EU "bơm" hơn 1.000 tỷ euro phục hồi kinh tế hậu COVID-19
Trọng Huyền 24/04/2020 10:04 | Kinh tế
![]() |
![]() |
Tối 23/4 (giờ địa phương), các nhà lãnh đạo Liên minh châu Âu (EU) họp thượng đỉnh trực tuyến, tập trung bàn bạc về một ngân sách chung lớn hơn cho giai đoạn 2021-2027 cùng một kế hoạch phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19.
Tại cuộc họp, các nhà lãnh đạo EU đã đồng ý xây dựng một Quỹ phục hồi kinh tế sau đại dịch COVID-19 trị giá hơn 1.000 tỷ euro.
Theo Chủ tịch Hội đồng châu Âu (EC) Ursula Von der Leyen, mỗi chính phủ EU có thể tăng phần đóng góp vào quỹ phục hồi, mục tiêu có thể là nâng quỹ lên tới 2% Tổng thu nhập quốc nội (GNI) từ mức 1,2% hiện nay.
Châu Âu đang phải đối mặt với một cú sốc kinh tế nghiêm trọng vì đại dịch COVID-19. Các quốc gia thành viên đã phải chật vật chiến đấu vì thiếu trang thiết bị y tế, trong khi toàn khối phải đóng cửa biên giới.
Theo nhận định của Chủ tịch Ngân hàng Trung ương châu Âu (ECB) Christine Lagarde, đại dịch có thể khiến sản lượng kinh tế khu vực sử dụng đồng euro (Eurozone) tụt giảm từ 5% đến 15%.
![]() |
Lãnh đạo các nước EU họp trực tuyến về gói hỗ trợ (Ảnh: AFP/TTXVN) |
Kinh tế Eurozone năm 2020 được dự báo là sẽ giảm 5,4%, biến năm 2020 trở thành mốc tồi tệ nhất kể từ khi đồng tiền chung được đi vào sử dụng năm 1999. Thậm chí, Quỹ Tiền tệ Quốc tế (IMF) còn dự báo mức giảm lên tới 7,5%.
Trước mắt, các nhà lãnh đạo EU đã phê duyệt kế hoạch giải cứu ngay lập tức trị giá 540 tỷ euro để bảo vệ công ăn việc làm, hỗ trợ hoạt động kinh doanh và cung cấp các khoản vay ưu đãi dành cho các chính phủ các nước thành viên.
Thủ tướng Italy Giuseppe Conte cho rằng quỹ phục hồi sắp tới nên có quy mô là 1,5 nghìn euro và quỹ này cần cung cấp các khoản tài trợ cho các chính phủ EU để ngăn chặn các nền kinh tế sụp đổ kéo theo mối đe dọa đối với khả năng tồn tại của thị trường nội khối.
Tây Ban Nha, một trong những nước bị ảnh hưởng nặng nề nhất thế giới bởi đại dịch COVID-19, ủng hộ quan điểm của Italy. Các nước như Áo, Đan Mạch, Thụy Điển, Phần Lan và Hà Lan thì muốn thực hiện việc hỗ trợ thông qua các khoản vay.
Trong khi đó, Thủ tướng Đức Angela Merkel thể hiện lập trường hòa giải khi công khai kêu gọi một quỹ phục hồi quy mô lớn. Bà Merkel tuyên bố mọi điều chỉ có thể tốt với nước Đức nếu điều đó đồng thời là tốt cho châu Âu.
![]() Người dân một số nước châu Âu đã có thể trở lại nhịp sinh hoạt bình thường, hoạt động kinh tế dần mở cửa trở ... |
![]() Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) nhận định dịch COVID-19 chắc chắn sẽ khiến kinh tế Việt Nam năm nay không đạt ... |
![]() Bộ trưởng Tài chính Mỹ Steven Mnuchin bày tỏ tin tưởng rằng nước này sẽ mở cửa kinh tế trở lại trong tháng 5 tới, bất ... |
Đáng chú ý
WHO xếp biến chủng BA.5 Omicron ở mức đáng lo ngại


Việt Nam đứng thứ 2 về lạm phát nhiên liệu trong khối các nước Asean

Đào tạo, bồi dưỡng kiến thức cho đội ngũ làm công tác đối ngoại nhân dân trong tình hình mới
Bài viết mới
Việt Nam đứng thứ 2 về lạm phát nhiên liệu trong khối các nước Asean

Giảm giá xăng dầu: Có nên giảm thuế tiêu thụ đặc biệt?

Chuyên đề

Tín ngưỡng thờ Mẫu Tam phủ đã đồng hành hàng trăm năm với lịch sử văn hóa và đời sống dân tộc Việt. Một trong những giá trị quan trọng nhất của hoạt động tín ngưỡng này chính là âm nhạc. Sự hòa trộn của yếu tố bác học với dân gian; sự giao thoa văn hóa các vùng miền, các dân tộc; sự tiếp biến của văn hóa các giai đoạn lịch sử… đạt đến độ hoàn hảo. Đặc biệt nhất là tính thống nhất cực kỳ cao độ giữa cảm xúc, tâm tưởng của những thành phần tham dự là chủ sự, nghệ nhân, khán thính giả; của đời sống hiện thực với đời sống tâm linh thiêng liêng đã được âm nhạc, diễn xướng ở đây tạo nên một giá trị hiếm có. |

50 năm quan hệ ngoại giao Việt Nam - Ấn Độ: Hương sen tỏa ngát bao gồm tất cả những bài viết về quan hệ của hai nước một cách toàn diện, sâu sắc và độc đáo nhất.