Dự án "Bống ăn rác" lần đầu tiên xuất hiện tại bãi biển Đà Nẵng
Mô hình chú cá Bống khổng lồ ăn rác thải nhựa này được làm từ các vật liệu thiên nhiên có sẵn tại địa phương như tre nứa, lá dừa nước và các loại rác tái chế. (Ảnh: Cho Bống xin rác) |
Dự án "Bống ăn rác" (tên tiếng Anh là "Goby the fish") với mô hình là chú cá Goby khổng lồ được làm từ các vật liệu thiên nhiên có sẵn tại địa phương như: Tre, nứa, lá dừa và các loại rác tái chế để nhắc nhở du khách đi biển bỏ rác vào chú cá thay vì vứt bừa bãi ra môi trường gây ô nhiễm.
Bà Sarah Field - một người nước ngoài dạy tiếng Anh tại Đà Nẵng, đồng thời cũng chính là Trưởng nhóm dự án "Bống ăn rác". Xuất phát từ sự hiểu biết và tìm tòi, nghiên cứu khi Việt Nam có đường bờ biển trải dài khắp đất nước, nhưng trên thực tế rác thải nhựa lại chính là vấn nạn lớn đối với môi trường đại dương, bà đã đề xuất thực hiện dự án với thông điệp vô cùng ý nghĩa: “Feed Bống Plastic And Not Ocean!” (tạm dịch là: "Hãy cho Bống ăn rác thải nhựa chứ không phải đại dương"). Ngay sau đó, dự án đã được các đơn vị nhiệt tình ủng hộ và hỗ trợ triển khai.
Dự án là tâm huyết của các giáo viên người nước ngoài tại Đà Nẵng kết hợp với các tình nguyện viên, sinh viên nhiệt huyết mong muốn đóng góp và thay đổi nhận thức của mọi người về bảo vệ môi trường biển do các hoạt động du lịch gây ra; đồng thời, lan truyền thông điệp bảo vệ đại dương, môi trường biển đối với cộng đồng địa phương và du khách quốc tế.
Hình tượng cá bống vừa gần gũi với văn hóa Việt Nam, vừa mang tính tuyên truyền cao về những ảnh hưởng của rác thải nhựa đối với đại dương cũng như các sinh vật biển đã góp phần giúp dự án được cộng đồng đánh giá cao và nhận được nhiều sự ủng hộ hơn. (Ảnh: Cho Bống xin rác) |
Xuất hiện tại bãi biển Mỹ Khê, Đã Nẵng, hình ảnh chú cá dễ thương này đã tạo ra một hiệu ứng tích cực khi thu hút không chỉ người lớn mà ngay cả những em nhỏ cũng rất hào hứng. Đây được coi là bài học giáo dục tốt cho thế hệ sau này.
Được biết, đây không phải là dự án gom rác thải nhựa đầu tiên, và dự án này đã có mặt ở một số nước châu Á. Thế nhưng, việc sử dụng hình tượng cá bống vừa gần gũi với văn hóa Việt Nam, vừa mang tính tuyên truyền cao về những ảnh hưởng của rác thải nhựa đối với đại dương cũng như các sinh vật biển đã góp phần giúp dự án được cộng đồng đánh giá cao và nhận được nhiều sự ủng hộ hơn.
Dự án "Bống ăn rác" là tâm huyết của các giáo viên người nước ngoài tại Đà Nẵng, kết hợp với các tình nguyện viên, sinh viên giàu nhiệt huyết, mong muốn đóng góp và thay đổi nhận thức của mọi người về ý thức bảo vệ môi trường. (Ảnh: Tạp chí du lịch) |
Hình tượng cá Bống trên bãi biển có hai cách hiểu: Hình ảnh chú cá nuốt phải rất nhiều rác thải khác nhau do con người thải ra đại dương, thông qua đó, mọi người sẽ nhìn thấy khối lượng rác thải nhựa xả ra kinh khủng như thế nào, đánh vào chính nhận thức của mọi người về sự nghiêm trọng của mỗi chai nước vứt trên bãi biển.
Ngoài ra, hình ảnh chú cá bảo vệ biển bằng cách thu vào người những rác thải do con người sử dụng, thay vì để chúng nằm rải rác trên bãi biển và trôi ra đại dương, gây ô nhiễm môi trường.
Cũng nhân dịp này, Ban Quản lý bán đảo Sơn Trà và các bãi biển du lịch Đà Nẵng tổ chức cuộc triển lãm các bức ảnh về thảm họa rác thải nhựa đối với môi trường đại dương và các thông tin, số liệu giáo dục liên quan, trưng bày các sản phẩm thủ công thân thiện với môi trường làm từ tre, gỗ, bột mía… nhằm nâng cao nhận thức của cộng đồng, hạn chế sử dụng sản phẩm nhựa một lần.
Xem thêm
Philippines, Canada căng thẳng vì... rác Căng thẳng có dấu hiệu gia tăng giữa Philippines và Canada sau khi Tổng thống Rodrigo Duterte ngày 22/5 yêu cầu chuyển 69 container rác ... |
Cô gái đi tiên phong trong lối sống không rác thải tại Indonesia Dinar Rahmi được xem là một trong những người đi tiên phong trong lối sống không rác thải nhựa tại Indonesia. |
Hành trình 3.260 km của người săn rác khắp bờ biển Việt Nam Để ghi lại tình trạng rác thải nhựa gây ô nhiễm khắp Việt Nam, Hùng Lekima (tên thật Nguyễn Việt Hùng) đã đi tổng cộng ... |