Dịch COVID-19 có thể kéo tăng trưởng kinh tế năm nay xuống dưới 0%
Vì dịch COVID-19, kinh tế Nam Á tăng trưởng thấp nhất trong 40 năm |
Kiểm soát được dịch COVID-19, kinh tế sẽ tăng trưởng từ quý III/2020 |
Ngày 12/4, Viện Nghiên cứu Kinh tế và chính sách (VEPR) tổ chức toạ đàm trực tuyến Báo cáo kinh tế vĩ mô Việt Nam quý I/2020 với sự tham gia của nhiều chuyên gia kinh tế.
Tại buổi toạ đàm, PGS.TS Phạm Thế Anh, Kinh tế trưởng VEPR đưa ra 3 kịch bản cho tăng trưởng GDP của Việt Nam năm 2020 theo diễn biến của dịch bệnh COVID-19.
Theo tính toán của VEPR, trong cả 3 kịch bản này, GDP của Việt Nam năm nay sẽ không đạt được mục tiêu tăng trưởng kinh tế 6,8%. Đây là viễn cảnh đã được nhiều tổ chức trong và ngoài nước dự báo, trong đó có cả Bộ kế hoạch và Đầu tư.
Ở kịch bản lạc quan nhất, dịch bệnh được khống chế hoàn toàn vào giữa tháng 5, GDP năm 2020 chỉ tăng 4,2%. Ở kịch bản kém lạc quan hơn, dịch bệnh chỉ được khống chế trong quý III/2020 thì GDP chỉ tăng 1,5%.
Trong khi đó, kịch bản xấu nhất, tức dịch bệnh chỉ được khống chế vào nửa sau quý IV/2020, GDP thậm chí không những không tăng trưởng mà còn âm 1%.
Dịch COVID-19 có thể kéo tăng trưởng kinh tế của Việt Nam xuống dưới 0% (Ảnh minh hoạ) |
Chia sẻ ý kiến, chuyên gia kinh tế Nguyễn Trí Hiếu cho rằng: Nếu quý II, Việt Nam và thế giới kiểm soát được dịch bệnh, thì sau đó kinh tế thế giới đi vào hồi phục từ đầu quý III/2020.
Theo tính toán của ông Hiếu, ở kịch bản này, giai đoạn hồi phục của kinh tế thế giới là rất lâu, ít nhất 6 tháng đến 1 năm. Trong khi đó, kinh tế Việt Nam có thể chỉ trở lại bình thường, ổn định vào trong nửa sau năm 2021.
Đối với kịch bản dịch bệnh chưa được kiểm soát vào cuối tháng 6, theo ông Hiếu, kinh tế thế giới và Việt Nam sẽ rơi vào khủng hoảng. Dự báo kinh tế thế giới và kinh tế Việt Nam đều tăng trưởng âm.
Hy vọng Việt Nam có thể kiểm soát dịch COVID-19 vào cuối tháng 6, chuyên gia Nguyễn Trí Hiếu nhấn mạnh tăng trưởng GDP Việt Nam cao nhất là 5% và nền kinh tế cần ít nhất 6 tháng đến 1 năm để trở lại bình thường.
Với tình hình dự báo không khả quan, các chuyên gia đều nhất trí cho rằng những gói hỗ trợ được Chính phủ đưa ra là cần thiết để người dân, doanh nghiệp tạm thời vượt qua dịch bệnh: Gói hỗ trợ tín dụng 300 nghìn tỷ đồng, gói giãn hoãn thuế và tiền thuê đất 180 nghìn tỷ, gói hỗ trợ giảm giá điện 11.000 tỷ, gói an sinh xã hội 62 nghìn tỷ.
Kinh tế Mỹ đối mặt nguy cơ suy thoái trầm trọng như năm 2008 Giám đốc điều hành ngân hàng JPMorgan Chase cảnh báo: Do dịch COVID-19, hệ thống tài chính của Mỹ sẽ phải đối mặt với mức ... |
Hà Nội: Tăng trưởng kinh tế năm 2020 sẽ chỉ đạt 5,34% vì dịch COVID-19 Theo kịch bản xấu nhất, nếu dịch COVID-19 kéo dài đến hết năm, tăng trưởng kinh tế cả năm 2020 của TP. Hà Nội chỉ ... |
Vì dịch COVID-19, tốc độ tăng trưởng của các nước đang phát triển ở châu Á bị giảm mạnh Báo cáo của Ngân hàng Phát triển châu Á (ADB) nhận định rằng dịch COVID-19 sẽ khiến tăng trưởng kinh tế của khu vực sẽ ... |