Việt Nam loại bỏ thành công nhiều chất gây ảnh hưởng đến tầng ozone
Hỗ trợ doanh nghiệp chuyển đổi công nghệ
Tầng ozone ngăn 97-99% tia cực tím của bức xạ Mặt trời đến Trái Đất, có tác dụng lọc tia cực tím nguy hại cho thảm thực vật và có thể gây ung thư cũng như bệnh đục thuỷ tinh thể ở người. Nếu tầng ozone bị suy giảm 1% sẽ dẫn đến việc gia tăng tia cực tím ở tầng đối lưu khoảng 2%.
Theo một kết quả nghiên cứu, cứ mỗi thập kỷ trôi qua tính từ năm 2000, tỷ lệ phục hồi của tầng ozone là 1-3%. Với tỷ lệ phục hồi như vậy, tầng ozone ở Bắc Bán Cầu sẽ được phục hồi hoàn toàn vào năm 2030. Đến năm 2050, tầng ozone tại Nam Bán cầu và đến năm 2060 tại những vùng cực Nam bán cầu sẽ được khôi phục hoàn toàn.
Việt Nam là một trong những nước tham gia sớm Công ước Vienne về bảo vệ tầng ozone và Nghị định thư Montreal. Tính đến ngày 1/1/2010, Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn được 3 chất, đó là CFC, Halon và CTC, từng bước loại trừ các chất HCFC và hiện tại chỉ còn sử dụng methyl bromide trong kiểm dịch thực vật.
Việt Nam đã loại trừ hoàn toàn một số chất làm suy giảm tầng ozone HCFC. (Ảnh minh họa: Tạp chí điện tử Kinh tế môi trường) |
Theo Cục trưởng Cục Biến đổi khí hậu Tăng Thế Cường, Việt Nam đang thực hiện giai đoạn 2 (2018-2023) để loại trừ các chất HCFC có trong điều hòa không khí gia đình, các hệ thống cấp đông kho lạnh, sản xuất xốp cách nhiệt, điều hòa không khí trung tâm, dung môi trong sản xuất mỹ phẩm và dụng cụ y tế, chất dập cháy. Từ tháng 11/2022, Cục Biến đổi khí hậu đã hỗ trợ thành công cho 2 doanh nghiệp chuyển đổi sang công nghệ R32 thân thiện với môi trường từ tháng 11/2022.
Trong lĩnh vực sản xuất thiết bị lạnh, Cục đã hỗ trợ một doanh nghiệp hoàn thành chuyển đổi công nghệ sang NH3, loại trừ tiêu thụ các chất HCFC trong sản xuất. Ngoài ra, một doanh nghệp đang triển khai chuyển đổi công nghệ để loại trừ HCFC trong sản xuất.
Trong lĩnh vực sản xuất xốp, một doanh nghiệp đã hoàn thành chuyển đổi công nghệ thân thiện với môi trường, một doanh nghiệp đã hoàn thành lắp đặt và bắt đầu sản xuất theo công nghệ thay thế từ tháng 10/2022, 3 doanh nghiệp đang triển khai thực hiện chuyển đổi công nghệ loại trừ HCFC.
Theo Cục Biến đổi khí hậu, cần có sư phối hợp mạnh mẽ hơn nữa giữa các cơ quan quản lý nhà nước, hiệp hội, tổ chức, các ngành công nghiệp, doanh nghiệp, người dân trong hoạt động chung tay bảo vệ tầng ozone để bảo vệ các kết quả đã đạt được trong hàn gắn tầng ozone và ứng phó với biến đổi khí hậu.
Việt Nam sẽ loại trừ dần HFC từ năm 2024
Hiện nay, Việt Nam đang phải đối mặt với xu hướng gia tăng sử dụng các chất gây hiệu ứng nhà kính có tiềm năng làm nóng lên toàn cầu cao – các chất hydrofluorocarbon (HFC), là những chất được sử dụng để thay thế các chất HCFC – chất làm suy giảm tầng ozone trong sản xuất thiết bị lạnh, điều hòa không khí ô tô, thiết bị dập cháy…
Theo Cục Biến đổi khí hậu – Bộ Tài nguyên và Môi trường, các chất HFC là chất gây hiệu ứng nhà kính được sử dụng thay thế cho các chất HCFC đang bị loại trừ. Việt Nam sẽ bắt đầu thực hiện lộ trình loại trừ dần các chất HFC từ năm 2024, với mục tiêu không gia tăng lượng tiêu thụ các chất HFC giai đoạn 2024-2028 ở mức tiêu thụ cơ sở. Lượng tiêu thụ giảm dần ở mức 10% trong giai đoạn 2029-2034, giảm 30% trong giai đoạn 2035-2039, giảm 50% trong giai đoạn 2040-2044 và giảm 80% mức tiêu thụ cơ sở từ năm 2045.
Hội thảo kết quả thực hiện kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam giai đoạn II và các quy định pháp luật về bảo vệ tầng ozone. (Ảnh: Báo điện tử Chính phủ) |
Những vấn đề này đã được đưa vào quy định trong Luật Bảo vệ môi trường 2020 và các văn bản liên quan. Đây cũng là nội dung Việt Nam cam kết khi tham gia Nghị định thư Montreal về các chất làm suy giảm tầng ozone.
Ông Ashraf El-Arini, Quản lý Dự án Kế hoạch quản lý loại trừ các chất HCFC của Việt Nam giai đoạn II, Ngân hàng Thế giới nhận định, lộ trình hướng tới tuân thủ các mục tiêu loại trừ HFC giai đoạn 2024-2045 sẽ giúp Việt Nam tránh phát thải 10.974 triệu tấn CO2tđ/năm vào năm 2045 và đóng góp vào các mục tiêu khí hậu quốc gia. Nỗ lực quản lý mức tiêu thụ HFC cũng đồng thời thúc đẩy các hành động phát triển carbon thấp.
Năm 2021, Ban Thư ký Công ước ozone quốc tế đã lựa chọn thông điệp của Ngày quốc tế bảo vệ tầng ozone là “Nghị định thư Montreal – Làm mát thế giới, bảo quản thực phẩm và vắc xin” (Montreal Protocol – Keeping us, our food and vaccines cool).
Tháng 12 năm 1994, Phiên họp Đại hội đồng Liên hợp quốc đã ra Nghị quyết số 49/114 lấy ngày 16 tháng 9 là Ngày quốc tế Bảo vệ tầng ozone. Hằng năm, tất cả các nước thành viên tham gia Nghị định thư Montreal đều tổ chức các hoạt động kỷ niệm trọng thể này. Việt Nam là quốc gia thành viên đã tham gia sự kiện nhiều năm qua và có nhiều hoạt động hưởng ứng tích cực, hiệu quả. Ngày quốc tế về Bảo vệ tầng ozone là dịp để các quốc gia trên thế giới tăng cường nhận thức và có những hành động thiết thực bảo vệ tầng ozone, giữ gìn môi trường sống của nhân loại vì sự phát triển bền vững. |
Nhiếp ảnh gia Réhahn mang vẻ đẹp Việt Nam đến với công chúng Pháp Tòa thị chính thành phố Honfleur thuộc vùng Normandie của Pháp, đã phối hợp với nhiếp ảnh gia Réhahn Croquevielle tổ chức triển lãm ảnh về nét đẹp ấn tượng của Việt Nam. |
Nếu EVN không thanh toán kịp thời sẽ ảnh hưởng lớn đến chúng tôi Có lẽ chưa khi nào Tổng công ty Phát điện 1 (EVNGENCO1), doanh nghiệp cung cấp điện chủ lực của quốc gia, rơi vào tình trạng khó khăn như hiện nay. Tài chính, cơ chế, nguyên liệu…động vào khía cạnh nào cũng đều vướng mắc, và không dễ tháo gỡ. Thời Đại đã có cuộc trao đổi với ông Nguyễn Hữu Thịnh, Tổng giám đốc EVNGENCO1 về sự chủ động của Tổng công ty cũng như những hệ lụy lâu dài sẽ phải hứng chịu nếu những tồn tại không được giải quyết kịp thời. |