Ra mắt bộ mới Tạp chí Sức khỏe trẻ em
Tạp chí Sức khỏe trẻ em là cơ quan ngôn luận của Trung ương Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt Nam, thực hiện các nhiệm vụ: Tuyên truyền về trẻ em, đặc biệt là trẻ em khuyết tật; cung cấp thông tin về các chính sách của Nhà nước đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; và phổ biến kiến thức về chăm sóc sức khỏe, phòng tránh tật nguyền. Tạp chí còn đóng vai trò làm cầu nối giữa các nhà khoa học, các tổ chức nhân đạo trong và ngoài nước với những người làm công tác chăm sóc trẻ em tại Việt Nam.
Bà Đặng Thị Phương Thảo, Phó Cục trưởng Cục Báo chí (Bộ Thông tin và Truyền thông) trao Giấy phép hoạt động cho Tạp chí Sức khỏe trẻ em |
Phát biểu tại buổi lễ, ông Phan Xuân Thủy, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cho biết: việc Ban Tuyên giáo Trung ương và Bộ Thông tin và Truyền thông cho phép đổi tên từ Tạp chí Tình thương và Cuộc sống thành Tạp chí Sức khỏe trẻ em là cần thiết để Hội Cứu trợ trẻ em tàn tật Việt nam và Tạp chí của Hội làm tốt hơn nữa công tác tuyên truyền về chăm sóc sức khỏe trẻ em nói chung và trẻ em tàn tật nói riêng. Vì vậy, Tạp chí cần nỗ lực, đổi mới mạnh mẽ để trở thành một trong những cơ quan báo chí truyền thông hàng đầu về chăm sóc trẻ em khuyết tật...
Tạp chí cần đề cao tính nhân văn trong từng bài viết, đồng thời tích cực tổ chức các hoạt động xã hội ý nghĩa, hỗ trợ những hoàn cảnh khó khăn, lan tỏa yêu thương và sự sẻ chia đến cộng đồng. Đóng vai trò làm cầu nối giữa các nhà khoa học, các tổ chức nhân đạo, độc giả trong và ngoài nước.., nâng cao chất lượng truyền thông đối với công ước Liên hợp quốc và hợp tác quốc tế về quyền trẻ em trong bối cảnh Việt Nam hội nhập sâu rộng.
Ông Phan Xuân Thuỷ, Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương phát biểu tại Lễ ra mắt |
Phó Trưởng Ban Tuyên giáo Trung ương cũng lưu ý, Tạp chí cần phát hiện, nhân rộng, cổ vũ các nhân tố mới, các điển hình tập thể, cá nhân trong công tác chăm sóc trẻ em, trẻ em khuyết tật. Vận động tập hợp, tiếp nhận sự giúp đỡ, đóng góp về vật chất và tinh thần của các cá nhân và tập thể, các tổ chức xã hội, từ thiện, nhân đạo trong và ngoài nước để thực hiện tốt các hoạt động tổ chức khám chữa bệnh, chữa tật, phục hồi chức năng, dạy chữ, dạy nghề, hướng nghiệp, tạo việc làm miễn phí cho trẻ em khuyết tật, tổ chức các hoạt động kinh tế, dịch vụ tạo điều kiện thuận lợi cho trẻ em khuyết tật có thể lao động tự nuôi sống bản thân, giúp ích cho gia đình, xã hội, sống hòa nhập bình đẳng với cộng đồng…
Tổng Biên tập Tạp chí Sức khỏe trẻ em Trần Doãn Tiến phát biểu tại lễ ra mắt. |
Ông Trần Doãn Tiến, Tổng Biên tập Tạp chí Sức khỏe trẻ em cho biết: Hoạt động của Tạp chí sẽ kiên trì thể hiện thông điệp: “Tạp chí Sức khỏe trẻ em - Vì nụ cười trẻ em”, nhằm lan tỏa đến với đông đảo công chúng, bạn đọc, nhất là đối với trẻ em nói chung và hơn 4 triệu trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt và trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trong đó có trên 2 triệu trẻ em khuyết tật... Vì vậy, Tạp chí sẽ đổi mới đồng bộ, toàn diện về hình thức, nội dung trên cả hai ấn phẩm in và điện tử. Điểm nhấn, tạo bước đột phá trong lộ trình phát triển thời gian tới là ưu tiên thúc đẩy phát triển mạnh mẽ Tạp chí điện tử bao gồm hai ngôn ngữ - tiếng Việt và tiếng Anh với giao diện, công nghệ, ứng dụng, tiện ích hiện đại như trí tuệ công nghệ nhân tạo AI, các tiện ích làm báo, tạp chí mới đa nền tảng, báo chí di động, báo chí dữ liệu...
Đa dạng sân chơi tiếng Việt cho trẻ em kiều bào và sinh viên Nga Ngày hội tiếng Việt, Dịch thuật tiếng Việt, Tiếng Việt vui, Tìm hiểu về Việt Nam.... là những hoạt động bổ ích cho cộng đồng người Việt Nam, đặc biệt là thế hệ trẻ kiều bào tại Nga và thế hệ những người Nga yêu mến đất nước và con người Việt Nam. |
Thúc đẩy sự tham gia có ý nghĩa của trẻ em vào các vấn đề xã hội Ngày 10/10, tại Hà Nội, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) phối hợp cùng tổ chức Plan International Việt Nam tổ chức buổi họp giả định “Trao cơ hội để trẻ em gái thể hiện vai trò lãnh đạo”. |