Chưa thông qua dự thảo luật cấm quảng cáo rượu, bia từ 18h - 21h hàng ngày
Với quy định liên quan đến việc uống rượu, bia của người điều khiển phương tiện giao thông được nêu tại khoản 8 Điều 5 dự thảo Luật, Quốc hội tiến hành biểu quyết 2 phương án.
Phương án 1: Cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn (đã uống rượu bia thì không được điều khiển phương tiện tham gia giao thông).
Phương án 2: Cấm điều khiển phương tiện tham gia giao thông khi trong máu hoặc khí thở có nồng độ cồn vượt mức quy định của pháp luật về an toàn giao thông.
Theo kết quả biểu quyết, chỉ có 44,21% đại biểu quốc hội (ĐBQH) tham gia biểu quyết tán thành với phương án 1 và có 49,59% ĐBQH biểu quyết tán thành phương án 2. Cả 2 phương án đều không quá bán, không được Quốc hội thông qua.
Dự thảo Luật Phòng, chống tác hại của rượu, bia được nhiều ĐBQH quan tâm |
Về phương án hạn chế thời gian bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ, ban soạn thảo dự án Luật xin ý kiến để đưa trở lại Điều 5 dự thảo luật về "Các hành vi bị nghiêm cấm".
Phương án 1: Bổ sung quy định thời gian cấm bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ từ 22 giờ đến 8 giờ sáng hôm sau.
Phương án 2: Không quy định về việc hạn chế thời gian bán rượu, bia để tiêu dùng tại chỗ.
Kết quả, chỉ có 46,28% ĐBQH đồng ý phương án 1 và chỉ có 44,21% đồng ý phương án 2. Cả 2 phương án đều không quá bán. Do đó, Quốc hội thống nhất không đưa vào Luật Phòng, chống rượu bia 2 hành vi bị nghiêm cấm về thời gian bán rượu, bia kể trên.
Quốc hội xin ý kiến các đại biểu thông qua biểu quyết điện tử |
Về khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình nêu tại điểm c khoản 3 Điều 12 của dự thảo Luật, cũng có 2 phương án được đưa ra xin ý kiến bằng biểu quyết.
Trong đó, phương án "Quy định khung thời gian không được quảng cáo rượu, bia trên báo nói, báo hình từ 18 giờ đến 21 giờ hằng ngày; ngay trước, trong và sau các chương trình dành cho trẻ em" có 75,72% ĐBQH đồng ý. Như vậy, Quốc hội thống nhất sẽ đưa nội dung này vào quy định trong Luật phòng, chống tác hại của rượu bia.
Dự thảo Luật phòng chống tác hại của rượu, bia được trình Quốc hội lần đầu tại kỳ họp cuối năm ngoái, dự kiến thông qua ngày 14/6. Tuy vậy, có nhiều ý kiến khác nhau về các nội dung dự thảo, đặc biệt là những chế tài mạnh như: quy định bán rượu, bia theo giờ; cấm bán rượu, bia trên Internet...
Say rượu bia không được lên máy bay từ 1/6/2019 Thông tư 13/2019/TT-BGTVT quy định chi tiết việc kiểm tra, giám sát an ninh hàng không đối với hành khách bị mất khả năng làm chủ ... |
Báo cáo Chính phủ trình QH: Thách thức kinh tế khó lường, suy thoái đạo đức gây bức xúc Hôm nay Quốc hội thảo luận kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội. Báo cáo Chính phủ trình Quốc ... |
Đề xuất tăng tuổi nghỉ hưu: "Nước ngoài 70 tuổi vẫn lái xe ầm ầm" Tại phiên làm việc chiều 29/5, nhiều đại biểu Quốc hội tham gia bàn luận, trao đổi xoay quanh những vấn đề trong Dự án ... |
Trót uống rượu, bia lái xe sẽ không được bồi thường bảo hiểm? Hầu hết các hãng bảo hiểm hiện nay đều có điều khoản miễn trừ đối với lái xe uống rượu, bia và vi phạm nồng ... |
Quốc hội tranh luận về luật đầu tư công: 10 ngàn tỷ hay 20 ngàn tỷ? Xoay quanh dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đã có nhiều ý kiến đóng góp, thảo luận, đặc ... |
Đề xuất uống rượu bia lái xe bị thu bằng 2 năm, phạt 40 triệu Tổng cục Đường bộ vừa có văn bản gửi Bộ GTVT đề xuất mức xử phạt đối với một số nhóm hành vi vi phạm ... |