Chọn lọc nhà đầu tư FDI – vấn đề nóng được các đại biểu Quốc hội quan tâm
Bộ trưởng KH&ĐT: Chỉ đổi tên dự án cũng phải chờ... 5 tháng Ngày làm việc thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận những vấn đề gì? Quốc hội tranh luận về luật đầu tư công: 10 ngàn tỷ hay 20 ngàn tỷ? |
Ngày 30/5, Quốc hội thảo luận tại hội trường về tình hình thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội. Ảnh: Quốc hội |
Theo báo cáo mới nhất của Cục Đầu tư nước ngoài (Bộ Kế hoạch và Đầu tư), trong 5 tháng đầu năm 2019, Việt Nam thu hút được 16,74 tỷ USD vốn FDI, trong đó vốn từ Trung Quốc là 2,02 tỷ USD, chiếm 12%, xếp thứ 4 trong các quốc gia và vùng lãnh thổ sau Hồng Kông, Hàn Quốc, Singapore.
Nếu tính riêng vốn đăng ký cấp mới, Trung Quốc tiếp tục là quốc gia dẫn đầu, với tổng vốn đăng ký cấp mới lên tới 1,56 tỷ USD, gấp 5,5 lần so với cùng kỳ năm 2018.
Uỷ ban Kinh tế lưu ý, Chính phủ cần đánh giá, hoàn thiện chính sách thu hút vốn FDI trong giai đoạn mới, đặt ra hàng rào ưu tiên công nghệ tốt trong thu hút vốn ngoại. Đây cũng là những mối quan tâm của nhiều đại biểu Quốc hội tại phiên thảo luận ở tổ về kinh tế xã hội chiều 22/5.
Bình luận về xu hướng đầu tư từ Trung Quốc, đại biểu Quốc hội Trần Hoàng Ngân, thành viên tổ tư vấn kinh tế của Thủ tướng Chính phủ cho rằng, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung không chỉ bùng lên trong năm nay mà bắt đầu từ những năm trước nên các doanh nghiệp FDI đầu tư tại Trung Quốc đã có phương án rời khỏi thị trường này. Các doanh nghiệp Trung Quốc cũng có động thái tương tự để tránh việc bị Mỹ áp thuế.
Đại biểu Nguyễn Văn Chương (TP HCM) bày tỏ lo ngại về sự dịch chuyển dòng vốn Trung Quốc sang Việt Nam khi chiến tranh thương mại Mỹ - Trung leo thang.
Ông cho rằng Việt Nam đón đầu tư nước ngoài phải chọn lọc chứ không phải "nhắm mắt tiếp nhận"; đồng thời lưu ý đề phòng vấn đề họ có thể đưa những công nghệ đã lỗi thời vào. Theo ông, chính sách thu hút đầu tư cần xem lại để không ưu đãi quá nhiều cho doanh nghiệp FDI, khiến các công ty trong nước khó cạnh tranh, không thể vươn lên.
Cùng chia sẻ về vấn đề này, đại biểu Đôn Tuấn Phong (An Giang) lưu ý cần phải có các chính sách, cơ chế và biện pháp hữu hiệu nhằm lựa chọn các nhà đầu tư FDI có năng lực, sử dụng công nghệ tiên tiến, thân thiện môi trường; có biện pháp đấu tranh hiệu quả nhằm hạn chế trốn thuế, chuyển giá, “quay vòng” ưu đãi đầu tư.
Các đại biểu Quốc hội cho rằng cần ưu tiên chọn lựa nhà đầu tư FDI phù hợp |
Thứ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn cũng nhận định, xu hướng hiện nay là các nhà đầu tư đang chuyển khỏi Trung Quốc và Việt Nam có thể là một điểm đến của các nhà đầu tư này. Tuy nhiên, cái khó là làm sao để thu hút được nguồn đầu tư chất lượng, tham gia đúng chuỗi giá trị xuất khẩu sang các nước, tránh bị tuồn vào công nghệ lạc hậu, không có giá trị, gây khó khăn về sau.
Đại biểu Trần Hoàng Ngân cho rằng, cần phải hết sức thận trọng đối với đầu tư nước ngoài. Đây là nguồn vốn có thể ra đi ngay khi thấy bất lợi. "FDI đổ vào Việt Nam vừa là tín hiệu mừng nhưng cũng vừa phải có những giải pháp để đối phó. Vấn đề là phải có điều kiện ràng buộc để doanh nghiệp FDI kết nối với các doanh nghiệp trong nước. Chúng ta phải chọn lọc ưu tiên cho những doanh nghiệp đó. Có như vậy, giá trị gia tăng của Việt Nam trong chuỗi hàng hóa đóng góp cho thế giới mới nhiều hơn", ông Ngân nói.
Ông Ngân đề xuất hai giải pháp. Thứ nhất là chọn lọc về mặt công nghệ và phải có hàng rào kỹ thuật để làm việc này. Thứ hai, phải kết nối được doanh nghiệp FDI với ngành công nghiệp phụ trợ trong nước. Doanh nghiệp nước ngoài nào thỏa mãn được 2 tiêu chí này sẽ là những doanh nghiệp được ưu tiên.
Bộ trưởng KH&ĐT: Chỉ đổi tên dự án cũng phải chờ... 5 tháng Trình bày tại Quốc hội sáng 29/5, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch - Đầu tư Nguyễn Chí Dũng cho rằng một trong những nguyên nhân dẫn ... |
Ngày làm việc thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận những vấn đề gì? Trong ngày làm việc thứ 8 của kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV (29/5), các đại biểu Quốc hội sẽ lắng nghe phần ... |
Quốc hội tranh luận về luật đầu tư công: 10 ngàn tỷ hay 20 ngàn tỷ? Xoay quanh dự án Luật Đầu tư công (sửa đổi), các đại biểu Quốc hội đã có nhiều ý kiến đóng góp, thảo luận, đặc ... |