Quãng đường di chuyển hơn 200km từ thành phố Lai Châu, tỉnh Lai Châu đến thành phố Điện Biên Phủ, tỉnh Điện Biên dường như gần hơn khi anh lái xe bật cho chúng tôi nghe những bài hát về vùng Tây Bắc trong suốt hành trình. Cũng phải, vì lên Tây Bắc, nếu chưa được xem xòe thì còn gì tuyệt hơn là được nghe những điệu dân ca Thái.
Theo phóng viên TTXVN tại Brussels, với tiêu đề “Làng hương thôi miên”, Đài Phát thanh và Truyền hình của Cộng đồng người Bỉ nói tiếng Pháp (RTBF) hôm 1/3 đã phát phóng sự giới thiệu về làng hương Quảng Phú Cầu, một điểm đến yêu thích của người Việt Nam.
Hàng năm, tại Đình Vạn Phước (xã Mỹ Lệ, huyện Cần Đước), Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh Long An tổ chức Liên hoan Đờn ca tài tử Nam Bộ tỉnh mở rộng. Khác với nhiều năm trước (là cuộc thi giữa các đơn vị), năm 2023, Liên hoan là nơi giao lưu gặp gỡ, nơi thể hiện niềm đam mê của các tài tử đờn, tài tử ca với Di sản văn hóa phi vật thể của nhân loại.
Theo quan niệm của người Dao ở Tuyên Quang, mùa Xuân là mùa khởi đầu của những điều mới mẻ, khai sáng những điều tốt lành. Trong tiết trời ấm áp, vạn vật như bừng tỉnh sau giấc ngủ Đông dài, đây là thời điểm thích hợp để các thầy tạo, thầy cúng, các già làng khai bút, dạy người trẻ học chữ Nôm Dao hướng về cội nguồn.
Lượn cọi của đồng bào dân tộc Tày ở huyện Pác Nặm có từ lâu đời và trở thành nét văn hóa đặc sắc không thể thiếu trong các dịp lễ, Tết. Đến nay, Lượn cọi đã được đưa vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia và đang được huyện Pác Nặm bảo tồn, phát huy giá trị văn hóa gắn với hoạt động du lịch của địa phương.
Ngày 5/2, TP. Hội An, tỉnh Quảng Nam đã tổ chức Lễ đón nhận danh hiệu Di sản văn hóa phi vật thể quốc gia cho lễ hội Tết Nguyên tiêu Hội An.
Những ngày cuối năm, đồng bào vùng cao huyện Si Ma Cai tích cực vệ sinh môi trường, làm sạch đường quê, chuẩn bị đón năm mới.
Mới đây, Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch vừa có quyết định số 73/QĐ-BVHTTDL về việc đưa lễ hội đền Đông Cuông, huyện Văn Yên, tỉnh Yên Bái, vào danh mục di sản văn hóa phi vật thể cấp quốc gia.
Đồng bào Hre sống ở các huyện miền núi tỉnh Quảng Ngãi có đời sống văn hoá phong phú, đa dạng với nhiều làn điệu dân ca, nhạc cụ, lễ hội truyền thống. Các địa phương đang nỗ lực khôi phục, bảo tồn phát huy giá trị di sản văn hoá của đồng bào Hre gắn với phát triển du lịch cộng đồng.
Điệu múa cổ giáo cờ giáo quạt xuất hiện từ thời nhà Trần đang còn được lưu truyền tại làng Giắng (làng Thượng Liệt), xã Đông Tân, huyện Đông Hưng (tỉnh Thái Bình). Đã có thời điểm tưởng thất truyền, nhưng bằng sự bền bỉ, truyền dạy từ đời này sang đời khác, điệu múa đặc sắc này vẫn đang âm thầm khẳng định sự trường tồn trong đời sống dân gian.
Cùng với việc đẩy mạnh phát triển kinh tế, tỉnh Lai Châu luôn chú trọng xây dựng và nâng cao chất lượng đời sống văn hóa tinh thần cho người dân trên địa bàn.
Ngày 29/11, Ban Quản lý di tích tỉnh Bắc Ninh đã tổ chức hội thảo khoa học "Giá trị di sản văn hóa tín ngưỡng thờ mẫu tỉnh Bắc Ninh và định hướng công tác quản lý trong đời sống đương đại".
Gần 90 tuổi đời với hơn 70 năm nuôi dưỡng tình yêu Quan họ, Nghệ nhân Nhân dân Nguyễn Văn Cầu (Bắc Ninh) là “bảo tàng sống” lưu giữ văn hóa.
Chợ phiên Bảo Lạc, tỉnh Cao Bằng thường diễn ra 5 ngày 1 lần. Chợ không chỉ là nơi giao thương, trao đổi hàng hóa của đồng bào các dân tộc, chợ phiên còn là nơi hội tụ của những tinh hoa văn hóa, phong tục, tập quán đậm đà bản sắc dân tộc, được đồng bào gìn giữ, bảo tồn, trở thành nét văn hóa đặc sắc của đồng bào DTTS nơi đây.
Tưởng như âm thầm nhưng lại rộn rã theo cách riêng của mình, những câu lạc bộ thơ ca trên cả nước cứ thế "vun tưới" cho những hồn thơ nhiều thế hệ. CLB Thơ Quan họ làng Lim cũng là một điển hình như thế.
Tôi muốn đưa văn hóa của người Ba Na đến gần hơn với bạn bè bốn phương. Vì muốn giữ văn hóa nguyên bản, sự mộc mạc của con người Tây Nguyên, tôi chọn du lịch cộng đồng để vừa quảng bá, vừa bảo tồn theo kiểu " lấy di sản nuôi di sản". Đinh A Ngưi - ông chủ của homestay ở làng Kgiang đã bộc bạch như vậy.