Kết nối thế hệ trẻ Việt Nam - Campuchia qua những hoạt động chung
Theo em Tith Chantha, sinh viên trường Đại học Bách khoa Hà Nội, hoạt động tình nguyện, thiện nguyện là một trong những kênh hiệu quả gắn kết thanh niên hai nước.
“Các hoạt động tình nguyện như: nhặt rác, đạp xe bảo vệ môi trường; chương trình “Mùa hè xanh”; hỗ trợ học tập cho các em học sinh có hoàn cảnh khó khăn… đều có ý nghĩa thiết thực. Vừa thể hiện trách nhiệm của tuổi trẻ đối với cộng đồng, xã hội, vừa là cơ hội để lưu học sinh Campuchia giao lưu cùng các bạn thanh niên Việt Nam, nâng cao khả năng giao tiếp tiếng Việt. Tại những miền đất đã đi qua, chúng em có cơ hội hiểu thêm về đất nước, con người Việt Nam, đồng thời cũng có dịp quảng b văn hóa, lịch sử, địa lý, các trò chơi dân gian… của Campuchia đến với các bạn Việt Nam”, Chantha nói.
Tith Chantha và mẹ đỡ đầu tại buổi gặp mặt, giao lưu hữu nghị giữa cựu quân tình nguyện - cựu chuyên gia Việt Nam và cán bộ, Đại sứ quán, sinh viên Campuchia tại tỉnh Bắc Giang. (Ảnh: NVCC) |
Chantha mong muốn, lưu học sinh Campuchia sẽ có cơ hội tham gia nhiều hoạt động tình nguyện, thiện nguyện tại Việt Nam.
Em Sorn Sambath (sinh năm 1998) kể: Bố em là chiến sĩ thuộc lực lượng Cách mạng Campuchia từng chiến đấu chống lại chế độ diệt chủng Pol Pot. Thời gian kề vai sát cánh chiến đấu cùng nhau giúp ông hiểu được tấm lòng, sự giúp đỡ chí nghĩa, chí tình của những cán bộ chuyên gia, quân tình nguyện Việt Nam trong cuộc chiến chống chế độ diệt chủng Pol Pot tàn bạo năm xưa và trong hòa bình và phát triển giữa hai dân tộc Việt Nam, Campuchia hôm nay.
“Tình yêu Việt Nam của hai anh em bắt nguồn từ những cảm xúc khi được nghe bố kể về kỷ niệm với những người đồng đội cũ, từ ấn tượng mỗi lần sang Việt Nam, từ những câu giao tiếp tiếng Việt đơn giản hàng ngày chúng em được nghe... và tiếp tục được nuôi dưỡng sau nhiều năm học tập tại Việt Nam”, Sambath nói.
Sorn Sambath, sinh viên năm cuối tại Học viện Quân y Việt Nam. (Ảnh: NVCC) |
Theo Sambath, tình hữu nghị giữa Việt Nam và Campuchia sẽ trường tồn và thế hệ trẻ - lực lượng kế cận tiếp nối, phát triển quan hệ đó trong tương lai cần được bồi dưỡng về nhận thức, tình cảm vì có biết, có hiểu nhau thì mới dành tình cảm cho nhau.
Bồi dưỡng là quá trình trang bị kiến thức, hiểu biết cơ bản về truyền thống văn hóa, con người, ngôn ngữ, lịch sử, địa lý của nhau. Hai nước có thể đẩy nhanh quá trình đó bằng cách tạo thêm nhiều cơ hội cho thế hệ trẻ giao lưu thông qua các chương trình văn hóa, văn nghệ; tọa đàm chia sẻ kiến thức; workshop thực hành làm đồ thủ công, vẽ tranh…
Thế hệ trẻ cũng cần chủ động tìm hiểu thông tin qua sách, báo, mạng xã hội; tham gia tích cực trong các hoạt động kết nối chung; sẵn sàng chia sẻ văn hóa nước mình và tiếp nhận điều hay ở văn hóa nước bạn khi có cơ hội…
"Em sẽ kể cho bạn bè, người thân của em nghe những hiểu biết về đất nước con người Việt Nam, về quan hệ hữu nghị tốt đẹp hai nước... giống như năm xưa bố em đã kể chuyện cho anh em em nghe", Sambath nói.
Tình thân gia đình của lưu học sinh Campuchia trên đất Việt “Ươm mầm hữu nghị” là một hoạt động thiết thực, hiệu quả của Hội hữu nghị Việt Nam – Campuchia Chùa Tháp (Hội). Nhiều hội viên của Hội có mẹ là người Việt, bố là liệt sĩ Campuchia nên gần gũi, đồng cảm và sẵn lòng cưu mang các em lưu học sinh Campuchia xa nhà sang Việt Nam học tập. Đây cũng là thế mạnh của Hội trong tuyên truyền, xây dựng, củng cố và phát triển tình hữu nghị nhân dân hai nước. |
Giáo dục, tiếp nối truyền thống hữu nghị Việt Nam - Campuchia cho thế hệ trẻ Buổi gặp mặt, giao lưu hữu nghị giữa cựu quân tình nguyện - cựu chuyên gia Việt Nam và cán bộ, Đại sứ quán, sinh viên Campuchia là dịp để những chiến sĩ “đội quân nhà Phật”, cựu chuyên gia - nhân chứng sống của những năm tháng dưới chế độ Pol Pot ôn lại lịch sử về sự hồi sinh kỳ diệu của đất nước Campuchia. Từ đó giáo dục cho thế hệ trẻ tương lai tiếp nối truyền thống hữu nghị cha ông đã dày công gìn giữ và vun đắp. |