Ngư dân phá Tam Giang vào mùa đi vớt... tiền triệu
Đà Nẵng dự kiến nới lỏng một số hoạt động sau nhiều ngày không có ca nhiễm cộng đồng
Đà Nẵng đang xem xét cho mở lại một số hoạt động như tắm biển, cơ sở kinh doanh dịch vụ ăn uống tại chỗ.
|
Bắt hotgirl 22 tuổi cầm đầu đường dây ma túy ở Đà Nẵng
Để có tiền tiêu xài, nữ quái này mua ma tuý của một đối tượng không rõ lai lịch về bán lại. Sau đó dụ dỗ nhiều đối tượng khác cùng tham gia.
|
Phá Tam Giang là nơi ba con sông Bồ, sông Hương, sông Ô Lâu hợp thành vùng đầm phá rộng lớn nhất ở Đông Nam Á với hơn 22.000 hecta. Khi mùa gió chướng bắt đầu, sứa từ biển theo con nước vào vùng nước lợ ở đầm phá Tam Giang. Sứa mắc vào lưới đáy, hay bơi lững lờ trên mặt nước cũng là lúc ngư dân bắt đầu rộn ràng với mùa sứa giữa năm đầy hứng khởi.
Từ tháng 3 - 5 âm lịch là mùa sứa sinh sản cũng là chính vụ ngư dân đánh bắt. Sứa kết thành từng mảng lớn trôi dạt trên mặt nước nên việc khai thác khá dễ dàng. Mùa sứa chỉ kéo dài vài tháng nên phải tranh thủ thời gian khai thác. Công việc này khá vất vả, nhưng mỗi chuyến đi bắt sứa ngư dân sẽ có ngay tiền triệu.Những ngư dân của làng Ngư Mỹ Thạnh - một làng chài nằm ven đầm phá Tam Giang (Thừa Thiên – Huế) đang vào mùa đánh bắt sứa. Mùa khai thác, chế biến sứa - loại hải sản được xem là “lộc biển” đã mang lại nguồn thu nhập cao cho bà con nơi đây.
Theo kinh nghiệm của ngư dân làng chài, con sứa thường nổi nhiều vào buổi sáng sớm, khi nước thủy triều đang dâng lên, nhất là những ngày thời tiết mây mù, ít nắng. Tuổi thọ của loài sứa, vì thế cũng chỉ kéo dài trong mùa giêng hai. Qua mùa nắng nóng, sứa tự biến mất nên việc thu hoạch “lộc trời” vỏn vẹn khoảng hai, ba tháng.Từng con sứa nổi lên, ngoe nguẩy bơi trên mặt nước, sau một hồi quấy hồ. Người dùng tay, người dùng vợt, người dùng lưới mắt nhỏ cứ thế sứa được vớt lên, đựng đầy bao mang về. Sứa ở Phá Tam Giang to như cái thúng, vỏ lốm đốm đỏ, mềm mềm như trái bong bóng, ngư dân kéo lưới đáy lên và lôi từng con sứa ra ngoài, chất lên ghe, sứa nhiều đến độ chất đầy ghe không còn chỗ chứa.
Chỉ với con dao nhỏ, sứa được xả thịt, bỏ hết lớp vỏ ngoài và phần ruột vẫn còn dính vài con cá nhỏ bị sứa nuốt trọn chưa tiêu hết. Phần thịt trong nhất, chắc nhất nằm ở giữa con sứa áng chừng cỡ 1kg được giữ lại. Sứa có thể chế biến được nhiều món như gỏi sứa, bún sứa, riêng với món sứa tươi ăn sống, để đượm thêm nhiều dư vị, có thể dùng kèm với mắm ớt tỏi, hoặc mắm ruốc Huế.
Những năm gần đây, người dân ưa dùng các sản phẩm chế biến từ sứa như: nộm sứa, sứa ăn liền nên nghề đánh bắt và chế biến sứa phát triển mạnh, mang lại thu nhập cao cho ngư dân. Mùa sứa về những chuyến ghe xuôi ngược, trên khoang từng bao sứa được chất đầy chuẩn bị mang ra chợ bán. Nụ cười ngư dân giòn tan theo mùa sứa ven sông.
Khi làng văn hóa chuyển mình làm du lịch
Mô hình du lịch cộng đồng, du lịch xanh tại Toom Sara vừa kết hợp tham quan, cùng với đó là hình thức nghỉ dưỡng homestay, trải nghiệm các loại hình truyền thống như dệt thổ cẩm; xem múa cồng chiêng, múa tung tung-da dá; thưởng thức đặc sản Cơ tu như rượu cần Phú Túc, thịt nướng, cơm lam, bánh sừng trâu...
|
Đà Nẵng hỗ trợ các tỉnh Nam Trung Lào phòng, chống dịch COVID-19
Món quà lần này là tấm lòng của Đảng bộ, chính quyền và nhân dân thành phố Đà Nẵng gửi đến các tỉnh bạn Lào với tinh thần chia sẻ khó khăn trong công tác phòng chống dịch Covid-19.
|
Tàu hỏa bốc cháy khi đã đến gần ga Đà Nẵng
Ngọn lửa bùng phát dữ dội ở toa tàu số hiệu HL71509 nằm sát đầu máy. Lái tàu lập tức cho tàu dừng, tiến hành tách toa để xử lý, báo về trung tâm chỉ huy và đồng thời gọi cứu hỏa.
|