Trang chủ Gia đình Việt Hồn nước
07:22 | 23/02/2025 GMT+7

Tiếng Việt - biểu tượng của văn hóa, lịch sử và bản sắc dân tộc

aa
Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tiếng Việt trở thành sợi dây gắn kết cộng đồng, là cầu nối giữa các thế hệ và giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc Việt trong hội nhập quốc tế.
Giáo sư người Nhật - Hiroki Tahara: Về nghe tiếng Việt
Gìn giữ, lan tỏa tiếng Việt tại Malaysia

Tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp, mà còn là biểu tượng của văn hóa, lịch sử và bản sắc dân tộc Việt Nam.

Với sự độc đáo trong thanh điệu và cấu trúc, tiếng Việt phản ánh trí tuệ, cảm xúc và truyền thống dân tộc qua từng lời nói.

Trải qua hàng nghìn năm lịch sử, tiếng Việt đã trở thành sợi dây gắn kết cộng đồng, là cầu nối giữa các thế hệ và giữ vai trò quan trọng trong việc bảo tồn, phát huy bản sắc Việt trong bối cảnh hội nhập quốc tế.

Tiếng Việt - ngôn ngữ độc đáo và giàu sắc thái

Tiếng Việt là một ngôn ngữ độc đáo và tinh tế, không chỉ phong phú về từ vựng mà còn thể hiện rõ sự đa dạng và sâu sắc trong từng âm điệu, thanh điệu.

Theo Giáo sư Nguyễn Văn Khang, thanh điệu là một yếu tố đặc trưng của tiếng Việt, giống như những nốt nhạc trong một bản nhạc, tạo nên bản sắc rất riêng biệt. Đây cũng là một yếu tố mà không phải ngôn ngữ nào cũng có.

Còn theo Phó giáo sư, Tiến sỹ Phạm Văn Tình, sự giàu của tiếng Việt cũng chính là ở tính đa dạng phong phú và có nhiều giá trị. Tiếng Việt hiện nay có khoảng 17.000 âm tiết, tức là 17.000 thành tố có thể tạo được từ. Và từ 17.000 thành tố đó người ta xáo trộn và kết hợp với nhau tạo thành các từ mới và có thể nói có hàng triệu kết hợp. Riêng thuật ngữ tiếng Việt hiện nay trong tất cả các chuyên ngành đã có hàng chục vạn.

Điều đó cho thấy tiếng Việt là một hệ thống ngôn ngữ rất đa dạng, đa chiều và bản thân từ ngữ đó lại có những nội dung ngữ nghĩa có những biểu hiện sắc thái khác nhau.

Tiếng Việt đẹp ở chỗ là nó có một sắc thái riêng, độc đáo, thể hiện được trí tuệ dân gian và được thử thách qua hàng nghìn năm người Việt giao tiếp tiếng nói với nhau. Tiếng Việt thể hiện mọi cung bậc suy nghĩ tình cảm của con người Việt Nam.

Tiếng Việt - biểu tượng của văn hóa, lịch sử và bản sắc dân tộc
Học sinh được vinh danh tại lễ trao giải Trạng Nguyên Tiếng Việt lần thứ 9. (Ảnh: Ngọc Bích/TTXVN)

Phó giáo sư, Tiến sỹ Phạm Văn Tình giải thích: “Tiếng nói của người Việt là một thứ tiếng nói mà ngôn ngữ gọi là đơn âm, vì thế cho nên nó có những cái biểu hiện đặc biệt riêng. Tiếng Việt có 6 thanh điệu, một trong những ngôn ngữ nhiều thanh điệu nhất trên thế giới. Và người ta nói tiếng Việt lên bổng xuống trầm như hát và có thể nói là thể hiện được mọi cung bậc tình cảm."

Với sự kết hợp tuyệt vời giữa thanh điệu và tính đa dạng phong phú trong cấu trúc từ ngữ, tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là di sản văn hóa vô giá, phản ánh trí tuệ, cảm xúc và bản sắc dân tộc qua từng âm điệu, từng lời nói.

Biểu tượng của văn hóa, lịch sử và bản sắc dân tộc

Tiếng Việt không chỉ là ngôn ngữ giao tiếp hàng ngày của người Việt Nam mà còn mang trong mình giá trị sâu sắc về mặt văn hóa, lịch sử và bản sắc dân tộc.

Trong đời sống, tiếng Việt là công cụ giao tiếp, giúp kết nối con người và cộng đồng trên khắp mọi miền đất nước; tạo nên sự gắn bó và hiểu biết lẫn nhau giữa các thế hệ, các vùng miền, từ thành thị đến nông thôn, từ miền xuôi đến miền ngược.

Tiếng Việt cũng là phương tiện chính trong hệ thống giáo dục quốc gia, từ tiểu học đến bậc đại học. Hệ thống chữ Quốc ngữ giúp việc học tập trở nên dễ dàng, góp phần nâng cao dân trí, đào tạo nhân tài, thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội.

Đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài, tiếng Việt là sợi dây kết nối với quê hương, giữ gìn bản sắc văn hóa và truyền thống gia đình. Các lớp học tiếng Việt dành cho thế hệ trẻ trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài đã góp phần duy trì sự liên kết tình cảm và văn hóa xuyên biên giới.

Trong lịch sử, tiếng Việt là ngôn ngữ ghi dấu mọi chặng đường lịch sử của dân tộc, từ thời kỳ Bắc thuộc, đấu tranh giành độc lập, thống nhất đất nước đến thời kỳ đổi mới và phát triển.

Các tư liệu lịch sử được viết bằng chữ Nôm, chữ Hán và chữ Quốc ngữ là kho báu vô giá giúp thế hệ sau hiểu rõ hơn về truyền thống anh hùng và tinh thần bất khuất của cha ông.

Đặc biệt, trong các cuộc kháng chiến chống ngoại xâm, tiếng Việt là phương tiện tuyên truyền hiệu quả, khơi dậy lòng yêu nước và ý chí quật cường của dân tộc. Những bài hịch, bài thơ, bài hát như: bài thơ "Nam quốc sơn hà," Tuyên ngôn độc lập của Chủ tịch Hồ Chí Minh, Tiến quân ca của nhạc sỹ Văn Cao… đã trở thành ngọn đuốc soi đường cho tinh thần đấu tranh giải phóng dân tộc.

Tiếng Việt còn là ngôn ngữ của Hiến pháp, của nghị định và văn bản chính trị quan trọng của đất nước. Điều này thể hiện tinh thần tự chủ và nền độc lập của dân tộc, đồng thời khẳng định sự phát triển bền vững của đất nước trên trường quốc tế.

Trong văn hóa, tiếng Việt là linh hồn của văn học nghệ thuật. Tiếng Việt là công cụ sáng tạo chủ yếu trong văn học, âm nhạc, kịch nghệ và điện ảnh. Qua các tác phẩm nổi tiếng như Truyện Kiều, Chinh phụ ngâm… hay thơ văn của Xuân Diệu, Hàn Mặc Tử, Nguyễn Bính…, tiếng Việt đã chứng minh sức mạnh biểu đạt cảm xúc phong phú và chiều sâu tư duy.

Trong văn học dân gian, ngôn ngữ là nơi lưu giữ các giá trị văn hóa truyền thống, các câu ca dao, tục ngữ, thành ngữ của dân tộc Việt Nam. Những câu như “Giấy rách phải giữ lấy lề," “Ở hiền gặp lành," “Uống nước nhớ nguồn," "Ở bầu thì tròn, ở ống thì dài," “Lá lành đùm lá rách”… không chỉ là bài học đạo đức mà còn thể hiện triết lý sống của dân tộc.

Tiếng Việt - biểu tượng của văn hóa, lịch sử và bản sắc dân tộc
Thứ trưởng Ngoại giao Lê Thị Thu Hằng dự lễ khai trương Tủ sách Tiếng Việt tại Trung tâm Văn hóa Việt Nam tại Paris. (Ảnh: Ngọc Hiệp/TTXVN )

Trong bối cảnh hội nhập quốc tế, tiếng Việt vẫn luôn giữ vai trò như một biểu tượng bản sắc của người Việt Nam. Dù tiếp nhận ảnh hưởng từ các ngôn ngữ khác, tiếng Việt không bị đồng hóa mà ngược lại, còn phát triển mạnh mẽ hơn, khẳng định vị thế trong giao lưu văn hóa toàn cầu.

Như vậy, tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp mà còn là biểu tượng của văn hóa, lịch sử và bản sắc dân tộc. Qua dòng chảy thời gian, tiếng Việt đã chứng minh khả năng thích nghi và phát triển vượt bậc, trở thành cầu nối giữa các thế hệ, các vùng miền và cả cộng đồng người Việt trên toàn thế giới. Với giá trị nhân văn sâu sắc, tiếng Việt mãi là tài sản quý báu, góp phần định hình và bảo tồn bản sắc dân tộc trong bối cảnh toàn cầu hóa ngày nay.

Giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt

Trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế hiện nay, tiếng Việt không chỉ là phương tiện giao tiếp của người Việt Nam mà còn đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.

Tuy vậy, việc giữ gìn sự trong sáng và bản sắc của tiếng Việt trong quá trình giao thoa với các ngôn ngữ khác là một thách thức lớn, nhất là khi nền văn hóa và ngôn ngữ quốc gia phải đối mặt với sự ảnh hưởng mạnh mẽ của tiếng Anh và các ngôn ngữ quốc tế khác. Hơn nữa, sự phát triển mạnh mẽ của truyền thông xã hội và các nền tảng trực tuyến cũng tạo ra một môi trường thuận lợi cho việc lan tỏa những cách sử dụng ngôn ngữ không chuẩn mực.

Các hiện tượng như sử dụng ngữ pháp sai, rút gọn từ ngữ, hoặc lạm dụng các từ ngoại lai có thể gây ảnh hưởng tiêu cực đến việc bảo vệ và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt.

Dù vậy, trong quá trình hội nhập, tiếng Việt cũng có cơ hội để phát triển và thích nghi. Việc phát triển các từ ngữ mới, kết hợp với sự sáng tạo trong ngôn ngữ học, có thể giúp tiếng Việt trở nên phong phú và phù hợp hơn với yêu cầu của thời đại. Điều này đòi hỏi sự chủ động và tinh thần trách nhiệm của cộng đồng trong việc duy trì và bảo vệ giá trị của tiếng Việt, đồng thời khai thác những yếu tố tích cực từ các nền văn hóa khác.

Việc giữ gìn và phát huy sự trong sáng của tiếng Việt không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan chức năng mà còn là nghĩa vụ của mỗi cá nhân trong cộng đồng.

Chính phủ và các tổ chức văn hóa đã và đang triển khai nhiều biện pháp để bảo vệ và phát triển tiếng Việt, bao gồm việc xây dựng các quy định về chuẩn mực ngôn ngữ trong các văn bản chính thức, trong giáo dục và trong các phương tiện truyền thông.

Các trường học, cơ sở giáo dục cần tiếp tục nâng cao nhận thức cho học sinh, sinh viên về giá trị của tiếng Việt, khuyến khích việc sử dụng tiếng Việt chuẩn mực và giàu sắc thái trong giao tiếp hàng ngày. Trong mỗi gia đình, việc duy trì và phát huy tiếng Việt là một yếu tố quan trọng giúp các thế hệ sau gắn kết với truyền thống, với cội nguồn văn hóa của dân tộc.

Tiếng Việt - biểu tượng của văn hóa, lịch sử và bản sắc dân tộc
Cô giáo Nguyễn Thị Liên trong lớp học tiếng Việt tại Đại sứ quán Việt Nam tại Malaysia. (Ảnh: Hằng Linh/TTXVN)

Việc dạy tiếng Việt cho thế hệ trẻ, đặc biệt là trong các cộng đồng người Việt ở nước ngoài, sẽ giúp họ giữ gìn bản sắc dân tộc, duy trì mối quan hệ với quê hương, đồng thời xây dựng một thế hệ trẻ năng động, sáng tạo nhưng vẫn luôn tự hào về ngôn ngữ và văn hóa dân tộc.

Với sự hội nhập ngày càng sâu rộng vào cộng đồng quốc tế, việc phát triển tiếng Việt không chỉ dừng lại ở việc bảo vệ sự trong sáng của ngôn ngữ mà còn phải hướng đến sự sáng tạo và đổi mới. Các nghệ sỹ, nhà văn, nhà thơ và các nhà nghiên cứu ngôn ngữ có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển tiếng Việt thành một ngôn ngữ đa dạng, phong phú và phù hợp với xu hướng mới mà vẫn giữ được những giá trị cốt lõi.

Hơn bao giờ hết, tiếng Việt cần được phát huy như một di sản quý giá, một phần không thể thiếu trong việc xây dựng và bảo vệ bản sắc văn hóa Việt Nam trong kỷ nguyên mới của dân tộc.

Số hóa “lời đất mẹ” để giảng dạy Số hóa “lời đất mẹ” để giảng dạy
Tổ chức lớp trực tuyến, xây dựng ứng dụng học tiếng Việt, sản xuất video ngắn trên YouTube, TikTok, kết hợp trí tuệ nhân tạo (AI)... là những sáng kiến đang "ươm mầm" và lan tỏa tiếng Việt trong cộng đồng người Việt ở nước ngoài.
Giao lưu bản sắc văn hóa Việt Nam - Nhật Bản Giao lưu bản sắc văn hóa Việt Nam - Nhật Bản
Ngày 4/2/2024,Trung tâm Việt Nam học tại Nhật Bản phối hợp với Bộ môn Tiếng Việt, Đại học Osaka, Trường Việt Ngữ Cây Tre đã tổ chức thành công Chương trình "Giao lưu bản sắc văn hóa Việt Nam - Nhật Bản" tại Tổng lãnh sự quán Việt Nam tại Osaka.

Theo (TTXVN/Vietnam+)

https://www.vietnamplus.vn/tieng-viet-bieu-tuong-cua-van-hoa-lich-su-va-ban-sac-dan-toc-post1012875.vnp

Theo Vietnam+
Nguồn: www.vietnamplus.vn

Tin bài liên quan

Tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài năm 2025

Tổ chức các hoạt động kỷ niệm Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài năm 2025

Văn phòng Chính phủ vừa có văn bản 9100/VPCP-QHQT truyền đạt ý kiến chỉ đạo của Phó Thủ tướng Bùi Thanh Sơn về việc phê duyệt kế hoạch Ngày tôn vinh tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài năm 2025.
Tiếng Việt trên đất Lào: Kết nối con người, sẻ chia văn hóa

Tiếng Việt trên đất Lào: Kết nối con người, sẻ chia văn hóa

Những lớp học tiếng Việt tại Lào không chỉ là nơi gìn giữ tiếng mẹ đẻ cho cộng đồng người Việt xa xứ, mà còn là nhịp cầu văn hóa, giúp người Việt và người Lào thêm gần gũi. Đằng sau mỗi con chữ là nỗ lực không ngừng nghỉ của những người gieo chữ, mang trong mình sứ mệnh vun đắp tình hữu nghị hai dân tộc.
Đột phá trong công tác duy trì, phát triển tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Đột phá trong công tác duy trì, phát triển tiếng Việt trong cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài

Trước thềm chương trình Ngày Tôn vinh tiếng Việt được tổ chức tối 8/9 tại Nhà hát Lớn Hà Nội, Thứ trưởng - Chủ nhiệm Ủy ban nhà nước về người Việt Nam ở nước ngoài Lê Thị Thu Hằng trả lời phỏng vấn báo chí về công tác tiếng Việt đối với cộng đồng người Việt Nam ở nước ngoài.

Các tin bài khác

Khai hội đền Huyền Trân ở Huế

Khai hội đền Huyền Trân ở Huế

Ngày 6/2, Trung tâm Văn hóa Huyền Trân (thành phố Huế) tổ chức khai mạc Lễ hội đền Huyền Trân với chủ đề “Ngưỡng vọng tiền nhân”.
70 năm tập kết ra Bắc: nghĩa đồng bào đong đầy trên đất Bắc

70 năm tập kết ra Bắc: nghĩa đồng bào đong đầy trên đất Bắc

Sau Hiệp định Geneva 1954, đất nước tạm chia thành hai miền Nam - Bắc. Để chuẩn bị lực lượng cho cách mạng miền Nam, hàng vạn cán bộ, bộ đội, học sinh và đồng bào miền Nam đã được Đảng và Bác Hồ đưa ra Bắc. Trong những ngày đầu gian khó, miền Bắc mở rộng vòng tay đón tiếp, san sẻ từng miếng cơm, manh áo, ghi dấu một chặng đường lịch sử đầy nghĩa tình Bắc - Nam.
Khôi phục và truyền dạy Nhạc lễ của người Việt ở thành phố Cần Thơ

Khôi phục và truyền dạy Nhạc lễ của người Việt ở thành phố Cần Thơ

Ngày 1/10, Bảo tàng thành phố Cần Thơ tổ chức khai giảng lớp “Khôi phục và truyền dạy nhạc lễ của người Việt ở thành phố Cần Thơ năm 2024”.
Mo Mường-Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

Mo Mường-Di sản văn hóa phi vật thể cần bảo vệ khẩn cấp

Công tác quản lý di tích trên địa bàn gặp nhiều khó khăn, việc trùng tu, tu bổ, tôn tạo một số di tích chưa thực hiện đúng quy định về đầu tư và quản lý nhà nước đối với lĩnh vực của ngành.

Đọc nhiều

Thế hệ trẻ mang đến sức sống mãnh liệt và tương lai tươi sáng cho quan hệ Việt - Trung

Thế hệ trẻ mang đến sức sống mãnh liệt và tương lai tươi sáng cho quan hệ Việt - Trung

Ngày 20/3, tại Cung Hữu nghị Việt - Trung (Hà Nội), Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam phối hợp với Bộ Ngoại giao tổ chức Chương trình “Gặp gỡ lưu học sinh, sinh viên Việt Nam - Trung Quốc các thời kỳ” nhân kỷ niệm 75 năm thiết lập quan hệ ngoại giao Việt Nam - Trung Quốc và Năm Giao lưu nhân văn Việt Nam - Trung Quốc 2025. Tổng Bí thư Tô Lâm tham dự và phát biểu.
3 nhiệm vụ trọng tâm của Hội hữu nghị Việt Nam - Lào trong Công an nhân dân nhiệm kỳ 2025 - 2030

3 nhiệm vụ trọng tâm của Hội hữu nghị Việt Nam - Lào trong Công an nhân dân nhiệm kỳ 2025 - 2030

Ngày 20/3, tại Hà Nội đã diễn ra Đại hội đại biểu Hội hữu nghị Việt Nam - Lào trong Công an nhân dân (Hội) lần thứ nhất, nhiệm kỳ 2025 - 2030. Đại tướng Lương Tam Quang, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Đảng ủy Công an Trung ương, Bộ trưởng Bộ Công an dự và phát biểu chỉ đạo tại Đại hội.
Hội hữu nghị Việt Nam - Lào chúc mừng Đại sứ quán Lào nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng

Hội hữu nghị Việt Nam - Lào chúc mừng Đại sứ quán Lào nhân kỷ niệm 70 năm thành lập Đảng

Ngày 20/3 tại Hà Nội, đoàn đại biểu Hội hữu nghị Việt Nam - Lào (Hội) do ông Nguyễn Mạnh Hùng, nguyên Đại sứ Việt Nam tại Lào, nguyên Phó Trưởng ban Ban Đối ngoại Trung ương, Phó Chủ tịch Hội làm trưởng đoàn, đã đến chúc mừng Đại sứ quán Lào tại Việt Nam nhân dịp kỷ niệm 70 năm Ngày thành lập Đảng Nhân dân Cách mạng Lào (22/3/1955 - 22/3/2025).
Đi bộ vì hòa bình nhân loại tại Đà Nẵng: lan tỏa tinh thần đoàn kết, yêu thương

Đi bộ vì hòa bình nhân loại tại Đà Nẵng: lan tỏa tinh thần đoàn kết, yêu thương

Nhằm lan tỏa tinh thần đoàn kết, yêu thương và thông hiểu lẫn nhau giữa các dân tộc, quốc gia và các cộng đồng trên khắp thế giới, Chương trình "Đi bộ vì hòa bình nhân loại năm 2025" diễn ra tại quận Ngũ Hành Sơn do thành phố Đà Nẵng phát động đã thu hút hơn 300 người tham gia.
Hơn 4.000 người tại Kiên Giang nghe thông tin, tuyên truyền về biển, đảo

Hơn 4.000 người tại Kiên Giang nghe thông tin, tuyên truyền về biển, đảo

Từ ngày 17 đến 21/3, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Kiên Giang tổ chức thông tin, tuyên truyền biển, đảo, thu hút nguồn nhân lực tại các địa phương trên địa bàn tỉnh.
Vùng 3 Hải quân: thông tin tình hình biển đảo đến nhân dân Bình Định

Vùng 3 Hải quân: thông tin tình hình biển đảo đến nhân dân Bình Định

Ngày 20/3/2025, Lữ đoàn 172 phối hợp với Ban Tuyên giáo và Dân vận Tỉnh ủy Bình Định tổ chức 04 buổi tuyên truyền biển đảo, thu hút nguồn nhân lực cho hơn 2.950 cán bộ, đảng viên, học sinh và nhân dân trên địa bàn tỉnh Bình Định.
Vùng 5 Hải quân thông tin về biển, đảo cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025

Vùng 5 Hải quân thông tin về biển, đảo cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025

Tối 18/3, tại TP. Phú Quốc, tỉnh Kiên Giang, Vùng 5 Hải quân tổ chức Hội nghị thông tin về tình hình biển, đảo cho chiến sĩ mới (CSM) nhập ngũ năm 2025 tại Tiểu đoàn 563 (Vùng 5 Hải quân). Đại tá Võ Hùng Lâm, Chủ nhiệm Chính trị Vùng dự và chỉ đạo.
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
4 noi dung va 3 muc tieu chinh cua dai hoi dang cac cap nhiem ky 2025 2030
11 nuoc co quan he doi tac chien luoc toan dien voi viet nam
canh bao gia tang lua dao tren khong gian mang
cong dan 16 nuoc nao duoc mien thi thuc nhap canh viet nam tu 132025
infographics tour du lich ninh binh lot top 10 trai nghiem hang dau the gioi nam 2025
ca nuoc co gan 560 cong trinh dat chung nhan xanh
Xin chờ trong giây lát...
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
[Video] Hà Nội rực rỡ sắc cờ chào mừng 70 năm Ngày Giải phóng Thủ đô
[Video] Người nước ngoài dọn cây đổ, tiếp tế cho bà con vùng lũ
[Video] Các tỉnh, thành khẩn trương hỗ trợ, khắc phục hậu quả cơn bão số 3
Thời tiết hôm nay (20/3): Miền Bắc đêm và sáng trời rét, ngày nắng

Thời tiết hôm nay (20/3): Miền Bắc đêm và sáng trời rét, ngày nắng

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, do gió đông bắc mạnh khiến biển động, có nơi sóng cao 3-5,5m. Miền Bắc tiếp tục đêm và sáng trời rét, ngày nắng, nhiệt độ cao nhất 25 độ.
Lao động Việt Nam có thể sang Đức làm trợ lý điều dưỡng

Lao động Việt Nam có thể sang Đức làm trợ lý điều dưỡng

Ngày 19/3, tại Hà Nội, Trung tâm Lao động ngoài nước (Bộ Nội vụ) đã ký kết Hợp đồng cung ứng đưa lao động Việt Nam sang làm trợ lý điều dưỡng tại Cộng hòa Liên bang (CHLB) Đức với Công ty TNHH Vivantes - Diễn đàn cho người cao tuổi.
Thời tiết hôm nay (19/3): Hà Nội trời rét, nhiệt độ thấp nhất 14-16 độ

Thời tiết hôm nay (19/3): Hà Nội trời rét, nhiệt độ thấp nhất 14-16 độ

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia đưa ra thông tin dự báo thời tiết Hà Nội và các khu vực khác trên cả nước ngày và đêm 19/3.
Link xem trực tiếp trận Việt Nam vs Campuchia (19h30 ngày 19/3)

Link xem trực tiếp trận Việt Nam vs Campuchia (19h30 ngày 19/3)

Link xem trực tiếp Việt Nam vs Campuchia (19h30 ngày 19/3). Trận đấu giữa Việt Nam và Campuchia hứa hẹn sẽ là một cuộc đối đầu hấp dẫn, nơi cả hai đội đều quyết tâm giành chiến thắng.
Thời tiết hôm nay (ngày 16/3): Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, Nam Bộ mưa rào

Thời tiết hôm nay (ngày 16/3): Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ trời rét, Nam Bộ mưa rào

Theo Trung tâm Dự báo Khí tượng Thủy văn Quốc gia, ngày 16/3, bộ phận không khí lạnh tiếp tục ảnh hưởng đến các nơi khác ở phía Tây Bắc Bộ và Trung Trung Bộ, sau đó ảnh hưởng đến một số nơi ở Nam Trung Bộ. Trong đất liền gió Đông Bắc cấp 3-4, vùng ven biển cấp 4-5, có nơi giật cấp 6.
Từ 18/3/2025: Đường sắt chạy thêm tàu SE11/SE12 trên tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh

Từ 18/3/2025: Đường sắt chạy thêm tàu SE11/SE12 trên tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh

Để đáp ứng nhu cầu đi lại của hành khách, ngành đường sắt tổ chức chạy thêm tàu SE11/SE12 trên tuyến Hà Nội - TP Hồ Chí Minh từ ngày 18/3/2025. Theo đó, tuyến TP Hồ Chí Minh - Hà Nội chạy hàng ngày có các tàu SE1/SE2, SE3/SE4, SE5/SE6, SE7/SE8, SE11/SE12.
Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Ất Tỵ - 2025

Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

Phiên bản di động