Lý do Mỹ rút khỏi Hiệp ước buôn bán vũ khí với hơn 100 nước tham gia
Trung Quốc khoe tên lửa siêu thanh "xuyên thủng nước Mỹ" Tổng thống Putin: Không có âm mưu nào khi gặp ông Kim Jong Un Ông Kim Jong-un bắt tay Tổng thống Putin để "nhắc nhở" Mỹ? |
Tổng thống Mỹ Donald Trump tại hội nghị thường niên của Hiệp hội súng trường quốc gia (NRA). Ảnh: AFP/Scott Olson |
Ngày 26/4, Tổng thống Mỹ Donald Trump thông báo chính quyền của ông sẽ ngừng phê chuẩn Hiệp ước UNATT và sẽ rút Mỹ khỏi hiệp ước này.
Thông báo trên của Tổng thống Trump được đưa ra tại một hội nghị thường niên của Hiệp hội súng trường quốc gia (NRA) được tổ chức tại Indianapolis, bang Indiana.
“Chúng tôi sẽ rút lại chữ kí của mình”, Tổng thống Trump nói với hàng nghìn người trong một sự kiện thường niên của NRA.
Trên Twitter, ông Trump gọi đây là quyết định bảo vệ được chủ quyền quốc gia Mỹ và sẽ không bao giờ cho những “kẻ ngoại bang phá hỏng sự tự do” của nước Mỹ.
Ngay sau tuyên bố của Tổng thống Trump, một số nhóm quốc tế đã lên án hành động này của Mỹ.
Phát ngôn viên Liên Hợp Quốc Stephane Dujarric gọi hiệp ước là "một thành tựu mang tính bước ngoặt trong nỗ lực nhằm đảm bảo trách nhiệm trong việc chuyển giao vũ khí quốc tế".
Giới chức Liên Hợp Quốc cũng cho biết, họ vẫn chưa nhận được thông báo chính thức của Mỹ, tuy nhiên, Tổng thống Donald Trump nói rằng, ông sẽ sớm gửi văn bản đầy đủ về việc này.
Chủ tịch nhóm Oxfom Abby Maxman cho rằng Mỹ sẽ chặn vũ khí với Iran, Triều Tiên và Syria với tư cách là quốc gia không ký kết hiệp ước lịch sử có mục đích duy nhất là bảo vệ những người dân vô tội khỏi vũ khí chết người.
Còn trong một thông báo, ông Adotei Akwei, thuộc Tổ chức Ân xá Quốc tế Mỹ, cho biết với thông báo này chính quyền Tổng thống Trump sẽ mở cửa trở lại cho hàng loạt các thương vụ bán vũ khí với các tiêu chí nhân quyền bị suy yếu.
UNATT được thông qua tại Đại hội đồng Liên hợp quốc ngày 2/4/2013, đánh dấu việc lần đầu tiên thế giới có một hiệp ước đặt ra những nguyên tắc toàn cầu đối với việc chuyển giao và sử dụng vũ khí nhằm đảm bảo tính minh bạch và bảo vệ nhân quyền trong hoạt động buôn bán vũ khí thông thường.
Cho đến nay 101 quốc gia đã chính thức tham gia hiệp ước. Ngoài ra có 29 quốc gia khác, bao gồm Mỹ, đã ký nhưng không tham gia một cách chính thức.
Mỹ, cường quốc xuất khẩu vũ khí số 1 thế giới, dưới thời của chính quyền cựu Tổng thống Mỹ Barack Obama đã ký kết hiệp ước này bất chấp sự phản đối của NRA và các nhóm bảo thủ khác.
Mặc dù hiệp ước này nhằm mục tiêu quản lý thị trường vũ khí thông thường quốc tế và tránh để nó rơi vào tay những kẻ lạm dụng nhân quyền nhưng NRA cho rằng, hiệp ước ảnh hưởng tới luật kiểm soát súng nội địa của Mỹ. Phạm vi của hiệp ước bao gồm nhiều sản phẩm từ súng tiểu liên đến xe tăng.
Việc rời khỏi hiệp ước là một phần trong chiến lược cải tổ chính sách xuất khẩu vũ khí của Mỹ và củng cố ngành công nghiệp nội địa.
Kể từ khi lên nắm quyền, Tổng thống Trump đã rút Mỹ khỏi Thỏa thuận Paris chống biến đổi khí hậu và sau đó là thỏa thuận hạt nhân với Iran./.
Xem thêm
Mỹ "bình thản" khi Triều Tiên bất ngờ thử vũ khí mới TĐO - Hiện Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chưa đưa ra bình luận gì về vụ thử vũ khí ... |
Mối lo "giang hồ sống ảo": Rao bán vũ khí, mua bán xe gian Trên trang Facebook “Công cụ hỗ trợ”, thành viên đăng hình ảnh rao bán các loại súng, mã tấu, dao bấm, dao xếp... với giá ... |
Khơ me Đỏ được trang bị vũ khí thế nào mà dám tấn công Việt Nam? Trang bị vũ khí của Khơ me Đỏ được giới chuyên gia quốc tế đánh giá cao, hầu hết các loại súng ống pháo hạng ... |