Tổng thống Putin: Không có âm mưu nào khi gặp ông Kim Jong Un
Ông Kim Jong-un bắt tay Tổng thống Putin để "nhắc nhở" Mỹ? Video: Ông Kim Jong-un nếm bánh mì khi đến Nga Triều Tiên "đá xoáy" trợ thủ của Tổng thống Trump |
Tổng thống Nga Vladimir Putin chào đón lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un trước khi hội đàm diễn ra tại khuôn viên Đại học Liên bang Viễn Đông ở t Vladivostok, Nga, hôm 25/4. Ảnh: AFP |
Ông Kim và Putin đã gặp nhau tại cảng Vladivostok ở miền đông nước Nga, cho hội nghị thượng đỉnh đầu tiên giữa họ.
Hai nhà lãnh đạo chào nhau nồng nhiệt, bắt tay và cùng mỉm cười, khi bắt đầu cuộc họp trên một hòn đảo ngoài khơi Vladivostok kéo dài gần năm giờ.
Tổng thống Putin, được biết đến vì hay các vị khách phải chờ đợi, lại đã đến trước và chờ sẵn Chủ tịch Kim Jong Un.
Trong cuộc hội đàm, Kim cảnh báo "tình hình trên bán đảo Triều Tiên và khu vực hiện đang ở tình trạng bế tắc và đã chạm ngưỡng. Tình hình có thể trở lại trạng thái ban đầu khi Mỹ có thái độ đơn phương với mục đích xấu trong cuộc hội đàm thượng đỉnh Mỹ-Triều lần thứ hai gần đây", hãng tin KCNA cho biết.
"Hòa bình và an ninh trên bán đảo Triều Tiên sẽ hoàn toàn phụ thuộc vào thái độ trong tương lai của Hoa Kỳ và Triều Tiên sẽ tự bảo vệ mình cho mọi tình huống có thể xảy ra", KCNA dẫn lời ông Kim.
Hội nghị thượng đỉnh Kim-Trump hồi cuối tháng 2 về giải trừ hạt nhân đã kết thúc mà không đạt được thỏa thuận.
Bình Nhưỡng đã yêu cầu các lệnh trừng phạt ngay lập tức được dỡ bỏ, nhưng hai bên không thống nhất được về các bước giải trừ hạt nhân cũng như mức độ dỡ bỏ trừng phạt.
Nga đã kêu gọi các biện pháp trừng phạt được nới lỏng, trong khi Mỹ cáo buộc nước này cố gắng giúp Bình Nhưỡng “trốn” một số lệnh trừng phạt - cáo buộc mà Moscow đã phủ nhận.
Chỉ một tuần trước, Bình Nhưỡng đã yêu cầu loại bỏ Ngoại trưởng Hoa Kỳ Mike Pompeo khỏi các cuộc đàm phán hạt nhân bị đình trệ, cáo buộc ông này đã làm hỏng quá trình này.
Hôm 25/4, ông Putin đã tuyên bố Moscow, cũng như Washington, ủng hộ những nỗ lực giảm căng thẳng trên bán đảo Triều Tiên và ngăn chặn các xung đột hạt nhân.
Nhưng ông cũng nhấn mạnh rằng Triều Tiên cần "đảm bảo an ninh, bảo vệ chủ quyền của mình".
"Chúng ta cần ... trở về một quốc gia nơi luật pháp quốc tế, chứ không phải luật của kẻ mạnh nhất, quyết định tình hình trên thế giới", ông Putin nói.
Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un đã thảo luận tình hình bán đảo Triều Tiên với Tổng thống Nga Vladimir Putin trong hội nghị thượng đỉnh ngày 25/4. Ảnh: Reuters |
“Thời hoàng kim mới”
Chủ tịch Kim cho biết ông hy vọng sẽ mở ra một "thời hoàng kim mới" trong mối quan hệ giữa Bình Nhưỡng và Moscow.
Cả hai nhà lãnh đạo cho biết họ đang tìm cách tăng cường mối quan hệ đã bắt nguồn từ sự ủng hộ của Liên Xô cho ông Kim Il Sung, người sáng lập Triều Tiên đồng thời là ông nội của Chủ tịch Kim Jong Un.
Hai người chia sẻ một bữa ăn trưa bao gồm súp Borsch (súp củ dền) , salad cua và bánh bao thịt nai, hãng thông tấn Nga TASS đưa tin.
Nhà lãnh đạo Triều Tiên đã mời Putin đến thăm Triều Tiên "vào thời điểm thuận tiện" và lời mời này "dễ dàng được chấp nhận", KCNA nói.
Ông Kim, người đến Vladivostok trên chiếc tàu bọc thép của mình, dự kiến sẽ ở lại đến thứ Sáu cho các sự kiện văn hóa mà truyền thông Nga đã đưa tin bao gồm một vở ba-lê và một chuyến viếng thăm thủy cung của thành phố.
“Không bí mật”
Hội nghị Nga-Triều này là cuộc gặp lần đầu tiên của Chủ tịch Kim với một nguyên thủ quốc gia khác kể từ khi trở về từ hội nghị thượng đỉnh tại Hà Nội.
Kể từ tháng 3/2018, nhà lãnh đạo Triều Tiên đã tổ chức bốn cuộc gặp với Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, ba cuộc gặp với Tổng thống Moon Jae-in của Hàn Quốc, hai cuộc với Tổng thống Trump và một với nhà lãnh đạo Việt Nam.
Putin nói với các phóng viên rằng ông sẽ thông báo với Washington về kết quả của các cuộc đàm phán.
"Không có bí mật, không có âm mưu nào ở đây... Chính Chủ tịch Kim đã yêu cầu chúng tôi thông báo cho phía Mỹ về ý định của chúng tôi", ông Putin nói.
Không có thông báo hay thỏa thuận cụ thể nào đã được tuyên bố tại Vladivostok, nhưng các nhà phân tích cho biết cuộc họp này có giá trị đối với cả hai bên.
Koo Kab-woo, giáo sư tại Đại học Nghiên cứu Bắc Triều Tiên, phát biểu: "Đối với Triều Tiên, tất cả đều nhằm đảm bảo một lối thoát khác. Trung Quốc nói về việc giảm nhẹ lệnh trừng phạt nhưng không thực sự đưa nó vào hành động".
"Đối với Nga, Triều Tiên đang nâng nó trở lại một trong những đối tác trực tiếp, như Trung Quốc."
Xuất khẩu lao động sang Nga
Trong số các vấn đề có thể được thảo luận tại Hội nghị Nga-Triều là số phận của khoảng 10.000 lao động Triều Tiên làm việc tại Nga và sẽ phải rời đi vào cuối năm nay theo lệnh trừng phạt.
Xuất khẩu lao động là nguồn thu quan trọng của Triều Tiên. Bình Nhưỡng đã yêu cầu Nga tiếp tục sử dụng lao động của mình sau thời hạn lệnh trừng phạt yêu cầu.
Ngay sau khi lên làm Tổng thống, ông Putin đã tìm cách bình thường hóa quan hệ với Bình Nhưỡng và gặp Kim Jong Il - cha của Chủ tịch Kim - ba lần, bao gồm một cuộc họp năm 2002 cũng được tổ chức tại Vladivostok.
Kể từ đó, Trung Quốc đã củng cố vai trò là đồng minh quan trọng nhất của Triều Tiên, đối tác thương mại lớn nhất và nhà cung cấp nhiên liệu quan trọng của họ, và các nhà phân tích nói rằng Kim có thể đang tìm cách cân bằng ảnh hưởng của Bắc Kinh.
Lần gặp trước đó giữa hai nhà lãnh đạo Nga và Triều diễn ra vào năm 2011, khi ông Kim Jong Il nói với Tổng thống Nga khi đó là Dmitry Medvedev rằng ông đã chuẩn bị từ bỏ các vụ thử vũ khí hạt nhân.
Mới hơn hai tuần trước, Chủ tịch Kim đã giám sát thử lớn nhất và phóng tên lửa mà Bình Nhưỡng nói có khả năng vươn tới toàn bộ lục địa Mỹ./.
Xem thêm
Mỹ "bình thản" khi Triều Tiên bất ngờ thử vũ khí mới TĐO - Hiện Nhà Trắng, Lầu Năm Góc và Bộ Ngoại giao Mỹ vẫn chưa đưa ra bình luận gì về vụ thử vũ khí ... |
Muốn Mỹ "dũng cảm", Triều Tiên phải giữ lời hứa từ bỏ hạt nhân Trước yêu cầu của nhà lãnh đạo Triều Tiên Kim Jong-un về việc Washington nên thể hiện sự linh hoạt hơn trong các cuộc đàm ... |
Ông Kim Jong Un khuyên Mỹ "dũng cảm" thay cho trăm, ngàn lần gặp Chủ tịch Triều Tiên Kim Jong-un khuyên chính quyền Mỹ và Tổng thống Donald Trump có quyết định dũng cảm nếu không dù có gặp ... |