Chỉ mong sao mình thật khỏe để có sức trông nom các con
Ngư dân phá Tam Giang vào mùa đi vớt... tiền triệu Mùa gió chướng, sứa từ biển theo con nước vào vùng nước lợ ở đầm phá Tam Giang cũng là lúc ngư dân bắt đầu rộn ràng với mùa sứa giữa năm. |
Quỹ sữa vươn cao Việt Nam kịp thời đến với trẻ em Điện Biên trong mùa dịch Những chuyến xe của Quỹ Sữa Vươn Cao Việt Nam đã vượt hàng trăm km đường núi, kịp thời mang theo những hộp sữa Vinamilk đến với 400 em học sinh tiểu học đang phải cách ly của tỉnh Điện Biên. Ngoài sữa, nhiều quà tặng khác từ Vinamilk cũng đã được gửi tới các em khi các chuyến xe cũng đến đúng vào dịp quốc tế thiếu nhi 1/6. |
Chiến tranh đã qua đi nhưng nỗi đau để lại cùng di chứng chất độc da cam/Dioxin vẫn còn dai dẳng. Người ta vẫn nói “Nạn nhân chất độc da cam là những người khổ nhất trong những người khổ nhất, nghèo nhất trong những người nghèo nhất”. Những người vợ, người mẹ vẫn âm thầm gánh vác, là điểm tựa cho nạn nhân chất độc da cam.
Ở cái tuổi gần đất xa trời, đáng lẽ ra vợ chồng ông Trần Văn Dưi (xã Thượng Long, huyện Nam Đông, Thừa Thiên Huế) phải được hưởng sự an nhàn bên các con cháu, nhưng với ông và vợ thì suốt gần 40 năm qua chưa đêm nào được ngủ yên giấc bởi 3 người con của ông bà mang trong mình di chứng chất độc da cam.
Bản thân ông Trần Văn Dưi bị nhiễm chất độc da cam, biến chứng nên đi lại rất khó khăn, ông chỉ tự lo được cho mình là chính. Vợ chồng ông có 3 người con thì cả 3 người đều dị tật, chân tay co quắp, cứng đơ, không thể tự mình di chuyển như người bình thường được, mọi sinh hoạt cá nhân như ăn uống, tắm giặt đều phụ thuộc vào ông bà, bố mẹ.
Hội NNCĐDC/ĐIOXIN Thừa Thiên Huế tăm và tặng quà gia đình ông Trần Văn Dưi. |
Gần 40 năm qua, là hơn 14.600 ngày đêm vợ chồng ông gồng mình lên, bất lực chứng kiến các con vật vã, la hét, đập phá. Ông không thể nhớ bao lần ngược xuôi vay mượn tiền để đưa con vào bệnh viện chữa chạy. Tiền cứ mất, nhưng bệnh tình của các con mỗi ngày một trầm trọng hơn, kinh tế gia đình vì vậy ngày càng túng quẫn.
Ông Dưi chia sẻ, "Cháu thứ ba nhà tôi mỗi khi phát bệnh, đi lang thang, quên đường về nhà, thương con, vợ chồng tôi đi tìm, nhiều hôm không thấy, bà ấy khóc suốt". Nghe chồng giãi bày, vợ ông Dưi quay mặt đi dấu hai dòng nước mắt lăn dài trên gò má.
Giọng ông Dưi trầm xuống: "Nhiều năm nay, vợ chồng tôi ngoài việc làm cha làm mẹ còn là người thầy thuốc, là người bạn chia sẻ buồn vui, lắm lúc còn phải đóng vai là người ngớ ngẩn để được vui đùa với mấy đứa con". Ông cười nhưng mắt ông đỏ hoe! Nhà nghèo, con cái lại bệnh tật và bản thân người đàn ông trong gia đình cũng không có sức khỏe, nên mọi công việc trong gia đình chỉ một tay vợ ông Dưi vun vén lo liệu. Mọi chi tiêu cho sinh hoạt gia đình của ông chỉ trông chờ vào số tiền trợ cấp hàng tháng mà ông Dưi nhận được theo chế độ hiện hành.
Việc làm nương, làm rẫy hay làm những công việc khác kiếm thêm thu nhập để phục vụ các sinh hoạt của 4 cha con đều do hai bàn tay người vợ. Tài sản của vợ chồng ông Dưi chẳng có gì trị giá trên 2 triệu đồng là một thực tế. Trong nhà cũng không cần phải có giường nằm, vì có thì cũng chẳng ai tự mình leo lên được giường đâu mà mua sắm. Cứ như vậy, năm này qua năm khác, cảnh đời nghèo túng, cơ cực, những mất mát, thương đau cả về thể xác và tinh thần của gia đình ấy chẳng biết bao giờ mới chấm dứt.
Những nạn nhân, những đứa con, đứa cháu nêu trên chỉ là một con số quá nhỏ so với hàng triệu người bị phơi nhiễm chất độc da cam/dioxin trên cả nước Việt Nam. Với những người mang trong mình chất độc da cam, vượt lên những nỗi bất hạnh của cuộc đời, họ tìm cho mình niềm lạc quan, niềm vui sống để quên đi “vết thương” chiến tranh.
Ông Dưi chia sẻ: "Nhờ có sự giúp đỡ của Hội NNCĐDC/ĐIOXIN Thừa Thiên Huế, gia đình tôi mới có được căn nhà khang trang như thế này. Đã mấy mươi năm qua cuộc sống gia đình quá khó khăn, mọi thứ chỉ dựa vào số tiền trợ cấp ít ỏi của tôi, còn lại tất cả một tay vợ tôi gánh vác. Tôi chỉ mong mình còn đủ sức khỏe để chăm cho con, mong cho vợ luôn khỏe để có thể gánh vác được gia đình. Chỉ mong các cơ quan đoàn thể quan tâm tới hoàn cảnh của những người nhiễm chất độc da cam như chúng tôi để cuộc sống của mọi người bớt khó khăn hơn!". Mấy mươi năm cùng nỗi đau chất độc hóa học, vợ chồng ông Dưi không dám mơ ước gì, chỉ mong sao mình thật khỏe để có sức trông nom các con.
Nỗi đau thầm lặng của những người làm ông, làm bà, làm cha, làm mẹ… thì chỉ những ai là người trong cuộc mới thấu hiểu và cảm thông cho họ. Bản thân họ cũng đang phải chịu đựng những hành hạ của di chứng da cam, rồi phải gồng mình vất vả qua nhiều tháng năm để nuôi các thế hệ con, cháu tật nguyền. Mỗi gia đình có một nỗi đau riêng, mỗi gia đình có một hoàn cảnh riêng… nhưng tất cả đều có một nét chung nhất là gánh nặng tổn thất cả về cả thể xác lẫn tinh thần chưa có điểm dừng trong tương lai.
Ông Nguyễn Hữu Quyết, Phó Chủ tịch Hội NNCĐDC/ĐIOXIN Thừa Thiên Huế cho biết: “Để “xoa dịu nỗi đau da cam” đã có những tấm lòng hảo tâm và những việc làm đầy tình nghĩa. Tỉnh hội cùng với tổ chức IC tại Việt Nam cũng đã huy động được hơn 60 triệu đồng để xây dựng nhà cho gia đình ông Trần Văn Dưi ở huyện Nam Đông, hiện ngôi nhà đã đưa vào sử dụng từ đầu năm 2020. Cùng với đó, địa phương cũng hỗ trợ rất nhiều cho hoàn cảnh gia đình này trong các đợt lễ Tết, các hoạt động cứu trợ nhân đạo!”.
Những nỗi đau, di chứng da cam trên thân thể các nạn nhân và con cháu họ khó nói hết bằng lời. Thay vì chấp nhận số phận nghiệt ngã, những người bà, người mẹ, người vợ, người cha đã dành hết sức lực, tình thương suốt nhiều thập kỷ qua để chăm sóc chồng, con. Những tấm gương ấy, mảnh đời ấy vẫn luôn cần sự hỗ trợ, quan tâm và chia sẻ từ cộng đồng để tiếp thêm cho họ động lực, niềm tin cuộc sống, luôn là chỗ dựa tin cậy những nạn nhân chất độc da cam tiếp tục sống, vượt qua nỗi đau. Xoa dịu “Nỗi đau da cam” là việc làm nhân đạo, là tiếng nói lương tri, là trách nhiệm của các cấp, các ngành, của mọi người và của toàn xã hội.
Đà Nẵng“mở” biển, cả thành phố nhộn nhịp trở lại Từ sáng sớm ngày 9/6/2021, rất nhiều người dân tìm đến các bãi biển Phạm Văn Đồng, Mỹ Khê (Đà Nẵng) để tắm biển và dạo bộ và tập thể dục sau nhiều ngày “cấm biển”. |
Đà Nẵng cho phép tắm biển, các nhà hàng và cơ sở kinh doanh hoạt động trở lại Khai báo y tế bắt buộc hàng ngày; thường xuyên mở ứng dụng Bluezone, Bluetooth trên smartphone (nếu có). Các hoạt động đang tạm dừng vẫn tiếp tục tạm dừng cho đến khi có thông báo mới. |
Đà Nẵng dự kiến nới lỏng một số hoạt động sau nhiều ngày không có ca nhiễm cộng đồng Đà Nẵng đang xem xét cho mở lại một số hoạt động như tắm biển, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chỗ. |