Mỹ thử tên lửa tầm trung, Nga - Trung lập tức lên tiếng
Mỹ lần đầu tiên thử tên lửa hành trình tầm trung sau khi rút khỏi INF Mỹ triển khai sớm tên lửa mới ở châu Á đối chọi Trung Quốc Iran phóng thử tên lửa bất chấp căng thẳng với Mỹ, Anh |
Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov cáo buộc Mỹ làm gia tăng căng thẳng quân sử bằng cách phóng tên lửa tầm trung. |
“Washington rõ ràng đã tiến hành quá trình leo thang căng thẳng quân sự”, Thứ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Ryabkov nói.
Tuy nhiên, Nga sẽ không bị lôi kéo vào một “cuộc chạy đua vũ trang tốn kém” và cũng không có kế hoạch triển khai tên lửa mới trừ khi Mỹ làm như vậy trước, hãng thông tấn TASS dẫn lời ông Sergei Ryabkov.
Điện Kremlin cho biết vụ thử tên lửa của Mỹ cho thấy Washington đã chuẩn bị để rút khỏi INF từ lâu.
“Đơn giản là không thể chuẩn bị cho các vụ thử nghiệm như vậy trong một vài tuần hay một vài tháng. Điều này ... cho thấy đó không phải là Nga, mà là Mỹ đã mang lại sự sụp đổ của INF”, phát ngôn viên của Kremlin, Dmitry Peskov nói.
Trung Quốc cũng bày tỏ quan ngại về vụ thử tên lửa của Mỹ.
Tại Bắc Kinh, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Trung Quốc Geng Shuang cho biết cuộc thử nghiệm cho thấy Mỹ đang châm ngòi cho một cuộc chạy đua vũ trang và đối đầu mới, sẽ có tác động tiêu cực nghiêm trọng đến an ninh khu vực và toàn cầu.
“Chúng tôi mong phía Mỹ từ bỏ những quan niệm lỗi thời về tư duy Chiến tranh Lạnh và “những trò chơi có tổng bằng không”, đồng thời hạn chế việc phát triển vũ khí”, ông Geng Shuang nói trong một cuộc họp báo hàng ngày.
Vụ phóng tên lửa tầm trung của Mỹ được thực hiện hôm 19/8, sau khi Mỹ chính thức rút khỏi INF hôm 2/8. |
Hôm 19/8, Lầu Năm Góc cho biết họ đã thử nghiệm một tên lửa hành trình tầm trung phóng từ mặt đất thông thường. Tên lửa này có tầm bắn hơn 500 km (310 dặm). Đây là lần thử nghiệm tên lửa tầm trung đầu tiên kể từ khi Mỹ rút khỏi Hiệp ước Các lực lượng Hạt nhân Tầm trung (INF).
Mỹ đã chính thức rút khỏi INF hôm 2/8, sau khi thông báo quyết định của mình tới Nga 6 tháng trước, với lý do Nga đã vi phạm hiệp ước này. Nga đã phủ nhận cáo buộc trên và cho rằng Mỹ muốn rút khỏi INF nhằm có cớ để phát triển các loại tên lửa mới.
Theo INF, Nga và Mỹ cam kết không sản xuất, thử nghiệm, triển khai các tên lửa trên mặt đất tầm trung và tầm ngắn (từ 500 - 5.500 km), làm giảm khả năng của cả hai nước khởi động một cuộc tấn công hạt nhân trong thời gian ngắn.
Mỹ lần đầu tiên thử tên lửa hành trình tầm trung sau khi rút khỏi INF Ngày 19/8, Lầu Năm Góc cho biết họ đã thử nghiệm một tên lửa hành trình tầm trung phóng từ mặt đất thông thường. Tên ... |
Mỹ triển khai sớm tên lửa mới ở châu Á đối chọi Trung Quốc Tân Bộ trưởng Quốc phòng Mỹ Mark Esper cho biết Mỹ muốn nhanh chóng triển khai tên lửa mới đến châu Á. Nhiều người cho ... |
Mỹ lên tiếng về vụ bắn tên lửa của Triều Tiên Triều Tiên đã bắn hai tên lửa tầm ngắn xuống biển hôm 25/7. Bộ Ngoại giao Mỹ đã kêu gọi Bình Nhưỡng kiềm chế những hành ... |