Liên tiếp sự cố Vietjet, Đại biểu QH kiến nghị “Không vì lợi nhuận mà lơ là an toàn hàng không”
Jetstar lãi lớn, ghế máy bay vẫn ... "rách bươm" Lật lại những bê bối của máy bay Sukhoi vừa gặp nạn tại Nga Hơn 4.200 chuyến bay muộn giờ trong tháng 4/2019 |
Máy bay Vietjet bị rơi bánh hôm 29/11 tại sân bay Buôn Ma Thuột. |
Theo đại biểu Đôn Tuấn Phong, trong thời gian gần đây, nhiều sự cố an toàn hàng không như máy bay bung lốp và hạ cánh bằng càng; máy bay hạ cánh vào đường băng chưa khai thác; máy bay bị thủng lốp; máy bay bong ốp cánh, đã xảy ra và với mức độ khá thường xuyên.
Đại biểu An Giang đã nêu ra 7 sự cố của hãng hàng không VietJet chỉ trong 3 tháng cuối năm 2018. Sau khi Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, Bộ Giao thông Vận tải đã nghiêm khắc cảnh cáo hãng hàng không VietJet đã để xảy ra các vụ việc uy hiến an toàn bay, đồng thời yêu cầu Cục Hàng không áp dụng quy chế giám sát đặc biệt đối với hãng này.
ĐBQH Đôn Tuấn Phong phát biểu tại nghị trường |
“Tuy nhiên, từ đó đến nay vẫn tiếp tục xảy ra sự cố với VietJet, gần đây nhất là sự cố máy bay bị bong ốp cánh sau khi hạ cánh tại sân bay Cát Bi vào ngày 25/4/2019. Rất may không có hậu quả đáng tiếc, song như trong trường hợp máy bay hạ cánh bằng càng tại sân bay Buôn Ma Thuột, nhiều hành khách đã có phen hoảng loạn, một số đã bị thương”, ông Phong nói.
Cụ thể, trước đó, ngày 25/4, chuyến bay VJ722 từ Đà Nẵng đi Hải Phòng sau khi hạ cánh tại sân bay Cát Bi, cơ trưởng phát hiện và yêu cầu thợ máy kiểm tra kỹ thuật cánh trái máy bay. Sau khi kiểm tra, thợ máy phát hiện tấm ốp bề mặt số 575AT ở mặt trên cánh trái bị bong hỏng.
Ngày 29/11/2018, tại sân bay Buôn Ma Thuột, máy bay số hiệu VJ356 từ TP.HCM chở 207 khách tiếp đất trong tình trạng mất cân bằng, tạo ra tiếng động lớn. Lãnh đạo Cục Hàng không cho biết bánh trước của máy bay văng ra cách đường băng 100 m. Máy bay di chuyển thêm 60-70 m trong tình trạng càng trước cày xuống đường băng. Sự việc khiến 6 hành khách chấn thương phải nhập viện.
Đại biểu cho rằng, một số sự cố có thể là thông thường, song một số sự cố nghiêm trọng có thể do lỗi con người hoặc lỗi quy trình kỹ thuật.
“Hàng không giá rẻ đã tạo điều kiện tiếp cận cho nhiều người hơn, song không vì thế và vì lợi nhuận mà yêu cầu về an toàn đối với con người không được quan tâm đúng mức”, ông nhấn mạnh.
Trước tình hình này, Đại biểu Đôn Tuấn Phong đề nghị Chính phủ, Bộ GTVT quan tâm, tăng cường giám sát an toàn hàng không nói chung và các hãng hàng không đã để xảy ra quá nhiều các sự cố uy hiếp an toàn hàng không.
“Nếu không đảm bảo an toàn và thường xuyên để xảy ra sự cố, đề nghị có những biện pháp đủ mạnh để cảnh báo, răn đe, công khai trước công luận”, ông phát biểu.
Cần phương án xử lý trạm BOT T2
Người dân đang bức xúc về vị trí bất cập của trạm thu phí T2 |
Cũng liên quan lĩnh vực giao thông, Đại biểu Quốc hội Đôn Tuấn Phong đã nêu ý kiến về trạm thu phí (BOT) T2 trên quốc lộ 91. Ông nhận định việc đầu tư mở rộng đường 91 là hết sức cần thiết. Nhưng với sự bất cập của vị trí đặt trạm thu phí này, ông đề nghị Bộ Giao thông Vận tải tích cực và nghiêm túc nghiên cứu phương án xử lý.
Đại biểu An Giang đề xuất 2 phương án. Hoặc phương tiện giao thông sử dụng dịch vụ bao nhiêu thì trả tiền đúng bấy nhiêu, không thể chấp nhận việc trả phí khi không dùng dịch vụ hoặc trả phí nhiều hơn mức sử dụng dịch vụ. Phương án thứ 2 là di dời trạm. “Cơ quan, tổ chức, cá nhân nào ra quyết định đặt sai vị trí thì phải chịu trách nhiệm, kể cả chi phí di dời”, ông nói.
Chia sẻ về vấn đề này, đại biểu Nguyễn Lân Hiếu đề cập đến bức xúc của cử tri An Giang về trạm BOT T2.
“Chúng ta có thể triển khai những chính sách vĩ mô tốt, thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, song những búc xúc hàng ngày của người dân chưa được giải quyết hợp lý, nhanh chóng. Chính vì vậy những cố gắng của cả hệ thống bị một vài bức xúc nhỏ làm vấy bẩn bức tranh toàn cảnh", ông Hiếu nói.
Ông Hiếu nhấn mạnh, khởi công đường tránh Long Xuyên và có giải pháp tháo gỡ công bằng cho người dân khi đi qua chặng thu phí BOT T2 là mong mỏi lớn nhất của cử tri An Giang lúc này.
Trước đó, các tài xế xe tải mang biển số tỉnh An Giang và TPHCM cùng nhau đỗ chiếm 3 làn thu phí tại trạm BOT T2 thuộc Quốc lộ 91, hướng từ tỉnh An Giang đi thành phố Cần Thơ để phản đối.
Tài xế cho rằng, họ chỉ di chuyển từ tỉnh An Giang để qua ngã 3 Lộ Tẻ, rẽ vào quốc lộ 80 để lên cầu Vàm Cống để đi các tỉnh. Tuy nhiên, quãng đường sử dụng Quốc lộ 91 khoảng 300m nhưng phải trả tiền cho toàn tuyến. Do đó, họ không đồng ý mua vé.
Bộ Giao thông Vận tải đã quyết định cho tạm dừng thu phí đối với trạm thu phí BOT (xây dựng- kinh doanh- chuyển giao) T2 của dự án nâng cấp, mở rộng quốc lộ 91, đoạn Cần Thơ - An Giang.
Jetstar lãi lớn, ghế máy bay vẫn ... "rách bươm" Những hình ảnh "rách bươm", tồi tàn, cũ kỹ bên trong máy bay của Jetstar được nữ hành khách chia sẻ đang dậy sóng cộng ... |
Phía sau lãi khủng của Vietnam Airlines, VietJet và Jetstar? Cả 3 ông lớn ngành hàng không là Vietnam Airlines, Jetstar Pacific và Vietjet Air đều lãi "khủng" trong quý I năm 2019. Đặc biệt, ... |
Hơn 4.200 chuyến bay muộn giờ trong tháng 4/2019 Theo Cục hàng không Việt Nam, trong tháng 4/2019 các hãng hàng không khai thác hơn 26.550 chuyến bay, trong đó tỷ lệ đúng giờ ... |