Du học sinh cách ly COVID-19: Hãy tự giác vì sức khoẻ của cả cộng đồng
Nga: Thủ đô Moscow dùng 100.000 camera giám sát người cách ly COVID-19 |
Đà Nẵng: Robot thay nhân viên y tế vào phục vụ khu cách ly Covid-19 |
Tự giác cách ly để không lây bệnh cho mọi người
Cô gái trong bộ đồ "ninja" khi bị cách ly ( Ảnh: NVCC) |
Về nước hôm 24/2, du học sinh Trần Thị Cẩm Phương (ngụ tại TP.HCM) tự giác khai báo rằng cô vừa trở về từ vùng có dịch COVID-19 là Daegu (Hàn Quốc). Cô gái 22 tuổi nhanh chóng được cách ly tại sân bay và đưa tới bệnh viện dã chiến huyện Củ Chi cùng với 15 người.
Chưa được về gặp gia đình, lại ở nơi xa lạ, ít người quen biết, Phương khá ái ngại, lo lắng. Tuy vậy, cô cho biết "thà như vậy còn hơn giấu bệnh". "Em không muốn lây bệnh ra cộng đồng, nếu chẳng may mình mắc COVID-19" - Phương kể lại trên Vietnamnet.
Thế rồi, bao lo lắng, hoang mang trong lòng cô gái trẻ đã được giải toả. Trong khu cách ly, sóng wifi nét căng, Phương thoải mái gọi điện facetime về cho gia đình. Thấy cảnh ấy, bố mẹ cô cũng thoải mái, an tâm hơn rất nhiều.
Những bữa cơm "siêu ngon" từ các anh bộ đội với thực đơn được thay đổi mỗi ngày càng khiến Phương bất ngờ, ấm áp và cảm động hơn. Cô gái trẻ dần quen với cuộc sống trong khu cách ly, bắt chuyện được với mọi người xung quanh.
Sau khi được bác sĩ báo kết quả âm tính với COVID-19, Phương sẽ được trở về với gia đình. Cô cho biết 14 ngày sống trong khu cách ly sẽ là một kỷ niệm khó quên. "Ở đây thật sự cảm ơn các anh bộ đội, em được chi trả mọi thứ và không mất đồng nào. Ngoài vui vì sắp được gặp gia đình, em thật sự biết ơn các anh" - Phương chia sẻ.
14 ngày cách ly như một kỳ nghỉ
Du học sinh trở về Italy cho biết 14 ngày cách ly với cô là kỳ nghỉ hiếm hoi (Ảnh: NVCC) |
Lê Thị Hoa Nhi (22 tuổi, ngụ TP.HCM, du học sinh Italy) thì chia sẻ với Zing.vn rằng cô đã tự giác viết đơn xin vào khu cách ly quận 2, TP.HCM dù chỉ thuộc đối tượng cách ly tại nhà.
Theo lời kể của Nhi, khu cách ly có giường bệnh và trang thiết bị y tế đầy đủ. Ngoài ra, còn có cả phòng tắm, nhà vệ sinh sạch sẽ, tủ lạnh, lò vi sóng và wifi. "Tất cả ngoài những gì tôi tưởng tượng và mong đợi" - Nhi chia sẻ.
Những ngày cách ly được cô gái trẻ 22 tuổi coi như là "kỳ nghỉ" với lịch sinh hoạt khoa học: Ăn ngủ đúng giờ, tập thể dục đều đặn, lại được các y bác sĩ quan tâm, chăm sóc tận tình từ việc thăm khám hàng ngày đến dọn vệ sinh phòng, thùng rác...
Khẩu phần ăn được tự chọn, cứ đúng giờ sẽ có người mang thức ăn, nước uống đến tận phòng. Nhi cũng có thời gian, đọc được khá nhiều sách hay mà không bị ai làm phiền.
Nhờ đó, Hoa Nhi tăng một vài kg so với trước lúc về. Thời gian cách ly cũng giúp du học sinh yên tĩnh và suy nghĩ về những kế hoạch mới trong tương lai.
"Dù 14 ngày không quá dài, đây là thời gian đáng trân trọng...Đừng nghĩ rằng việc cách ly trong khu tập thể là điều khó khăn. Nó hoàn toàn có thể chấp nhận được. Nghĩ đơn giản hơn là chúng ta đang có một kỷ nghỉ ngắn hạn và hãy tận hưởng nó" - Hoa Nhi nhớ lại.
"Vừa nhận phòng, chúng tôi lau dọn sạch sẽ hơn"
Ký túc xá ĐH Quốc gia TP.HCM sẽ được trưng dụng làm khu cách ly tập trung (Ảnh: Báo Giáo dục & thời đại) |
Cùng quan điểm với các bạn Trần Thị Cẩm Phương và Lê Thị Hoa Nhi, du học sinh Nguyễn Hữu Phát (ĐH Mahidol, Thái Lan) đang ở khu cách ly tại KTX Đại học Quốc gia TP.HCM cũng có những chia sẻ khá thẳng thắn.
Gửi thư cho Tuổi Trẻ về quá trình cách ly, Phát cho biết ngay khi nhận phòng, giường chiếu và nhà vệ sinh không được sạch sẽ như ở nhà. Đây là điều dễ hiểu vì hơn 1 tháng qua phòng ốc không có người ở, sinh viên về quê ăn Tết.
Thay vì ngồi nhìn và than thở, Phát và 3 bạn cùng phòng tự giác xắn tay vào dọn dẹp, vệ sinh bởi ý nghĩ đơn giản: Căn phòng đó, cái giường đó sẽ gắn bó với cậu trong 2 tuần. Nó sạch sẽ, vệ sinh thì mình sẽ an toàn hơn, tắm giặt thoải mái hơn, ngủ ngon giấc hơn.
Theo Phát, để thích nghi với cuộc sống trong khu cách ly, bạn có thể gọi điện đặt hàng gửi vào chai chà toalet, chổi chà, găng tay cao su, xà bông rửa tay, cánh quạt… "Tự lo cho mình cũng là giúp nhẹ gánh cho những người tình nguyện đang phục vụ tại đây" - Phát chia sẻ.
Dù không được như ở nhà mình, song nếu có ý thức tự vệ sinh, lau dọn phòng ốc, điều kiện ăn - ở trong khu cách ly hoàn toàn có thể "chấp nhận được".
Đừng chê trách nữa, hãy học cách chấp nhận và vượt qua những khó khăn khi chúng ta không có sự chọn lựa... Hãy tự phục vụ mình để có không gian sống tốt hơn, sạch hơn thay vì ngồi đó phàn nàn, chụp hình đăng Facebook - du học sinh theo học tại Thái Lan nhắn gửi.
Đà Nẵng: Robot thay nhân viên y tế vào phục vụ khu cách ly Covid-19 Tại Đà Nẵng, robot sẽ đảm nhiệm một phần việc của các nhân viên y tế, bao gồm vận chuyển thức ăn, thuốc men, vật ... |
Bến Tre: 480 hộ gần nhà bệnh nhân Covid-19 thứ 123 được phong tỏa, cách ly 1.588 người ở ấp Thừa Lợi (xã Thừa Đức, huyện Bình Đại, Bến Tre) được cách ly trong 4 tuần vì vì có người dương ... |
Du khách cách ly Covid-19 tại Huế: Cảm ơn Việt Nam, chúng tôi sẽ trở lại Kết thúc thời gian cách ly Covid-19 tại Huế, những du khách nước ngoài đã trở về nước. Họ viết thư cảm ơn người dân ... |