Vì sao phụ nữ vẫn yêu và tiếp tục chung sống với kẻ đánh đập mình?
Vấn đề chồng đánh vợ, vợ bị bạo hành nhiều năm trời nhưng vẫn chịu đựng chung sống không phải là câu chuyện mới mẻ. Ở Việt Nam, thống kê số vụ bạo hành gia đình mà ở đó người vợ là nạn nhân chắc hẳn gây sốc với nhiều người. Nhưng điều gây khó hiểu hơn cả là tại sao đa phần phụ nữ vẫn chấp nhận, chịu đựng, tha thứ, thậm chí tiếp tục yêu kẻ gây đau khổ cho mình.
Theo PsychologyToday, chúng ta phải lòng nhau trước khi biết con người thực sự của bạn đời. Thậm chí ngay cả trong giai đoạn tìm hiểu, chưa đi đến hôn nhân, đã có những dấu hiệu của bạo lực, lạm dụng mà chúng ta bỏ qua. Bởi những người này thường rất giỏi quyến rũ và đến khi con mồi đã mắc câu thì họ mới hiện nguyên hình.
Dù rõ ràng là nghịch lý, nhưng các nghiên cứu đã chỉ ra rằng nạn nhân trung bình trải qua 7 lần bị bạo lực trước khi dám vĩnh viễn từ bỏ bạn đời. Dưới góc độ tâm lý học, PsychologyToday đưa ra các lý do chính vì sao phụ nữ vẫn yêu và muốn tiếp tục chung sống với kiểu bạn đời này.
(Ảnh minh họa) |
Chối từ sự thật
Phụ nữ lớn lên trong gia đình không đủ tình yêu và không nhận được sự tôn trọng, sẽ có tự trọng thấp, sau này có xu hướng thành nạn nhân của bạo hành gia đình. Nhóm người này không hy vọng được đối xử tốt hơn so với quá khứ bị cha mẹ kiểm soát, bạo hành tinh thần và thể chất.
Không hẳn những phụ nữ này không biết chuyện gì đang xảy ra, nhưng họ cố giảm thiểu hoặc hợp lý hóa chuyện bị bạo lực. Tất nhiên cũng có trường hợp phụ nữ không thật sự nhận ra mình là nạn nhân.
Khi được xoa dịu và tình yêu được kết nối trở lại, phụ nữ ngừng tổn thương và lại thấy an toàn trở lại.
Sống trong ảo tưởng quá mức
Trong tình yêu, nếu những người không vượt qua được những tổn thương thời thơ ấu, sẽ rất dễ lý tưởng hóa người yêu/ bạn đời.
Chúng ta có xu hướng tìm một người hoặc bị thu hút bởi người có nét tương tự như bố mẹ mình. Và nếu bố mẹ bạn từng gây tổn thương cho bạn trong quá khứ, thì hẳn đây sẽ là vấn đề lớn. Trong vô thức, chúng ta đang cố gắng sửa chữa quá khứ với hy vọng mình làm chủ được tình hình, có thể sửa đổi đối phương và nhận được tình yêu ngày còn nhỏ.
Đây là hiện tượng tâm lý khiến bạn bỏ qua các dấu hiệu bị lạm dụng ngay từ lúc mới bắt đầu mối quan hệ.
Được xoa dịu
Sau mỗi lần bị bạo hành, đánh mắng, sẽ luôn có khoảng thời gian xoa dịu, hay còn gọi là "trăng mật". Đây là một phần của chu kỳ bạo lực. Kẻ bạo hành vợ/ người yêu thường tìm kiếm sự kết nối bằng các hành động lãng mạn, xin lỗi hay tỏ ra hối hận.
Như đã nói ở trên, sau khi được xoa dịu, người bị bạo hành dĩ nhiên nhẹ nhõm trở lại. Bởi dù gì cãi nhau căng thẳng vẫn hơn là bị đánh đập. Người bị đánh đập sau đó luôn khao khát được sống cuộc hôn nhân "cơm lành, canh ngọt".
Kẻ bạo lực luôn có tâm lý nhân danh tình yêu, còn người bị bạo hành thì muốn tin vào lời họ nói. Điều này như cái vòng luẩn quẩn, giống người nghiện rượu, sau cuộc say nào cũng hứa sẽ cai.
Lòng tự trọng thấp
Nhóm phụ nữ có lòng tự trọng thấp thường tin vào những lời đổ lỗi của bạn đời. Bạn tin rằng tình trạng tồi tệ này là do bạn, và bạn cần phải thay đổi. Sau đó bạn dễ dàng bị thao túng, luôn tự trách mình và khổ sở thay đổi để làm vui lòng bạn đời.
Nhóm người này cũng sẽ hay ngụy biện cho kẻ đánh đập mình rằng họ tốt ở điểm nào đó, ví dụ kỹ thuật chăn gối ổn, hoặc vẫn đưa tiền cho vợ nuôi con, ngoài những lúc hung dữ cũng có khi hiền lành.
Tình trạng này càng kéo dài thì càng ngày niềm tin vào bản thân của bạn càng suy giảm, tình yêu của bạn và sự lý tưởng hoá với kẻ gây bạo lực thì vẫn còn nguyên.
Đồng cảm
Nhiều người trong chúng ta thấu cảm cho kẻ đánh mình, nhưng với bản thân lại không. Chúng ta không nhận thức được điều mình cần và sẽ cảm thấy ngượng nếu yêu cầu bạn đời tôn trọng.
Điều này khiến bạn dễ bị thao túng nếu người bạn đời đóng vai nạn nhân, phóng đại cảm giác tội lỗi, tỏ ra hối hận, đổ lỗi cho bạn hoặc nói về quá khứ tổn thương.
Sự đồng cảm này được nuôi dưỡng từ hệ thống chối từ bản thân, đó là đưa ra các biện minh, hợp lý hoá và giảm thiểu nỗi đau mà bạn đã phải chịu. Hầu hết các nạn nhân che giấu mình bị đánh đập vì sợ "vạch áo cho người xem lưng" hay "xấu chàng hổ ai". Giữ bí mật là một sai lầm và làm như vậy là bạn đang trao cho kẻ đánh bạn nhiều quyền lực hơn.
Cố tin vào tương lai tươi đẹp
Bạn cố gắng tin vào tương lai tốt đẹp, không dám nhìn nhận thẳng vấn đề. Bạn dựa vào những mặt tính cực như chăm chỉ, có công việc tốt, có địa vị, kinh tế mỗi lúc bị đánh. Bạn tưởng tượng, nếu anh ấy kiểm soát tốt cơn giận hoặc chỉ cần thay đổi thì mối quan hệ sẽ tốt. Vì lẽ đó, bạn vẫn ở lại sau những lần bị người đầu gối tay ấp dùng nắm đấm.
Xem thêm:
Hé lộ cuộc sống bí ẩn của “tiên nữ đồng quê” sở hữu 58 triệu người hâm mộ Sở hữu đến 58 triệu người theo dõi trên toàn thế giới nhưng cuộc sống thoát tục của “tiên nữ đồng quê” – Lý Tử ... |
Lộ tin nhắn võ sư đe dọa gia đình vợ sau khi lên đồn công an Mới đây loạt tin nhắn đe dọa được cho là của người chồng "võ sư" dành cho vợ và gia đình vợ khiến dư luận ... |
Vụ võ sư đánh vợ: 'Nhiều đàn ông nghĩ đánh vợ là oai' Những vụ chồng đánh vợ xảy ra liên tục gần đây khiến dư luận bức xúc. Trước vấn đề này, chuyên gia tâm lý Trịnh ... |
Làm gì khi bị chồng đánh? Một câu hỏi ít khi các cô các mẹ dám hỏi giữa những cuộc buôn dưa lê bởi một chữ “ngại”. Thế nhưng, câu hỏi ... |