TTK Hội ngôn ngữ học nói về quảng cáo "Mở lon Việt Nam"
“Mở lon Việt Nam” đang là đề tài bàn tán xôn xao trên mạng xã hội, sau khi Cục Văn hóa cơ sở (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) có công văn cho rằng việc sử dụng cụm từ này trong nội dung quảng cáo có dấu hiệu về hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam.
Đồng thời, công văn cũng khẳng định "Mở lon Việt Nam" không đảm bảo thông tin rõ ràng của nội dung quảng cáo với sản phẩm, hàng hóa được quảng cáo, vi phạm các quy định tại khoản 3 Điều 8 và khoản 1 Điều 19 Luật Quảng cáo.
Trong rất nhiều ý kiến tranh luận trên mạng, nhiều người đặt câu hỏi dưới góc độ ngôn ngữ, "Mở lon Việt Nam" có sai và không phù hợp thuần phong mỹ tục?
Cụm từ "Mở lon Việt Nam" được cho là có dấu hiệu về hành vi quảng cáo thiếu thẩm mỹ, không phù hợp thuần phong mỹ tục Việt Nam. Ảnh: Coca-Cola Việt Nam. |
Trao đổi với Zing.vn, PGS.TS Phạm Văn Tình - Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam - khẳng định bản thân từ “lon” không ảnh hưởng gì đến sự trong sáng của tiếng Việt. Đây là từ được sử dụng phổ biến trong tiếng Việt với 5 nghĩa, gồm hai nghĩa thuần Việt và 3 nghĩa mượn từ tiếng nước ngoài.
Thứ nhất, lon chỉ loại động vật sống trong rừng, giống con cầy nhưng bé hơn. Nghĩa thứ 2, lon là cối nhỏ, thường được dùng để giã cua.
Mượn từ nước ngoài, lon là loại đồ đựng, bao bì. Nghĩa này được sử dụng nhiều như lon nước ngọt, lon bia. Từ đó, lon còn chỉ đơn vị đơn vị đo lường như lon gạo (tương đương ống bơ).
Cuối cùng, lon chỉ phù hiệu, quân hàm như lon trung úy, lon đại tá.
“5 nghĩa này có trong từ điển. Tra trong ‘Từ điển tiếng Việt’ của Trung tâm Từ điển học xuất bản năm 2017 hay 2019 đều thấy từ lon có nghĩa bình thường, được sử dụng phổ biến”, ông Tình cho biết.
Chuyên gia ngôn ngữ học này nói thêm việc lấy lý do từ này thêm dấu, mũ vào thành chữ mang nghĩa xấu là kiểu suy luận nguy hiểm. Không nên suy luận như vậy vì các trang quảng cáo bưởi, trứng lộn cùng nhiều trường hợp khác cũng sẽ vướng “nhạy cảm”.
Về mặt cấu trúc, PGS.TS Phạm Văn Tình nhận xét câu “Mở lon Việt Nam” không xấu, còn hay hoặc không hay là chuyện khác. Về tính thẩm mỹ, nó tùy thuộc cảm thụ của từng người.
Trong trường hợp cụ thể, phía doanh nghiệp có thể dùng “Mở lon Việt Nam”, “Bật lon trúng thưởng” hay “Bật lon phát tài”. Họ có quyền đưa tên địa danh, miễn là phù hợp mặt hàng, đồng thời đảm bảo lợi ích và thể hiện sự thân thiện.
“Trong quảng cáo, slogan, người ta có quyền nói ngắn gọn và lạ. Bản thân cái lạ cũng là cách thức để tạo ấn tượng”, Tổng thư ký Hội Ngôn ngữ học Việt Nam cho hay.
Về mặt ngôn ngữ, nếu không dùng "lon", họ phải dùng từ gì? Trên thực tế, họ có thể dùng từ "hộp" để thay thế nhưng từ này không phù hợp nghĩa hoàn toàn và "lon" cũng phổ biến hơn.
Thực hư bài viết bán hàng, kể cả quảng cáo cũng bị hạn chế khiến chủ shop online hoang mang Những ngày gần đây, nhiều người chia sẻ thông tin việc kinh doanh online sẽ bị ảnh hưởng do Facebook giảm tương tác các bài ... |
Chưa thông qua dự thảo luật cấm quảng cáo rượu, bia từ 18h - 21h hàng ngày Chiều 03/6, các đại biểu Quốc hội đã cho ý kiến thông qua hình thức biểu quyết về 3 nội dung có nhiều quan điểm ... |
Quảng cáo chế giễu việc dùng đũa, Burger King bị dân mạng đề nghị biến khỏi Việt Nam Burger King chi nhánh New Zealand gây phẫn nộ khi đăng clip quảng cáo mang tính chế giễu phong cách ẩm thực của người Việt ... |
Khá Bảnh đốt xe - dung dưỡng quảng cáo bẩn, YouTube có phạm luật? Việc một kênh YouTube đốt xe, so sánh và kêu gọi người xem mua một sản phẩm khác tạo tiền lệ xấu cho ngành quảng ... |
Đề xuất cấm toàn bộ mọi hình thức quảng cáo, khuyến mại và tài trợ thuốc lá TĐO - Đây là một trong những nội dung chính của Công ước Khung về kiểm soát thuốc lá, được đưa ra tại Hội thảo ... |