Tin tức thế giới hôm nay (11/7): Báo Trung Quốc cảnh báo Mỹ - Đài Loan đừng đùa với lửa
Tin tức thời sự thế giới, tin quốc tế 24h mới nhất, nóng nhất hôm nay 11/7
Báo Trung Quốc dọa hủy diệt Đài Loan sau thương vụ vũ khí với Mỹ
Bộ Ngoại giao Mỹ vừa đồng ý yêu cầu của Đài Loan trong việc nâng cấp hệ thống tên lửa phòng không Patriot (PAC-3) trong hợp đồng trị giá 620 triệu USD ngày 10/7. Đây không phải thương vụ vũ khí lớn nhất của hai nước, Thời báo Hoàn cầu đánh giá hợp đồng nâng cấp PAC-3 của Đài Loan không hẳn là động thái kích động song các nhà phân tích nhận thấy xu hướng bình thường hóa của việc Mỹ bán vũ khí cho Đài Loan.
Tàu khu trục lớp Kidd của Đài Loan tập trận phóng tên lửa. |
Thời báo Hoàn cầu viện dẫn, hầu hết các chuyên gia quân sư tin rằng với sự trau dồi mạnh mẽ trong sức mạnh quân sự của Trung Quốc đại lục, việc Đài Loan mua lại bất cứ thiết bị quân sự nào của Mỹ cũng không có khả năng thực tế cho sự phòng thủ. Ngân sách phòng thủ của Đài oan chỉ khoảng 11 tỷ USD. Trừ đi chi phí nhân sự, huấn luyện, phần ngân scash còn lại thậm chí còn chẳng đáng để đề cập so với ngân sách của Quân đội Giải phóng Nhân dân Trung Quốc PLA.
“Một khi chiến tranh nổ ra, PLA có khả năng phá hủy toàn bộ khả năng quân sự của Đài Loan chỉ trong vài giờ ít ỏi và chiếm được hòn đảo này trong vài giờ sau đó. Từ quân đội đến người dân đại lục đều nhất nhất tự tin về điều đó”, Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu viết.
“Đây là điều chúng tôi cảnh báo Mỹ và Đài Loan: Đừng đùa với lửa tại khu vực Eo biển Đài Loan. Một khi chiến tranh nổ ra, đại lục sẽ quyết tâm bảo vệ chủ quyền quốc gia bằng mọi giá. Sự quyết tâm đó từ đại lục sẽ áp đảo nỗ lực của Mỹ tỏng việc hưởng lợi từ tình hình này cũng như sự chống đối của Đài Loan trong việc đi tìm kiếm các gọi là độc lập. Không ai muốn chiến tranh, song so với Mỹ và Đài Loan, Trung Quốc đại lục ít sợ chiến đấu tại khu vực này hơn. Mỹ và Đài Loan có thể xoa dịu tình hình tại Eo biển Đài Loan, hoặc đẩy tình hình đi đến căng thẳng, nếu vậy, một ngày nào đó xung đột quân sự sẽ xảy ra”, Tổng biên tập Thời báo Hoàn cầu viết trong bài đăng hôm 10/7.
Trump không mặn mà với thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 với Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump từng bóng gió về việc ông không mặn mà với khả năng ký kết thỏa thuận thương mại giai đoạn 2 với Trung Quốc, dấu hiệu mới nhất cho thấy mối quan hệ Washington –Trung Quốc đang ngày càng đi xuống trong bối cảnh đại dịch Covid-19.
Tổng thống Mỹ Donald Trump. |
“Hiện nay tôi không nghĩ về điều đó”, Trump nói hôm 10/7 khi được hỏi về khả năng của một thỏa thuận tiếp theo. Ông cũng cho biết mối quan hệ Mỹ – Trung “đã bị tổn hại nghiêm trọng”.
“Thật ra, tôi có nhiều điều trong suy nghĩ của mình”, ông Trump nói.
Ông Trump là người khơi mào cuộc chiến thương mại và thỏa thuận thương mại giai đoạn 1 với Bắc Kinh với hàng loạt thành tựu chính sách điển hình – thứ mà ông khẳng định là giúp cân bằng mối quan hệ kinh tế Mỹ – Trung.
Ông Trump từng dành nhiều năm để nói về mong muốn thu hẹp thâm hụt thương mại của Mỹ với Trung Quốc, và với tư cách là tổng thống, ông cho rằng cuộc chiến tranh thương mại là “điều tốt” và “dễ dàng để giành chiến thắng”. Hai nước đã áp đặt nhiều thuế quan đối với các mặt hàng của nhau kể từ khi cuộc chiến thương mại bắt đầu hai năm trước.
Thỏa thuận thương mại 1 được ký vào ngày 15/1 năm nay bao gồm nhiều cam kết từ Trung Quốc trong việc mua thêm nhiều đồ Mỹ và bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ của Mỹ.
Ý kiến ông Trump về thỏa thuận giai đoạn 2 với Trung Quốc diễn ra một ngày sau khi nhà đàm phán thương mại hàng đầu của chính quyền Tổng thống Mỹ Robert Lighthizer không thể nói với sự chắc chắn về mục đích của cuộc chiến thương mại kéo dài 2 năm là gì.
Ấn Độ tính mời Mỹ, Nhật Australia tham gia tập trận hải quân
Ấn Độ đang lên kế hoạch mời Australia tham gia cuộc tập trận hải quân thường niên Malabar trong khi đang tăng cường các mối quan hệ với các nươc Châu Á – Thái Bình Dương giữa căng thẳng với Trung Quốc.
Ảnh minh họa. |
Ấn Độ vẫn chưa gửi giấy mời chính thức song quan chức nước này nói rằng cả hai bên đã đồng thuận cải thiện quan hệ phòng thủ tại một cuộc họp thượng đỉnh trực tuyến hồi 4/6 vừa qua.
Mỹ và Nhật cũng đã được mời tham gia cuộc tập trận.
“Hoạt động này không chỉ bao gồm yếu tố địa chính trị mà còn có vấn đề hậu cần vì có ít nhất 4 lực lượng hải quân có thể tham gia. Câu hỏi đặt ra là làm thế nào để chúng ta có thể bảo đảm cuộc tập trận có ý nghĩa với cả 4 bên?”, một nguồn quân sự Ấn Độ cho biết.
“Chúng tôi sẽ tham phấn phía Mỹ và Ấn Độ”, người này nói.
Các nguồn tin ngoại giao cho biết động thái này sẽ là bước tiếp sau hội nghị thượng đỉnh trực tuyến giữa hai nước Ấn Độ - Australia, tại đó hai nước đã ký thỏa thuận hỗ trợ hậu cần và một bản tài liệu cho phép hai quân đội tiếp cận các căn cứ của nhau cũng như giúp quân đội hai bên chia sẻ nguồn lực.
Thông tin về cuộc tập trận thường niên Malabar diễn ra trong bối cảnh mối quan hệ giữa Ấn Độ và Trung Quốc đang căng thẳng hơn bao giờ hết trong nhiều nhiều hập kỷ qua sau vụ đối đầu tại biên giới khiến hàng chục binh sĩ hai bên thiệt mạng.
Tin tức thế giới hôm nay (7/7): Trung Quốc rút quân khỏi biên giới Ấn Độ, điều chiến hạm đeo bám tàu sân bay Mỹ Tin tức thế giới 24h mới nhất, thời sự quốc tế nóng nhất hôm nay (7/7): Du học sinh Mỹ có thể bị trục xuất ... |
Tin tức thế giới hôm nay (6/7): Hai cựu tình báo Pháp bị cáo buộc tuồn bí mật cho Trung Quốc Tin tức thế giới 24h mới nhất, thời sự quốc tế nóng nhất hôm nay (6/7): Hai cựu gián điệp Pháp bị nghi tuồn bí ... |
Tin tức thế giới hôm nay (4/7): Canada đình chỉ hiệp ước dẫn độ với Hong Kong Tin tức thế giới 24h mới nhất, thời sự quốc tế nóng nhất hôm nay (4/7): Lũ lụt Trung Quốc khiến hơn 100 người thiệt ... |