Báo cáo Chính phủ trình QH: Thách thức kinh tế khó lường, suy thoái đạo đức gây bức xúc
Ngày làm việc thứ 8, Quốc hội sẽ thảo luận những vấn đề gì? Quốc hội tranh luận về luật đầu tư công: 10 ngàn tỷ hay 20 ngàn tỷ? Bốn Bộ trưởng trả lời chất vấn tại Quốc hội vấn đề gì? |
Theo kế hoạch, sáng 30/5, Quốc hội bắt đầu thảo luận một số nội dung về phát triển - kinh tế xã hội và ngân sách Nhà nước.
Các đại biểu sẽ thảo luận đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách Nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2019. Ngoài ra, các đại biểu cũng thảo luận, cho ý kiến về quyết toán ngân sách Nhà nước năm 2017.
Tiếp đó, sáng 31/5, chủ tọa sẽ mời một số thành viên Chính phủ phát biểu giải trình, làm rõ vấn đề mà đại biểu quan tâm.
Trước đó, tại phiên khai mạc kỳ họp (20/5), Phó thủ tướng Thường trực Trương Hòa Bình đã trình bày báo cáo đánh giá bổ sung kết quả thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội và ngân sách nhà nước năm 2018; tình hình thực hiện những tháng đầu năm 2019. Chủ nhiệm Ủy ban Kinh tế Vũ Hồng Thanh cũng đã trình bày báo cáo thẩm tra trước Quốc hội.
Toàn cảnh kì họp thứ 7 Quốc hội khoá 14. Ảnh: Trung tâm báo chí Quốc hội. |
Báo cáo Chính phủ trình Quốc hội cho biết: 12 chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội năm 2018 đều đạt và vượt kế hoạch, như tăng trưởng GDP đạt 7,08%, mức cao nhất trong 10 năm. Thu nhập bình quân đầu người đạt 2.590 USD. Vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) đạt 19,1 tỷ USD, tăng 9,1%. Kim ngạch xuất khẩu tăng 13,2%, đạt giá trị hơn 480 tỷ USD và xuất siêu 6,8 tỷ USD. Kinh tế tiếp tục khởi sắc trong quý I năm nay khi GDP đạt 6,79%, chỉ số giá tiêu dùng (CPI) tăng 2,71% trong 4 tháng.
Tuy nhiên, báo cáo cũng chỉ ra nhiều thách thức khó lường mà kinh tế Việt Nam đang gặp phải, như sự bất ổn, căng thẳng địa chính trị, chiến tranh thương mại Mỹ - Trung... Nội tại nền kinh tế bộc lộ nhiều điểm nghẽn, như cổ phần hoá, thoái vốn Nhà nước tại doanh nghiệp chậm; xử lý dự án yếu kém, thua lỗ còn khó khăn...
Về xã hội, theo báo cáo, đổi mới giáo dục vẫn bất cập, còn những vi phạm về đạo đức nhà giáo, bạo lực học đường, dâm ô trẻ em và biểu hiện suy thoái về đạo đức, lối sống, văn hóa ứng xử, gian lận thi cử... gây bức xúc xã hội.
Thảo luận tại tổ hôm 22/5 về những nội dung trên, nhiều đại biểu Quốc hội lo ngại xung đột thương mại giữa các nước, căng thẳng địa chính trị ở nhiều nơi có thể gây tác động xấu tới nền kinh tế Việt Nam. Ngoài ra, một số đại biểu cũng lo ngại diễn biến của giá dầu và việc tăng giá điện sẽ ảnh hưởng đến mục tiêu kiềm chế lạm phát trong năm nay (dưới 4%).
Sáng nay 28/5, Quốc hội thảo luận về dự án luật Đầu tư công (sửa đổi) Sáng 28/5, các đại biểu Quốc hội làm việc tại hội trường nghe Ủy viên Ủy ban Thường vụ Quốc hội, Chủ nhiệm Ủy ban ... |
Trực tiếp phiên thảo luận tại hội trường của Quốc hội ngày 30 và sáng 31/5 Trong tuần làm việc thứ hai của Kỳ họp thứ 7 từ ngày 27-31/5, Quốc hội thảo luận, cho ý kiến nhiều nội dung quan ... |
Phó thủ tướng Trương Hoà Bình: Kinh tế - xã hội sẽ bứt phá trong năm 2019 Phát biểu khai mạc kỳ họp thứ 7 Quốc hội khoá XIV tại Hà Nội, Phó thủ tướng thường trực Trương Hoà Bình nhấn mạnh ... |
Khai mạc kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV Kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XIV sẽ chính thức khai mạc sáng nay 20/5 tại Hà Nội. |