Tin tức thế giới mới nhất hôm nay (25/3): WHO tuyên bố Mỹ có thể trở thành ổ dịch Covid-19 tiếp theo
Du học sinh cách ly COVID-19: Hãy tự giác vì sức khoẻ của cả cộng đồng |
Tự ý uống chloroquine để ngăn ngừa COVID-19, một người tử vong |
Tin tức thế giới hôm nay 25/3
WHO tuyên bố Mỹ có thể trở thành tâm chấn tiếp theo của nCoV
Phát ngôn viên của WHO - bà Margaret Harris tại một cuộc họp báo diễn ra ngày 24/3 đã công bố trong vòng 24h qua có 85% ca nhiễm Covid-19 mới đến từ Mỹ và châu Âu, trong đó Mỹ chiếm đến 40% (theo Reuters). Cụ thể, trong ngày 23/3, Mỹ có thêm 10.000 ca dương tính với nCoV, nâng tổng số người nhiễm trên cả nước lên hơn 43.000 người, trong đó 530 người đã thiệt mạng.
Dịch Covid-19 khiến nguồn lương thực tại Mỹ khan hiếm, một số người đã tình nguyện quyên góp thực phẩm để giúp đỡ cộng đồng (Ảnh: Reuters) |
Bà Harris cho rằng nếu tình trạng này tiếp diễn, Mỹ có thể sẽ sớm trở thành tâm chấn tiếp theo của dịch bệnh giống như một số quốc gia ở châu Âu hiện tại. Trả lời về việc này, đại diện WHO cho hay: "Chúng ta đang thấy tốc độ gia tăng số ca mắc bệnh nhanh chóng ở Mỹ. Do vậy, điều đó là là hoàn toàn có thể. Chúng ta không thể khẳng định chắc chắn song đó là kịch bản có thể xảy ra. Dịch đang bùng phát rất rộng ở Mỹ và có chiều hướng gia tăng".
Nhân viên y tế làm xét nghiệm Covid-19 cho bệnh nhân tại Bệnh viện Newton - Wellesley, Mỹ (Ảnh: AFP) |
Bên cạnh những dấu hiệu đáng lo ngại, phát ngôn viên WHO cũng chỉ ra những nỗ lực của Mỹ trong công tác phòng chống và ngăn ngừa sự lây lan của virus. Đơn cử như Mỹ đã mở rộng năng lực xét nghiệm, nỗ lực cách ly người bệnh và truy xuất những người có nguy cơ phơi nhiễm. Ngoài ra, câu chuyện cảm động về sự hỗ trợ lẫn nhau vượt qua khó khăn của người dân Mỹ cũng được bà Harris đề cập.
Những dự đoán trên được đưa ra sau khi WHO ghi nhận hơn 335.000 ca nhiễm bệnh, gần 15.000 đã tử vong. Bà Harris tiếp tục dự đoán những con số này có thể sẽ còn tăng nữa. Nhất là khi châu Âu đang trở thành những ổ dịch của Covid-19 với hai quốc gia: Tây Ban Nha và Ý.
Ấn Độ phong tỏa 1,3 tỷ dân trong nỗ lực phòng chống Covid-19
Ấn Độ trước đó đã công bố có hơn 500 trường hợp dương tính với SARS-CoV-2 và có 10 ca tử vong. Tỷ lệ này khá là thấp nếu so với tình hình hiện tại của Ý hay Tây Ban Nha. Tuy vậy, các chuyên gia y tế lại đưa ra khả năng rằng rất có thể tốc độ gia tăng số ca nhiễm này chỉ mới là giai đoạn đầu của dịch. Diễn biến tiếp theo thường sẽ dẫn tới sự gia tăng không kiểm soát.
Cũng vì mối lo ngại nCoV có thể bùng phát mạnh mẽ mà Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi đã ban bố lệnh phong tỏa trên phạm vi toàn quốc từ đêm ngày 24/3. Thủ tướng cho hay đây là cách cứu lấy những cư dân đang sinh sống trên toàn bộ Ấn Độ cũng như là biện pháp mạnh tay trong việc đề phòng Covid-19 bùng phát.
Đường phố ở Siliguru, Ấn Độ vắng vẻ trước khi lệnh phong tỏa chính thức có hiệu lực nhằm ngăn chặn đại dịch Covid-19 (Ảnh: AFP) |
"Để ngăn chặn nCoV, hãy tránh xa nhau và ở yên trong nhà. Nếu chúng ta không xử lý tốt vấn đề trong 21 ngày này, đất nước, gia đình các bạn sẽ tụt hậu 21 năm", ông Modi nhấn mạnh.
Thủ tướng Modi cũng đã tuyên bố cấp khoản ngân sách 150 tỷ rupee (gần 2 tỷ USD) nhằm thúc giục chính quyền liên bang đặt cuộc chiến chống Covid-19 lên hàng đầu; giúp đỡ họ trong công tác xét nghiệm nCoV, cung cấp giường bệnh cách ly, vật tư y tế,...
Nhóm chuyên trách phản ứng kinh tế với nCoV của nước này cũng được thành lập dưới sự chỉ đạo của Bộ trưởng Tài chính, nhằm giải quyết những tác động xấu mà dịch bệnh này gây ra.
Hơn 8.000 ca nhiễm SARS-CoV-2, Anh tức tốc lập bệnh viện dã chiến 4.000 giường
Anh đã ghi nhận 8.077 trường hợp dương tính với virus Corona chủng mới, trong đó 422 bệnh nhân đã thiệt mạng. Trước diễn biến này, Thủ tướng Anh Boris Johnson hôm 24/3 đã chính thức ban bố lệnh phong tỏa trên toàn quốc nhằm ngăn chặn nỗ lực lây lan của dịch bệnh.
Bên cạnh lệnh phong tỏa, Anh cũng đã cấp tốc lập một bệnh viện dã chiến với 4.000 giường bệnh tại một trung tâm triển lãm của thủ đô London để điều trị cho những bệnh nhân dương tính với Covid-19 (theo South China Morning Post).
Bệnh viện dã chiến này có tên là NHS Nightingale, được thành lập tại trung tâm ExCel, thuộc London với hai khu, sức chứa của mỗi khu là 2.000 người, Bộ trưởng Y tế Anh Matt Hancock tiết lộ.
Trung tâm ExCel - nơi được chuyển đổi thành bệnh viện dã chiến cho công tác chữa trị Covid-19 (Ảnh: Telegraph) |
Ban đầu, sẽ có 500 giường được trang bị máy thở oxy. Lực lượng làm việc tại đây sẽ chủ yếu là đội ngũ của NHS cũng như y bác sĩ thuộc quân y. Các quân nhân cũng sẽ hỗ trợ cho NHS bằng cách cung cấp hậu cần, cơ sở hạ tầng và tư vấn quản lý dự án.
Quân đội Anh cũng sẽ giúp chuyển đổi thêm những địa điểm thích hợp khác thành bệnh viện dã chiến (theo Telegraph) sau khi có thông tin sân bóng đá và sân cricket có thể sẽ trở thành nơi dựng bệnh viện tiếp theo.
Nga: Thủ đô Moscow dùng 100.000 camera giám sát người cách ly COVID-19 Thủ đô Moscow (Nga) sử dụng hệ thống 100.000 camera nhận diện khuôn mặt phủ khắp các đường phố để giám sát người cách ly ... |
Hơn 146 triệu trẻ em Mỹ Latinh và Caribe nghỉ học vì Covid-19 Quỹ Nhi đồng Liên Hợp Quốc (UNICEF) cho biết, tại châu Mỹ Latinh và vùng Caribe (LAC) đã có khoảng 95% trong 154 triệu trẻ ... |
4 điều phải ghi nhớ để bảo vệ mình khi đến trung tâm thương mại, chỗ đông người mùa dịch Covid-19 Dù được khuyến cáo nên ở nhà để hạn chế lây nhiễm Covid-19 nhưng nếu có việc buộc phải đến những nơi công cộng, đông ... |