám đốc điều hành của tập đoàn công nghệ tham gia một cuộc họp nhóm với ông Son.
Để đối phó với hạn chế xuất khẩu của Nhật Bản, Samsung, SK Hynix và các công ty khác đã cố gắng tăng lượng hàng tồn kho của họ trước khi lệnh trừng phạt có hiệu lực.
"Trong một tình huống mà các công ty Hàn Quốc không thể làm được gì nhiều, các công ty CNTT có liên quan ở đây đã cố gắng dự trự ba tài liệu phụ thuộc nhiều vào Nhật Bản càng nhiều càng tốt trước khi lệnh trừng phạt của Tokyo có hiệu lực vào thứ Năm", một quan chức trong ngành CNTT cho biết. "Mặc dù họ đang cố gắng tăng hàng tồn kho bằng tất cả các phương tiện có sẵn, tình hình không được tốt."
Quan chức này cho rằng cần có một giải pháp cho tranh chấp thương mại ở cấp chính phủ. "Tuy nhiên những nỗ lực này chỉ có thể tạo ra một giải pháp ngắn hạn. Họ cần các giải pháp dài hạn để giải quyết tranh chấp do sự phụ thuộc quá nhiều vào các công ty Nhật Bản", quan chức này nói thêm./.
Xem thêm
"Nội dung là Vua, nhưng công nghệ cũng là Nữ hoàng” Phó Tổng giám đốc Thông tấn xã Việt Nam – nguyên TBT VietnamPlus đã có những đánh giá chi tiết, cụ thể về việc các ... |
Samsung Việt Nam hỗ trợ doanh nghiệp công nghệ cao, khuôn mẫu ép nhựa và mạ nhựa Ngày 18/6, Công ty Samsung Việt Nam đã tiến hành đánh giá kết quả tư vấn cải tiến của 3 doanh nghiệp phía Bắc tham ... |
Samsung sẽ hưởng lợi nhiều khi 'cấm vận' Huawei Thương hiệu đến từ Hàn Quốc được dự đoán sẽ nhận được nhiều thuận lợi khi các mũi nhọn hướng vào Huawei. Thương hiệu đến ... |