Quốc hội tranh luận về luật đầu tư công: 10 ngàn tỷ hay 20 ngàn tỷ?
Bốn Bộ trưởng trả lời chất vấn tại Quốc hội vấn đề gì? Sáng nay 28/5, Quốc hội thảo luận về dự án luật Đầu tư công (sửa đổi) Quỹ đất dành cho giao thông tại Hà Nội, TP. HCM chỉ chiếm 9% |
Sáng 28/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi).
Về vấn đề còn nhiều chiều ý kiến là tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia, báo cáo của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội cho biết: Chính phủ và một số đại biểu đề nghị điều chỉnh dự án quan trọng quốc gia từ mức vốn 10.000 tỷ lên 20.000 tỷ đồng. Nhiều ý kiến đề nghị giữ nguyên các tiêu chí về tổng mức đầu tư trong phân loại các dự án như quy định của luật hiện hành.
Một số ý kiến khác cho rằng việc điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia từ mức vốn 10.000 tỷ lên 35.000 tỷ đồng và điều chỉnh theo tỷ lệ tương ứng đối với các dự án nhóm A, B, C là mức điều chỉnh quá cao, dẫn tới khó kiểm soát.
Có nhiều ý kiến thảo luận, đóng góp về dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi). Ảnh minh hoạ. |
Uỷ ban Thường vụ Quốc hội giữ quan điểm giữ tiêu chí phân loại dự án như quy định hiện hành. Theo đại diện Uỷ ban, thực tế thời gian qua, việc phân cấp đầu tư công cơ bản ổn định, tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia với mức vốn 10.000 tỷ đồng như quy định hiện hành không phát sinh vướng mắc. Nếu điều chỉnh như đề xuất của Chính phủ sẽ gây xáo trộn lớn trong chuyển dịch phân loại, quản lý dự án.
Nhấn mạnh rằng chỉ có 2 dự án quan trọng quốc gia trình Quốc hội trong hai nhiệm kỳ Quốc hội khóa XIII và khóa XIV, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội đề xuất giữ quy định của luật hiện hành để bảo đảm tính ổn định của hệ thống pháp luật và phù hợp với thực tiễn.
Tuy nhiên, báo cáo tiếp thu giải trình của Uỷ ban vẫn có thêm một phương án để xin ý kiến đại biểu là điều chỉnh tiêu chí phân loại dự án quan trọng quốc gia từ mức vốn 10.000 tỷ lên 20.000 tỷ đồng.
Đồng quan điểm với Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, đại biểu Hoàng Quang Hàm, Uỷ viên Thường trực Uỷ ban Tài chính - Ngân sách của Quốc hội (cơ quan thẩm tra dự án luật) cũng khẳng định mức vốn 10.000 tỷ như quy định hiện hành là không bất cập.
Đại biểu Hoàng Quang Hàm cho rằng nên giữ nguyên quy định hiện hành |
Theo ông Hàm, việc điều chỉnh tăng lên 20.000 tỷ có thể dẫn tới không còn dự án nào trình Quốc hội và đây là điều "bất hợp lý". Hơn nữa, trình Quốc hội sẽ có ngay mức vốn và chắc chắn được bố trí đủ vốn; có ngay các chính sách đặc thù…. ông Hàm nhấn mạnh thêm.
Đại biểu này cũng cho rằng, việc lý giải mức vốn 10.000 tỷ hiện nay bất hợp lý sau đó tính thêm trượt giá, tăng trưởng, dự báo cho tương lai để đưa lên 20.000 tỷ đồng là không thuyết phục.
Ý kiến của đại biểu Hoàng Quang Hàm nhận được sự đồng tình của nhiều đại biểu sau đó. Ví dụ như đại biểu Bùi Văn Xuyền nhận định: Không có vướng mắc thì không cần điều chỉnh cho phức tạp thêm.
Một vấn đề khác cũng thu hút nhiều ý kiến đóng góp là thẩm quyền xem xét, quyết định danh mục dự án Kế hoạch đầu tư công trung hạn (ĐTCTH).
Theo quy định hiện hành, Quốc hội tổng mức vốn Kế hoạch ĐTCTH giai đoạn tiếp theo vào kỳ họp cuối của năm thứ 5 Kế hoạch ĐTCTH giai đoạn trước. Khi đó các Bộ, ngành, địa phương mới đủ căn cứ để thẩm định vốn. Như vậy, sẽ không đủ thời gian thực hiện thủ tục thẩm định nguồn vốn và khả năng cân đối vốn, quyết định chủ trương đầu tư, quyết định dự án để triển khai thực hiện ngay từ đầu kỳ.
Ước giải ngân thanh toán 4 tháng năm 2019 nguồn vốn đầu tư công là 68.548,497 tỷ đồng. Ảnh minh hoạ. |
Vì thế, Uỷ ban Thường vụ Quốc hội và đa số đại biểu đề nghị: Quốc hội quyết định Kế hoạch ĐTCTH bao gồm tổng mức đầu tư, tiêu chí, danh mục và mức vốn bố trí cho từng dự án chi đầu tư từ ngân sách Trung ương theo đúng tinh thần của Hiến pháp vì những lý do:
Thứ nhất, danh mục, mức vốn của các dự án đầu tư công là phần cốt lõi trong Kế hoạch ĐTCTH. Đây là vấn đề quan trọng của đất nước liên quan đến phân bổ tổng nguồn lực ngân sách Nhà nước rất lớn trong cả giai đoạn 5 năm; có tác động trực tiếp đến tăng trưởng kinh tế và ổn định xã hội, an toàn nợ công, an ninh tài chính quốc gia. Vì vậy, nội dung này cần phải được Quốc hội xem xét, quyết định.
Thứ hai, quy định này bảo đảm thể hiện đầy đủ tinh thần Hiến pháp về vai trò của Quốc hội trong quyết định ngân sách; bảo đảm tính thống nhất giữa các văn bản pháp luật (Luật NSNN, Luật Đầu tư công hiện hành). Theo Nghị quyết số 05/NQ-TW của Ban chấp hành Trung ương Đảng, cần thực hiện cơ cấu lại đầu tư công gắn với cơ cấu lại tài chính; gắn Kế hoạch ĐTCTH với kế hoạch tài chính trung hạn và kế hoạch vay, trả nợ công. Quốc hội quyết định kế hoạch tài chính 05 năm và Kế hoạch ĐTCTH là một phần không thể tách rời của Kế hoạch tài chính 05 năm.
Thứ ba, việc trình Quốc hội quyết định danh mục, mức vốn cụ thể cho từng dự án là bảo đảm tính công khai, minh bạch, dân chủ, công bằng trong xem xét, quyết định những vấn đề liên quan đến ngân sách Nhà nước.
Trong trường hợp cần thiết, căn cứ vào tình hình thực tiễn, Quốc hội có thể giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội xem xét, quyết định, điều chỉnh danh mục, mức vốn của từng chương trình, dự án đầu tư công thuộc ngân sách Trung ương trong Kế hoạch ĐTCTH như đã thực hiện trong giai đoạn 2016-2020 và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.
Quy định này vừa bảo đảm vai trò, trách nhiệm của cơ quan dân cử, vừa bảo đảm tính linh hoạt, kịp thời trong tổ chức thực hiện Kế hoạch ĐTCTH; đồng thời, nhằm luật hóa và bảo đảm tính thống nhất với Nghị quyết số 26/2016/QH14 và Nghị quyết số 71/2018/QH14 của Quốc hội (2 Nghị quyết này, Quốc hội đã giao Uỷ ban Thường vụ Quốc hội quyết định danh mục).
Đôi nét về Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) Dự thảo Luật Đầu tư công (sửa đổi) gồm 6 chương, 101 điều, quy định việc quản lý nhà nước về đầu tư công; quản lý và sử dụng vốn đầu tư công; quyền, nghĩa vụ và trách nhiệm của cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân liên quan đến hoạt động đầu tư công. Luật này thay thế cho Luật Đầu tư công số 49/2014/QH13 và có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2020. |
Trực tiếp phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội ngày 30 và sáng 31/5 Trong tuần làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 7 từ ngày 27-31/5, Quốc hội thảo luận, cho ý kiến nhiều nội dung quan ... |
Có thể xoá nợ thuế trên 15 tỷ đồng cho một số trường hợp Theo báo cáo giải trình tiếp thu, chỉnh lý dự án luật Quản lý thuế (sửa đổi) của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội, Thủ ... |
6 điểm mới trong Dự thảo Luật Công chức, viên chức sửa đổi Ngày 24/5, dự án Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức sẽ được trình ... |
Nợ công đã giảm xuống mức thấp nhất trong 5 năm qua Báo cáo mới nhất của Chính phủ ghi nhận mức dư 'Nợ công', tính đến 31/12/2018, ước khoảng 58,4% GDP, dư nợ Chính phủ khoảng ... |
Phó thủ tướng Trương Hoà Bình: Kinh tế - xã hội sẽ bứt phá trong năm 2019 Phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV tại Hà Nội, Phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình nhấn mạnh ... |