Trang chủ Gia đình Việt Nhớ làng
07:30 | 17/10/2022 GMT+7

Giấc mơ biến di sản thành tài sản của Đinh A Ngưi

aa
Tôi muốn đưa văn hóa của người Ba Na đến gần hơn với bạn bè bốn phương. Vì muốn giữ văn hóa nguyên bản, sự mộc mạc của con người Tây Nguyên, tôi chọn du lịch cộng đồng để vừa quảng bá, vừa bảo tồn theo kiểu " lấy di sản nuôi di sản". Đinh A Ngưi - ông chủ của homestay ở làng Kgiang đã bộc bạch như vậy.
Lễ mừng cơm mới của người Xinh Mun trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia Lễ mừng cơm mới của người Xinh Mun trở thành Di sản Văn hóa phi vật thể quốc gia
Ngày 10/10, tại xã Chiềng Sơ, huyện Điện Biên Đông (tỉnh Điện Biên), UBND huyện Điện Biên Đông phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tổ chức Lễ công bố và trao Chứng nhận Di sản Văn hóa phi vật thể Quốc gia đối với Lễ mừng cơm mới của người Xinh Mun ở xã Chiềng Sơ.
100 cây chè Shan tuyết cổ thụ Điện Biên được công nhận là Cây di sản Việt Nam 100 cây chè Shan tuyết cổ thụ Điện Biên được công nhận là Cây di sản Việt Nam
Sáng 15/10, Ủy ban Nhân dân (UBND) huyện Tủa Chùa cùng Hội Bảo vệ thiên nhiên và Môi trường Việt Nam đã phối hợp tổ chức công bố và trao Bằng công nhận Cây di sản Việt Nam đối với 100 cây chè Shan tuyết ở 2 thôn: Sín Chải và Hấu Chua, xã Sín Chải, huyện Tủa Chùa (tỉnh Điện Biên)
Đinh A Ngưi với giấc mơ biến di sản thành tài sản.
Đinh A Ngưi với giấc mơ biến di sản thành tài sản.

Người đàn ông nghĩ khác, làm khác

Nhìn thăm thẳm vào núi rừng Kbang (Gia Lai) trong chiều muộn, khi tiếng ching chiêng của dân làng đang ngân lên khúc giao tấu đón khách giữa bập bùng lửa, người đàn ông Ba Na (40 tuổi) Đinh A Ngưi trầm ngâm. Tiếng chiêng này, tiếng trống này, tiếng người đàn ông người đàn bà đang hát dân ca này vốn đã sẵn trong máu A Ngưi, như muôn nghìn người Ba Na khác ở Tây Nguyên. Khi tiếng nhạc cụ vang lên, là cái tay phải gõ, cái chân phải bước theo nhịp điệu, cái tâm hồn phải hòa vào với văn hóa cha ông. A Ngưi bảo thế, không phải chỉ bởi anh là người con của vùng đất cách mạng này, mà cũng bởi anh là cử nhân ngành Quản lý văn hóa.

Nước da đen giòn rắn rỏi, giọng nói trầm và vang, A Ngưi hòa vào đội cồng chiêng của làng mình, cùng diễn tấu để phục vụ du khách trong chính homestay anh dày công xây dựng. Điền trang này của anh, nhưng thực ra cũng là của tất cả người làng. Bao năm trời, dòng máu Ba Na Kon Kđeh chảy rần rật trong người A Ngưi cùng những đăm đắm huyền thoại; của những giai điệu dân ca Hơ Amon, Hơ Achoi đang dần phai nhạt rồi bị lãng quên khi chẳng còn ai hát; chẳng còn mấy ai biết chơi đàn gong. Khi cây nứa, dây buộc dàn cho đàn T’rưng nước đêm ngày rỉ rả cất tiếng cũng dần vắng bên suối. Cõi Mang Lung cũng mang đi nhiều người già biết nhiều các bài ching chiêng. Trái tim A Ngưi đau thắt như ai đó bóp nghẹt hằng đêm. A Ngưi làm văn hóa, muốn bảo tồn văn hóa, muốn sống được bằng văn hóa, không chỉ cho mình, mà muốn cho cả lũ làng nữa.

Nhiều năm trước, khi còn công tác tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, trong những lần dẫn tour cho khách du lịch ghé thăm Kbang, thấy nhu cầu của khách muốn được trải nghiệm và khám phá thêm về Tây Nguyên, A Ngưi chợt nhận ra phải làm gì đó để níu giữ du khách, đồng thời quảng bá được những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Ba Na. A Ngưi nhìn cách làm của nhiều người khác, nhìn cách bảo tồn văn hóa và sống được nhờ di sản của nhiều nơi khác, mà cứ đau đáu cho làng mình.  Làm! Phải làm cái gì đó! A Ngưi quyết tâm thế. Người nhà, và cả dân làng tròn mắt khi A Ngưi quyết tâm xây dựng làng du lịch. Những đôi bàn tay Ba Na  nghìn đời qua vốn chỉ quen trỉa lúa trồng ngô, quen chặt cây đốt củi, những cái tay ấy đâu có biết làm du lịch. Dân làng nghi hoặc, nhìn lên đỉnh núi Kông Lơng Khơng mà than thở. Nhưng, A Ngưi đã quyết. Quyết không chỉ cho mình, mà quyết cho cả làng.
Đinh A Ngưi chơi đàn t' rưng

Nhiều năm trước, khi còn công tác tại Trung tâm Văn hóa, Thể thao huyện Kbang, tỉnh Gia Lai, trong những lần dẫn tour cho khách du lịch ghé thăm Kbang, thấy nhu cầu của khách muốn được trải nghiệm và khám phá thêm về Tây Nguyên, A Ngưi chợt nhận ra phải làm gì đó để níu giữ du khách, đồng thời quảng bá được những nét đẹp văn hóa truyền thống của người Ba Na. A Ngưi nhìn cách làm của nhiều người khác, nhìn cách bảo tồn văn hóa và sống được nhờ di sản của nhiều nơi khác, mà cứ đau đáu cho làng mình.

Làm! Phải làm cái gì đó! A Ngưi quyết tâm thế. Người nhà, và cả dân làng tròn mắt khi A Ngưi quyết tâm xây dựng làng du lịch. Những đôi bàn tay Ba Na nghìn đời qua vốn chỉ quen trỉa lúa trồng ngô, quen chặt cây đốt củi, những cái tay ấy đâu có biết làm du lịch. Dân làng nghi hoặc, nhìn lên đỉnh núi Kông Lơng Khơng mà than thở. Nhưng, A Ngưi đã quyết. Quyết không chỉ cho mình, mà quyết cho cả làng.

Thế là A Ngưi thuyết phục gia đình, gom góp tiền dựng lên những ngôi nhà sàn theo đúng truyền thống của người Ba Na, dựng thêm nhiều lều trại bằng tranh tre dân dã, thiết kế những tour khám phá văn hóa địa phương, các tour trải nghiệm thiên nhiên. Một mình A Ngưi lần mò khảo sát các tuyến đường đi thác Hang Dơi, thác Hang Én hay suối Đăk Lôp, thác Kon Lok… đều là những ngọn thác đồ sộ bên cạnh rừng nguyên sinh rậm rạp những cây cổ thụ thẳng tắp, di tích huyền thoại cánh đồng Cô hầu (người vợ Ba Na) của Vua Tây Sơn, làng kháng chiến Stơr của Anh hùng Núp danh tiếng lẫy lừng, hay làng Chiêng đậm chất Ba Na... Khảo sát xong rồi, A Ngưi lên lịch trình tour tuyến. Và chính anh cũng là hoa tiêu, hướng dẫn viên dẫn đường cho những đoàn du khách khám phá những điều kì bí và vẻ đẹp tự nhiên nơi đây.

Phụ nữ Ba Na ở làng Kgiang hôm nay ai cũng hát hay, múa dẻo
Phụ nữ Ba Na ở làng Kgiang hôm nay ai cũng hát hay, múa dẻo.

Cái xem đã có rồi, còn cái ăn, cái chơi, cái mang về... phải làm sao cho du khách ai cũng hào hứng và thích thú, ai cũng muốn đến và lúc về phải vấn vương, lưu luyến. A Ngưi nghĩ mãi, lũ làng vẫn còn nhiều người biết đến những bài ching chiêng cổ, những bài dân ca Hơ Amon, Hơ Achoi, thổ cẩm vẫn còn nhiều người dệt, đan lát vẫn còn nhiều người quen tay. Làng có nhiều gà, nhiều heo, nhiều trâu bò, mớ lá mì, ngọn rau đắng, trái cà gai, ghè rượu... đến cả căn nhà rông tre nứa nhỏ đẹp, với những đường lượn hoa văn như sóng nước ở làng, hay những chiếc bẫy săn thú thuở xưa phục dựng ở vườn đổ gãy. A Ngưi chép miệng: Những cái đó đều là di sản. Đã được học, là người có chữ, A Ngưi biết di sản không phải chỉ là cái vô hình, mà còn có cả những vật chất dù nhỏ, nhưng gom góp lại sẽ tạo thành một tổng thể cho di sản và có thể khai thác được.

Thế là A Ngưi đứng ra vận động dân làng, văn hóa đó, gà vườn, rau rừng, cá suối... cùng dân làng xây dựng lên làng du lịch cộng đồng. Một người theo, rồi nhiều người theo. Những người đàn ông, người đàn bà, ngay cả trẻ nhỏ cũng hào hứng theo cách A Ngưi dẫn bước. Một tay A Ngưi cắt đặt công việc, từ xây dựng những khu nghỉ ngơi cho khách, tới dựng lại khuôn viên làng cho đậm chất Ba Na, tới việc tìm tòi và tập những bản chiêng chinh, những bài dân ca, cắt đặt người nào ra việc đó, sắp xếp thời gian, lên lịch tour tuyến để du khách có thể trải nghiệm tốt nhất văn hóa và cả thiên nhiên của vùng đất này. Đồng bào Ba Na thủa trước theo Bok Núp chống Pháp đuổi Mỹ giành được thắng lợi, bây giờ lại theo A Ngưi làm kinh tế, chiến thắng đói nghèo, vượt lên số phận và bảo tồn văn hóa của mình. Ai cũng tấm tắc.

A Ngưi và người làng phục dựng lại nhiều lễ hội văn hóa của người Ba Na để phục vụ du khách.
A Ngưi và người làng phục dựng lại nhiều lễ hội văn hóa của người Ba Na để phục vụ du khách.

Trả nghĩa với buôn làng

Từ năm 2019 khi bắt đầu làm du lịch, đôi chân của người đàn ông Ba Na ấy dường như không biết mỏi, in hằn khắp núi rừng Kbang. Dưới chân ngọn núi Kông Lơng Khơng bây giờ đã có một ngôi làng du lịch, đó là làng Kgiang (xã Kông Lơng Khơng, huyện Kbang). Ngày đón những lượt khách đầu tiên, những gia đình tham gia phục vụ, từ bán con gà, mớ lá mì, ngọn rau đắng, trái cà gai, ghè rượu, hay mặc trang phục dân tộc diễn tấu ching chêng đều có thù lao bằng hoặc hơn hẳn một ngày đi làm rẫy thuê. Rồi những người phụ nữ trong nhà giữ nghề dệt thổ cẩm, chế ra những chiếc túi lớn nhỏ, giải băng quấn đầu, những bộ trang phục để khách đến thích thì mặc chụp hình hay mua về làm quà. Cũng có khi gom góp mấy đồ mây tre đan của người già mang đến trưng bày để giới thiệu với du khách. Rồi tập hợp người làng bàn cách làm những món ăn dân giã từ heo, gà nhà, cá suối, rau vườn. Điều quan trọng nhất, là kéo được cả cộng đồng cùng làm để ai cũng có thu nhập, ai cũng có niềm tin vào công việc.

Trên diện tích 1 ha, homestay của A Ngưi được xây dựng bây giờ có 6 khu ngủ nghỉ và 1 nhà sinh hoạt cộng đồng. Tại nhà sinh hoạt chung, A Ngưi bày trí những món đồ gần gũi, đặc trưng của đồng bào Ba Na: Cồng chiêng, đàn T’rưng, nhiều trang phục, vật dụng được làm từ thổ cẩm đẹp và tinh xảo do chính tay mẹ anh trồng bông, xe sợi, nhuộm màu và dệt… Du khách được trải nghiệm nấu các món ăn truyền thống như cơm lam, gà nướng, cà đắng, cùng các nghệ nhân đan gùi, dệt váy, áo; xem biểu diễn cồng chiêng, múa xoang, nghe hát kể sử thi… hay được được trải nghiệm thực tế vào rừng khai thác mật ong, hái rau, bắt cá suối cũng như các tour du lịch sinh thái.

Đội chiêng nữ phục vụ du lịch của làng Kgiang.
Đội chiêng nữ phục vụ du lịch của làng Kgiang.

Du khách khắp nơi nghe tiếng dần tìm đến ngày một đông và vô cùng thích thú. Trung bình mỗi tuần homestay đón từ 30 - 100 khách. Nhiều khi, lượng khách đi theo đoàn tăng đột biến, lên đến 4 - 5 đoàn trong dịp cuối tuần. Tính đến cuối năm 2019, lượng khách trong nước và quốc tế đến đây đã lên đến gần 2.000 lượt.

Tuy nhiên, hai năm dịch bệnh vừa qua cũng khiến điểm du lịch của A Ngưi chật vật vì phải tạm đóng cửa. Trong thời gian ấy, anh đã hoàn thành Đề án xây dựng Làng văn hóa du lịch cộng đồng Kgiang . Đề án được UBND tỉnh phê duyệt mở ra bức tranh Chương trình quốc gia về xây dựng nông thôn mới trên quê hương Anh hùng Núp. Bây giờ, làng của A Ngưi đã có thể đón 200 khách cùng lúc. Đây không những là điểm nhấn du lịch cộng đồng của huyện Kbang mà còn là mô hình kiểu mẫu về tổ chức sản xuất; giúp đồng bào địa phương phát triển kinh tế ổn định, bền vững, phù hợp với phát triển du lịch cộng đồng thân thiện với môi trường và bảo tồn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc Ba Na trên địa bàn tỉnh Gia Lai.

Từ ngày có A Ngưi làm du lịch mà cả làng được nhờ. Người làng ngoài việc lo chuyện đồng áng, về nhà lại biết trồng thêm vườn rau, nuôi thêm con gà, con heo. Khi rảnh rỗi, họ lại tụ về nhà rông để tập luyện cồng chiêng phục vụ du khách ghé thăm nhà A Ngưi. Già làng Đinh Plich phấn khởi: “Mới đầu, người làng không tin A Ngưi làm được, nhưng sau này thấy khách đến đông nên ai cũng hào hứng, chỉ cần A Ngưi gọi là có mặt. Nhờ A Ngưi mà dân làng có thể phục dựng nhiều nét văn hóa quảng bá đến khách du lịch, lại có thêm thu nhập lo cho gia đình”.

Làng Kgiang của A Ngưi bây giờ làm rất tốt du lịch cộng đồng và bảo tồn văn hóa dân tộc.
Làng Kgiang của A Ngưi bây giờ làm rất tốt du lịch cộng đồng và bảo tồn văn hóa dân tộc.

“Người Ba Na mình có âm thanh ching chiêng, đàn T’rưng… hay thế, giàu có thế. Đẹp cả từ căn nhà rông đến bộ váy áo nữ. Ngon và sạch không chỉ món gà nướng, con cá suối , cơm ống nứa, mà còn thơm cả mùi vị cả những trái bí, trái bầu, nắm rau rừng… làm sao để gìn giữ? Tôi muốn đưa văn hóa của người Ba Na đến gần hơn với bạn bè bốn phương. Vì muốn giữ văn hóa nguyên bản, sự mộc mạc của con người Tây Nguyên, tôi chọn du lịch cộng đồng để vừa quảng bá vừa bảo tồn theo kiểu “lấy di sản nuôi di sản”. Phát triển du lịch cộng đồng là tạo ra câu chuyện để bán, là cách bảo tồn lâu dài và bền vững để người dân trong làng cùng làm giàu trên chính quê hương, biến giấc mơ làng Kgiang ấm no, giàu bản sắc văn hóa trở thành sự thật”, A Ngưi bộc bạch như thế trong tiếng trầm hùng của điệu chiêng bên ngọn lửa dưới chân núi thiên đường.

Trong thời điểm này, A Ngưi chú trọng xây dựng và đào tạo nâng cao sự chuyên nghiệp cho người dân trong phục vụ du lịch. Đồng thời, thu hút khách du lịch nội địa, kèm theo các gói kích cầu du lịch, kết hợp các biện pháp bảo đảm an toàn cho du khách. Du khách đến đây, người ta say với men rượu cần lá rừng, say với những câu chuyện văn hóa thấm đẫm nghìn đời, say với cả tâm huyết và tiếng cười sảng khoái đậm “chất rừng” của anh. Người đàn ông Ba Na Đinh A Ngưi trở về với núi rừng, buôn làng mình và mang theo giấc mơ khởi nghiệp từ chính những di sản mà ông bà để lại. Homestay A Ngưi Kbang bây giờ không chỉ là điểm hẹn yêu thích của du khách khi đến với Tây Nguyên, mà còn là nguồn cảm hứng để dân làng Ba Na nơi đây bắt tay làm du lịch từ chính di sản cha ông để lại và bảo tồn văn hóa của mình. Đồng thời, A Ngưi cũng đang ấp ủ dự định sẽ kết hợp với một số bạn có cùng đam mê, tạo nên những chuỗi liên kết mô hình du lịch cộng đồng tại nhiều vùng miền khác nhau trên cả nước. Đó cũng là cách để người đàn ông Ba Na này “trả nghĩa” với buôn làng Tây Nguyên.

Ông Trần Văn Nhơn, Chủ tịch UBND xã Kông Lơng Khơng cho biết: “Mô hình làm du lịch này đã tạo việc làm cho gần 200 người dân trong làng với mức thu nhập trung bình 200 - 300 nghìn đồng/người/ngày. Ngoài việc biểu diễn cồng chiêng, đan lát…, mỗi người dân đều có thể trở thành “hướng dẫn viên” thân thiện, nhiệt tình giới thiệu và quảng bá văn hóa địa phương. Hiện làng Kgiang có khoảng 30 người có kỹ năng thường xuyên dẫn khách trải nghiệm thực tế vào rừng”.
[Infographics] 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam [Infographics] 8 di sản văn hóa và thiên nhiên thế giới tại Việt Nam
Việt Nam đã có 8 di sản được UNESCO công nhận là di sản thiên nhiên và văn hóa thế giới, trong đó có 5 di sản văn hóa, 2 di sản thiên nhiên và 1 di sản hỗn hợp.
Phát huy giá trị di sản và tính đại chúng của Xòe Thái Phát huy giá trị di sản và tính đại chúng của Xòe Thái
Xòe Thái đã không chỉ còn là nét văn hóa đặc sắc của cộng đồng người Thái vùng Tây Bắc, của dân tộc Việt Nam, mà còn trở thành di sản nhân loại toàn cầu, được cộng đồng quốc tế bảo vệ và phát huy giá trị.
Theo baodantoc.vn
Nguồn:

Tin bài liên quan

Venezuela trân trọng di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Venezuela trân trọng di sản của Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 17/4 (giờ địa phương), Phó Thủ tướng Trần Lưu Quang đến dâng hoa tưởng nhớ Chủ tịch Hồ Chí Minh tại Tượng đài Hồ Chí Minh trên Đại lộ Simón Bolívar ở Thủ đô Caracas.
Thúc đẩy hợp tác giữa tỉnh Ninh Bình và các địa phương của Hungary

Thúc đẩy hợp tác giữa tỉnh Ninh Bình và các địa phương của Hungary

Ngày 15/4, trong khuôn khổ chuyến thăm và làm việc tại Việt Nam, Đoàn công tác Quốc hội Hungary do bà Márta Mátrai, Phó Chủ tịch thứ nhất Quốc hội Hungary dẫn đầu đã có chuyến thăm và làm việc tại tỉnh Ninh Bình.
Việt Nam bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế giới toàn cầu hóa

Việt Nam bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc trong thế giới toàn cầu hóa

Việt Nam là dân tộc có bề dày lịch sử đáng khâm phục và truyền thống văn hóa với nhiều nét đặc trưng. Trong thế giới toàn cầu hóa hiện nay, Việt Nam cần bảo tồn những giá trị lịch sử và bản sắc văn hóa của dân tộc.

Các tin bài khác

Lễ hội Đồng Xâm (Thái Bình): Tôn vinh nét đẹp truyền thống nghề kim hoàn

Lễ hội Đồng Xâm (Thái Bình): Tôn vinh nét đẹp truyền thống nghề kim hoàn

Sáng ngày 8/5, tại xã Hồng Thái, Kiến Xương, Thái Bình đã diễn ra lễ khai mạc lễ hội đền Đồng Xâm năm 2024.
Tôn vinh di sản hát Xoan Phú Thọ

Tôn vinh di sản hát Xoan Phú Thọ

Tỉnh Phú Thọ đã có nhiều hoạt động, chương trình nhằm bảo tồn và phát huy giá trị di sản hát Xoan Phú Thọ đã được UNESCO ghi danh là di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại.
Rực rỡ làng hương hơn trăm tuổi Quảng Phú Cầu

Rực rỡ làng hương hơn trăm tuổi Quảng Phú Cầu

Đến vùng ngoại ô của xứ kinh kỳ, chỉ cách trung tâm Thủ đô khoảng 40km về phía Nam, ai cũng ngỡ ngàng trước vẻ đẹp của làng tăm hương Quảng Phú Cầu. Chẳng ồn ào, tấp nập, nhưng sự miệt mài lao động từ đôi bàn tay thoăn thoắt, khéo léo của người nghệ nhân bên những bó chân tăm nhiều màu sắc cũng đủ làm bừng sáng một góc trời.
Festival trình diễn khèn Mông, Lễ hội hoa tớ dày 2023 sẽ diễn vào 22 - 24/12

Festival trình diễn khèn Mông, Lễ hội hoa tớ dày 2023 sẽ diễn vào 22 - 24/12

Festival trình diễn khèn Mông, Lễ hội hoa tớ dày 2023 sẽ diễn ra từ ngày 22/12-24/12 tại huyện Mù Cang Chải, tỉnh Yên Bái.

Đọc nhiều

Lời tiễn biệt của chính quyền và nhân dân 8 tỉnh Bắc Lào gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Lời tiễn biệt của chính quyền và nhân dân 8 tỉnh Bắc Lào gửi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Trong 2 ngày 25 và 26/7/2024, Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luông-pha-bang, nước Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đã tổ chức Lễ viếng và ghi Sổ tang đồng chí Nguyễn Phú Trọng - Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam tại trụ sở Tổng Lãnh sự quán Việt Nam tại Luông-pha-bang.
Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Hội hữu nghị các nước gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Các tổ chức phi chính phủ nước ngoài, Hội hữu nghị các nước gửi thư chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Ngày 25/7, nhiều tổ chức phi chính phủ, hội hữu nghị và tổ chức quốc tế trên khắp thế giới đã gửi thư, điện và thông điệp chia buồn đến Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam, các tổ chức thành viên và nhân dân Việt Nam, thể hiện sự tiếc thương và tình cảm sâu sắc trước sự ra đi của Tổng Bí Thư Nguyễn Phú Trọng.
"Yêu mến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như người Việt Nam"

"Yêu mến Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng như người Việt Nam"

Không chỉ người dân Việt Nam, nhiều công dân nước ngoài cũng đã đến nói lời tiễn biệt Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Hàng trăm tổ chức nhân dân toàn thế giới thương xót, chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Hàng trăm tổ chức nhân dân toàn thế giới thương xót, chia buồn Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng từ trần

Những ngày qua, hàng trăm tổ chức nhân dân, tổ chức phi chính phủ nước ngoài, các cá nhân (là những bạn bè, đối tác của Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các tổ chức thành viên) từ khắp nơi trên thế giới đã gửi điện, thư, thông điệp chia buồn tới Đảng, Nhà nước, nhân dân Việt Nam, Liên hiệp các tổ chức hữu nghị Việt Nam và các tổ chức thành viên trung ương và địa phương.
Bình Định: Tàu cá không lắp thiết bị giám sát hành trình sẽ bị thu hồi

Bình Định: Tàu cá không lắp thiết bị giám sát hành trình sẽ bị thu hồi

UBND tỉnh Bình Định yêu cầu cơ quan chức năng làm việc với các chủ tàu cá về việc lắp đặt thiết bị giám sát hành trình, trường hợp chủ tàu không đồng ý thì tạm thời thu hồi giấy phép khai thác thủy sản nhằm ngăn chặn khai thác IUU.
Vùng 5 Hải quân: nhiều hoạt động thiết thực tri ân gia đình chính sách, người có công

Vùng 5 Hải quân: nhiều hoạt động thiết thực tri ân gia đình chính sách, người có công

Kỷ niệm 77 năm Ngày Thương binh-Liệt sĩ (27/7/1947-27/7/2024), Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân đã tổ chức nhiều hoạt động thiết thực tri ân các gia đình chính sách, người có công với cách mạng như: dâng hoa, dâng hương tưởng niệm các anh hùng, liệt sĩ; tặng “Nhà tình nghĩa”, “Nhà đại đoàn kết”...
Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường Sa

Lễ treo cờ rủ Quốc tang Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng tại Trường Sa

Sáng nay 25/7, nghi lễ treo cờ rủ được tiến hành tại Trường Sa, cán bộ, chiến sĩ và nhân dân trên quần đảo Trường Sa bày tỏ niềm tiếc thương vô hạn với Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
video xuc dong gio phut tien dua tong bi thu nguyen phu trong tren duong pho ha noi
inforgraphics ha noi phan luong giao thong phuc vu le quoc tang
ghi nhan dong gop cua dai su thuy dien tai viet nam cho quan he huu nghi hai nuoc
bo doi hai quan vung 5 cuu tau ca ngu dan mac can
dong dien yoga huong den mot the gioi hoa binh va huu nghi
ra mat sach uy ban viet nam doan ket va hop tac a phi my latinh nhung chang duong nhung nguoi ban
video doc dao nhung ngoi lang viet tren dat trung hoa
Xin chờ trong giây lát...
Liên hoan Giai điệu hữu nghị tỉnh Đồng Nai năm 2024
Cận cảnh Kia Seltos 2024 tại đại lý
Khởi động Giải báo chí toàn quốc về văn hóa, thể thao và du lịch lần 2
Lộ diện kỳ thủ Việt Nam tranh chức vô địch Cờ Shogi Quốc tế 2024 tại Nhật Bản
UNICEF hỗ trợ người dân Sóc Trăng có nước sạch bằng năng lượng mặt trời
Ông Vi Tiêu Nghị, con trai Tướng Vi Quốc Thanh - trưởng Đoàn cố vấn quân sự Trung Quốc: Để những kỷ niệm xưa tạo sinh trong hiện tại và tương lai
Vietnam Cultural Show London 2024
Lão nông nhiều năm sưu tập những bức ảnh quý giá về Bác Hồ
Bác Hồ và bộ phim Những ngày tháng bên nhau
Hồ Chí Minh là biểu tượng của hòa bình, độc lập và tiến bộ xã hội
Bộ đội hải quân giúp dân chống hạn
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - 'cà phê trứng'
Du học sinh Trung Quốc trải nghiệm đặc sản Hà Nội - cà phê trứng
Top 3 điểm đến thu hút du khách quốc tế tại Hà Nội
Sản phẩm Làng nghề Dệt Thổ cẩm Xí Thoại, xã Xuân Lãnh, huyện Đồng Xuân, tỉnh Phú Yên.
Loạt chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024

Loạt chính sách kinh tế mới có hiệu lực từ tháng 8 năm 2024

Một loạt các chính sách liên quan đến kinh tế gồm các Luật Đất đai; Luật Nhà ở; Luật Kinh doanh bất động sản; cùng nhiều Thông tư của của các bộ, ngành sẽ chính thức có hiệu lực từ tháng 8/2024.
Tripadvisor: Hà Nội lọt top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn bậc nhất thế giới

Tripadvisor: Hà Nội lọt top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn bậc nhất thế giới

Tripadvisor đánh giá Hà Nội trong top 15 thành phố có nền ẩm thực hấp dẫn nhất thế giới nhất, với bản sắc văn hóa ẩm thực tinh tế, cuốn hút.
Người dân cần mang thẻ CCCD khi đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Người dân cần mang thẻ CCCD khi đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng

Để đảm bảo an ninh, an toàn Lễ Quốc tang trong 2 ngày (25 và 26/7), Công an Hà Nội đề nghị người dân quét mã QR Thẻ căn cước/căn cước công dân khi đến viếng Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng.
Thời tiết hôm nay (25/7): Ngày Quốc tang Hà Nội mưa nắng gián đoạn, TP.HCM mưa về chiều tối

Thời tiết hôm nay (25/7): Ngày Quốc tang Hà Nội mưa nắng gián đoạn, TP.HCM mưa về chiều tối

Ngày 25/7, thời tiết mưa dông đã giảm ở Bắc Bộ, ban ngày trời nắng gián đoạn, có lúc mưa rào. Trung Bộ nắng, còn Nam Bộ mưa tập trung về chiều tối.
Thời tiết ngày 22/7: Thông tin mới nhất về cơn bão số 2

Thời tiết ngày 22/7: Thông tin mới nhất về cơn bão số 2

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn Quốc gia, hồi 06 giờ ngày 22/7, vị trí tâm bão số 2 ở vào khoảng 19,5 độ Vĩ Bắc; 109,4 độ Kinh Đông, trên khu vực đảo Hải Nam (Trung Quốc).
Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 2

Áp thấp nhiệt đới mạnh lên thành bão số 2

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, sáng nay (21/7), áp thấp nhiệt đới trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa đã mạnh lên thành bão, cơn bão số 2 năm 2024.
Xuân Giáp Thìn - 2024

Xuân Giáp Thìn - 2024

Việt Nam  - Nhật Bản

Việt Nam - Nhật Bản

Việt Nam - Thái Lan

Việt Nam - Thái Lan

báo tết 2023

báo tết 2023

Việt Lào online

Việt Lào online

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

50 năm quan hệ Việt Nam - Ấn Độ

Tình hữu nghị vĩ đại

Tình hữu nghị vĩ đại

Tân mão 2011

Tân mão 2011

Sức sống mới cho ĐNND

Sức sống mới cho ĐNND

xuân 2013

xuân 2013

Phiên bản di động