ACV: Lời hứa BOT sân bay và "bi kịch"... quá nhiều tiền!
Ô tô vào sân bay đón trả khách sẽ không mất phí Doanh nghiệp làm nhà ga T3 Tân Sơn Nhất dính sai phạm gì? ACV đầu tư 11.430 tỷ đồng xây nhà ga T3 |
Trạm thu phí ở sân bay Nội Bài tiếp tục thu phí như các sân bay khác. Ảnh: Sỹ Lực (Báo Tiền Phong). |
Theo kế hoạch, trong giai đoạn 2018-2025, ACV sẽ đầu tư trọng điểm cho 15 cảng hàng không và xây dựng mới các nhà ga hành khách tại 3 cảng hàng không khác với tổng mức đầu tư (chưa kể cảng hàng không quốc tế Long Thành) lên tới hơn 56,7 nghìn tỷ đồng - Tổng Giám đốc ACV Vũ Thế Phiệt cho biết trên Báo Giao thông.
Riêng với CHK quốc tế Long Thành, theo ông Phiệt, tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 đến 2025 (các hạng mục do ACV đầu tư) khoảng hơn 92,1 nghìn tỷ đồng bao gồm nhà ga hành khách, khu bay, nhà ga hàng hoá.
Lãnh đạo ACV cũng khẳng định đơn vị đã cân đối được khoảng 40% lượng tiền cần cho dự án sân bay Long Thành giai đoạn 1. Vốn đã sẵn sàng, hiện ACV có khoảng 25 nghìn tỷ đồng gửi ngân hàng - ông Phiệt nhấn mạnh.
Ông Vũ Thế Phiệt (giữa) giữ chức Tổng Giám đốc ACV từ tháng 10/2018. Ảnh: VietnamFinance. |
Điều đáng nói là ACV từng bị thanh tra kết luận thu phí không đúng quy định hàng trăm tỷ đồng và lãnh đạo ACV khi đó khẳng định sẽ sớm miễn phí ra vào sân bay.
Cụ thể, Kết luận số 2569/KL-TTCP ngày 12/10/2017 của Thanh tra Chính phủ về việc chấp hành chính sách, pháp luật về quản lý, sử dụng vốn, tài sản, cổ phần hóa, thoái vốn và tái cơ cấu ACV cho thấy sai phạm lên tới 3.600 tỷ đồng.
Trong đó, tính từ 01/01/2012 đến 31/12/2015, 19/21 chi nhánh cảng hàng không của ACV thu phí không đúng quy định 550 tỷ đồng với hàng vạn ô tô đón, trả khách. Việc 21 chi nhánh cảng hàng không đang thu tiền sử dụng sân đường dẫn vào nhà ga đối với ô tô đưa đón, trả khách bị kết luận là không đúng quy định của pháp luật về đất đai.
Tới ngày 24/4/2019, Tổng Giám đốc ACV Vũ Thế Phiệt hứa hẹn sẽ miễn thu phí ra vào sân bay (còn gọi là BOT sân bay) với những xe ô tô ra vào đón trả khách trong khoảng thời gian nhất định. Những xe ra vào cảng quá thời gian quy định sẽ bị tính tiền theo thời gian như dịch vụ sân đỗ ôtô.
Lãnh đạo ACV "than khổ" vì có hàng chục nghìn tỷ gửi ngân hàng mà không được đầu tư. Ảnh chụp màn hình Báo GT |
Theo ông Phiệt, hệ thống này sẽ triển khai thực hiện chậm nhất từ năm 2020. Còn từ nay tới thời điểm đó, phương án thu được giữ nguyên như hiện nay. ACV cũng lý giải về việc thu tiền xe ra vào sân bay là để bù đắp chi phí đầu tư, quản lý, duy tu, bảo dưỡng hệ thống kết cấu hạ tầng ở sân bay.
Tuy nhiên, nhiều người cho rằng, cơ quan chức năng đã chỉ ra việc thu phí vào sân bay là sai pháp luật về đất đai. Do vậy, ACV cần chấm dứt ngay hoạt động này chứ không phải đến 2020 như dự kiến. Số tiền mà ACV đã thu của người dân cần nộp vào ngân sách Nhà nước.
Chuyên gia kinh tế, TS. Lê Đăng Doanh thì cho rằng các cảng hàng không ngoài việc xây dựng còn có trách nhiệm bảo trì, bảo dưỡng và đầu tư các thiết bị nhằm đảm bảo an toàn, an ninh cho khu vực đường dẫn, nên công ty cảng có thể thu một phần chi phí. Tuy nhiên, để lựa chọn phương án thu phí, cần tổ chức lấy ý kiến công khai của người dân, các chuyên gia, các nhà phản biện xã hội một cách công khai, minh bạch. Trong quá trình thực hiện thu phí phải có sự giám sát.
Trong bối cảnh chưa được đầu tư sử dụng nguồn vốn hàng chục nghìn tỷ đồng sẵn có, việc ACV tiếp tục thu phí ra vào sân bay liệu có hợp lý?
ACV thu phí ra vào sân bay có đúng quy định? Viện dẫn Điều 11 Luật Hàng không Dân dụng, Điều 36 Nghị định 102 của Chính phủ năm 2015, Thông tư 36 và Quy định 4224 của Bộ GTVT, ACV cho rằng dịch vụ đường dẫn vào nhà ga cảng hàng không là dịch vụ phi hàng không do doanh nghiệp kinh doanh cảng hàng không niêm yết giá. Như vậy, việc thu giá dịch vụ đường dẫn là phù hợp với quy định. Tuy nhiên, điều B khoản 2 Điều 31 Nghị định 92 năm 2016 của Chính phủ đã bãi bỏ Điều 36 của Nghị định 102 năm 2015. Tại Điều 36 có quy định đường dẫn nằm trong Danh mục hàng không tại Cảng hàng không, sân bay. Theo quy định tại Điều 1 của Nghị định 92 năm 2016 quy định về các ngành nghề kinh doanh có điều kiện trong lĩnh vực hàng không dân dụng thì dịch vụ đường dẫn vào cảng hàng không không còn nằm trong Danh sách các ngành nghề kinh doanh có điều kiện. |
Sân bay Nội Bài sẽ được mở rộng, đón 80-100 triệu khách/năm? Chính phủ Pháp đã phê duyệt khoản viện trợ không hoàn lại hơn dành cho Việt Nam trong việc lập quy hoạch sân bay Nội ... |
Doanh nghiệp làm nhà ga T3 Tân Sơn Nhất dính sai phạm gì? Ủy ban Quản lý vốn Nhà nước đã có văn bản đồng thuận với phương án giao cho ACV đầu tư khai thác và đưa ... |
Hàng loạt sai phạm tại Tổng công ty Cảng hàng không Việt Nam Thanh tra Bộ Tài chính vừa có kết luận chính thức về việc chấp hành pháp luật về tài chính, kế toán và thuế tại ... |
Bốn phương án đầu tư nhà ga T3 Tân Sơn Nhất (TĐO) - Bộ Giao thông Vận tải vừa trình Chính phủ phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng nhà ga hành khách ... |
Vụ bổ nhiệm gần 100 cán bộ trước khi nghỉ hưu: Thanh tra Người đại diện phần vốn Nhà nước tại ACV TĐO-Thanh tra Bộ Giao thông Vận tải (GTVT) vừa công bố Quyết định số 1500/QĐ-BGTVT về việc thanh tra trách nhiệm của Người đại diện ... |