ISDS trang bị kiến thức, kỹ năng cho phụ nữ lao động di cư Hà Tĩnh
Hà Tĩnh và Bolikhamsai, Khammouane (Lào) thúc đẩy hợp tác chống dịch và phát triển kinh tế Chiều 18/12, Hội nghị cấp cao thường niên năm 2021 giữa Hà Tĩnh (Việt Nam) và Bolikhamsai, Khammouane (Lào) đã diễn ra tại Cửa khẩu Quốc tế Cầu Treo. Hội nghị được tổ chức nhằm thúc đẩy hơn nữa hợp tác phòng, chống dịch COVID-19 và hợp tác phát triển trên mọi mặt về kinh tế, xã hội, bảo đảm an ninh trật tự cho các tỉnh biên giới. |
Việt Nam nỗ lực thúc đẩy di cư lao động an toàn và bình đẳng cho phụ nữ Theo báo cáo gần đây của ILO, mặc dù phụ nữ Việt Nam chỉ chiếm một phần ba tổng số người lao động Việt Nam đi làm việc tại nước ngoài theo hợp đồng, nhưng họ đã đóng góp tới 50% lượng kiều hối. Tuy nhiên, phụ nữ đã và đang phải đối mặt với nhiều rào cản hơn nam giới. Họ đặc biệt có nguy bị cơ phân biệt đối xử và bạo lực dựa trên chủng tộc, dân tộc, quốc tịch, tuổi tác, tình trạng di cư hoặc các đặc điểm liên quan đến giới tính. |
Đợt tập huấn này là hoạt động nằm trong khuôn khổ Dự án “Thúc đẩy bình đẳng giới và di cư lao động an toàn cho phụ nữ”, được triển khai từ tháng 09/2021 đến tháng 02/2022, tại ba huyện, thị xã trên địa bàn tỉnh Hà Tĩnh là Can Lộc, Thạch Hà và Hồng Lĩnh. Dự án được hỗ trợ bởi Quỹ Canada dành cho các sáng kiến địa phương (CFLI), do Đại Sứ Quán Canada tại Việt Nam quản lý, với kinh phí trên 600 triệu đồng.
Phụ nữ lao động di cư tại thị xã Hồng Lĩnh, tỉnh Hà Tĩnh tham gia tập huấn. |
Phụ nữ chiếm hơn 30% trong số người Việt Nam đi lao động theo hợp đồng ở các nước. Chương trình nhằm vinh danh những đóng góp quý báu của người lao động di cư trong sự phát triển kinh tế xã hội tại Việt Nam và các quốc gia nơi họ di cư đến, cũng như chia sẻ với những hi sinh, khó khăn của họ trên chặng đường đầy gian truân khi đi lao động xa xứ, đặc biệt là với những người phụ nữ phải đối mặt với nhiều rủi ro liên quan đến bạo lực trên cơ sở giới.
Mục tiêu chung của dự án là thúc đẩy bình đẳng giới và an toàn khi di cư lao động ra nước ngoài cho phụ nữ, thông qua các hoạt động chính sau: Thực hiện các hội thảo tập huấn để nâng cao kiến thức về giới, bạo lực trên cơ sở giới, và kĩ năng an toàn cho phụ nữ ở Hà Tĩnh di cư lao động ra nước ngoài, nhằm hỗ trợ phụ nữ phòng chống các hình thức phân biệt giới và bạo lực trên cơ sở giới, và nâng cao vị thế kinh tế – xã hội của mình trong gia đình và cộng đồng trong dài hạn; Xây dựng và công bố ấn phẩm kí sự về những phụ nữ di cư lao động ở nước ngoài, để những đóng góp kinh tế-xã hội cũng như những khó khăn mà họ phải đối mặt được thấu hiểu và được nhìn nhận đúng đắn bởi công chúng và các nhà làm luật; Thành lập mạng lưới trực tuyến giữa những phụ nữ di cư để tăng cường trao đổi thông tin, kiến thức và tiếp cận các hỗ trợ trực tuyến trong bối cảnh đại dịch.
Đối tượng hưởng lợi trực tiếp của Dự án là 100 phụ nữ đi di cư lao động ở nước ngoài (đã trở về hoặc đang chuẩn bị đi) đang sinh sống ở ba huyện, thị xã thuộc tỉnh Hà Tĩnh – là nơi có nhiều lao động nữ di cư ra nước ngoài làm việc trong những năm qua.
Các sản phẩm của Dự án sẽ được công bố rộng rãi nhằm nâng cao nhận thức của xã hội về những đóng góp của phụ nữ lao động di cư cho gia đình và cộng đồng, về những khó khăn, thách thức mà họ phải đối mặt trong quá trình di cư lao động. Qua đó Dự án mong muốn các nhà hoạch định chính sách và toàn xã hội tăng cường sự hỗ trợ và bảo vệ quyền của người di cư lao động nói chung và của phụ nữ di cư lao động nói riêng.
Tập huấn về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình cho người dân huyện Bảo lâm (Lâm Đồng) Tại xã B’Lá và Lộc Nam (Bảo Lâm), Hội Chữ thập đỏ Lâm Đồng vừa tổ chức 4 lớp tập huấn về bình đẳng giới và phòng chống bạo lực gia đình thuộc Dự án “Trao quyền cho phụ nữ kém may mắn” do Đại sứ quán Trung Quốc tài trợ. |
GBVNET ra tuyên bố nhân tháng hành động và "16 ngày hành động chống bạo lực giới" GBVNet - Mạng lưới Phòng ngừa và Ứng phó Bạo lực trên cơ sở giới Việt Nam khẳng định cam kết với chương trình hành động của mình trong thúc đẩy bình đẳng giới và chấm dứt bạo lực trên cơ sở giới ở Việt Nam. |