Giới thiệu khoảng 200 cổ vật, tranh dân gian quý về tín ngưỡng thờ cúng của người Việt
Triển lãm trưng bày cổ vật, tranh dân gian quý về tín ngưỡng thờ cúng của người Việt. |
Triển lãm trưng bày các tư liệu gồm: khoảng 50 hiện vật đồ đá thuộc các thời kỳ khảo cổ Phùng Nguyên, Gò Mun và Đông Sơn; khoảng 100 hiện vật đồ gốm thuộc các thời kỳ Phùng Nguyên, Gò Mun, Đông Sơn và Hán Việt; khoảng 70 tranh thờ của các đồng bào dân tộc Tày, Nùng, Dao, Cao Lan, Sán Dìu và người Kinh.
Về hiện vật đồ gốm, nhà sưu tập Phạm Đức Sĩ giới thiệu các hiện vật đồ gốm, các hiện vật đồ gốm được trưng bày tại triển lãm tập trung vào đồ gốm Hoa Lộc có cách đây khoảng từ 5000 đến 4000 năm.
Gốm Hoa Lộc có tạo dáng thô và dày, hoa văn riêng biệt, cùng nhiều con dấu hoa văn dùng để in trên vải. Tiếp đến là gốm Phùng Nguyên mở đầu cho thời kỳ Hùng Vương với sự hình thành của nhà nước sơ khai, rồi các nền văn hóa Đồng Đậu, Gò Mun...
Tại triển lãm, có rất nhiều tranh thờ của các đồng bào dân tộc. |
Cũng như ngành dệt vải thô sơ của các bộ lạc, bộ tộc khi hoa văn là dấu tích của tín ngưỡng, văn hóa và đặc trưng riêng của bộ tộc - thì gốm và trang trí gốm cũng vậy. Chúng nói lên dấu ấn của dòng tộc, tín ngưỡng thờ cúng mà tộc người tôn thờ. Sự mô tả và cách điệu thiên nhiên cây cỏ chim thú... trở thành hoa văn trừu tượng trên gốm và dệt may.
Với những đồ gốm được trưng bày, người xem có thể đánh giá trực tiếp dễ dàng hơn so với đồ đá, vì sự xuất hiện khá thông thường trong đời sống của người Việt và trong các bảo tàng hiện vẫn đang trưng bày. Mỗi giai đoạn đều có dấu hiệu và phong cách đặc trưng riêng cũng như sự phong hóa dễ nhận biết khi ở dưới lòng đất hàng ngàn năm qua.
Bên cạnh tranh thờ nhà sưu tầm Phạm Đức Sĩ giới thiệu đến đông đảo người xem nhiều hiện vật đồ gốm. |
Triển lãm "Riêng một con đường" không chỉ là thành quả của niềm đam mê với cổ vật mà còn là lời tri ân văn hóa dân tộc. Qua đó, Phạm Đức Sĩ mong muốn khán giả không chỉ chiêm ngưỡng mà còn cùng nghiên cứu, đánh giá giá trị lịch sử và nghệ thuật của các hiện vật, góp phần bảo tồn di sản truyền thống.
Trưng bày "Riêng một con đường" kéo dài từ nay đến hết ngày 14/12 tại phòng nghệ thuật, Nhà xuất bản Hội Nhà văn, 65 Nguyễn Du, Hà Nội.
Lễ hội Nàng Hai mang đậm tín ngưỡng phồn thực của người Việt cổ Lễ hội Nàng Hai ở xã Tiên Thành, Cao Bằng, là một điểm sáng nổi bật vì nó mang đậm nét văn hóa đặc trưng của người Tày, thể hiện lòng biết ơn, tôn kính với thiên nhiên và cầu mong mùa màng bội thu. |
Tự do tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam: Sự thật không thể phủ nhận Nhiều năm qua, các đối tượng thiếu thiện chí, cực đoan, phản động không ngừng tìm mọi phương thức, thủ đoạn hòng chống phá Đảng, Nhà nước ta. Một trong những vấn đề mà họ thường xuyên rêu rao, bịa đặt, đeo bám quyết liệt là xuyên tạc, vu khống về tình hình tự do, tín ngưỡng, tôn giáo ở Việt Nam. Thủ đoạn, hoạt động này tiếp tục được các thế lực thù địch đẩy mạnh trong năm 2024. |