Sau các Hiệp định thương mại, FDI sẽ gia tăng không chỉ từ EU
Vốn FDI tiếp tục tăng nhưng dịch chuyển bất thường Thu hút FDI: Tồn tại và cơ hội Một số doanh nghiệp FDI “quay vòng” ưu đãi đầu tư, chuyển giá trốn thuế |
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng. - Ảnh: VGP |
Bộ Kế hoạch và Đầu tư vừa trình Chính phủ báo cáo nghiên cứu đánh giá tác động đối với Việt Nam của hai Hiệp định EVFTA và IPA, theo đó, FDI vào Việt Nam sẽ gia tăng không chỉ từ EU và Việt Nam sẽ đạt được cân bằng giữa việc thu hút đầu tư và bảo vệ lợi ích quốc gia.
Kết quả đánh giá tác động cho thấy thương mại hai chiều và đầu tư từ EU vào Việt Nam được dự báo sẽ tăng trưởng ở mức khá, đóng góp tích cực vào tăng trưởng kinh tế, giải quyết việc làm cho người lao động. Thu ngân sách nhà nước có thể được cải thiện và tăng trong trung hạn và dài hạn.
Bên cạnh tác động chung tới các khía cạnh khác nhau của nền kinh tế, hai Hiệp định có các tác động khác nhau đối với các ngành do mức độ mở cửa, lợi thế cạnh tranh, năng lực của từng ngành là khác nhau. Ngoài ra, tác động gián tiếp thông qua sức ép cải cách thể chế cũng mang lại những ảnh hưởng tích cực tới nền kinh tế.
Riêng với IPA, Bộ Kế hoạch và Đầu tư đánh giá, Hiệp định sẽ giúp Việt Nam tiếp tục đổi mới cơ cấu kinh tế, hoàn thiện thể chế và môi trường kinh doanh, tạo thuận lợi cho các nhà đầu tư EU kinh doanh tại Việt Nam. Giúp Việt Nam đạt được cân bằng giữa việc thu hút đầu tư và bảo vệ lợi ích quốc gia, lợi ích công cộng, hỗ trợ phát triển bền vững, trên cơ sở những điểm tiến bộ của IPA so với các hiệp định khuyến khích và bảo hộ đầu tư đã ký giữa Việt Nam và các nước thành viên EU.
IPA cũng thúc đẩy dòng vốn FDI từ EU vào Việt Nam do mức độ tự do hóa đầu tư của EU vào Việt Nam sẽ được tăng thêm, đặc biệt là trong một số ngành dịch vụ chuyên môn, dịch vụ tài chính, dịch vụ viễn thông, dịch vụ vận tải, dịch vụ phân phối.
“Trong trung và dài hạn, dòng vốn FDI vào Việt Nam là nhân tố khiến xuất khẩu của Việt Nam tăng mạnh nhất, tiếp đến là tác động của việc cắt giảm thuế và giảm các hàng rào phi thuế quan, và sự cải thiện năng suất”, Bộ Kế hoạch và Đầu tư nhận định.
IPA giúp Việt Nam cải thiện chất lượng đầu tư nước ngoài, thu hút thêm các nhà đầu tư trong một số ngành nghề mà EU có tiềm năng như công nghiệp chế biến, chế tạo sử dụng công nghệ cao, năng lượng sạch, năng lượng tái tạo, các dịch vụ chất lượng cao, dịch vụ ngân hàng, tài chính.
Dự kiến đầu tư nước ngoài vào Việt Nam sẽ gia tăng không chỉ từ các nước thành viên EU tìm kiếm cơ hội tiếp cận thị trường Việt Nam, và thông qua Việt Nam tiếp cận thị trường các nước ASEAN khác mà còn từ các nhà đầu tư các nước khác tìm kiếm cơ hội thông qua Việt Nam tiếp cận thị trường EU.
Vốn FDI tiếp tục tăng nhưng dịch chuyển bất thường Theo Tổng cục Thống kê-Bộ Kế hoạch và Đầu tư (KH&ĐT), vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) thực hiện 6 tháng đầu năm ... |
Thu hút FDI: Tồn tại và cơ hội Việt Nam được quốc tế đánh giá là một trong những quốc gia thu hút FDI thành công nhất khu vực và trên thế giới, ... |
Một số doanh nghiệp FDI “quay vòng” ưu đãi đầu tư, chuyển giá trốn thuế Tại phiên thảo luận về kinh tế - xã hội tại Quốc hội ngày 30/5, Đại biểu Đôn Tuấn Phong (An Giang) gây chú ý ... |
Chọn lọc nhà đầu tư FDI – vấn đề nóng được các đại biểu Quốc hội quan tâm Trong các phiên thảo luận về kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội tại Quốc hội, khi bàn về vốn đầu tư trực ... |