Trang chủ Bờ cõi biển đảo Lịch sử chủ quyền
10:04 | 21/10/2019 GMT+7

Thư tịch cổ Trung Hoa khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam

aa
Các thư tịch cổ của Trung Hoa chưa từng thừa nhận quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của nước này, đồng thời trực tiếp và gián tiếp khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này.    
CNN lên án Trung Quốc, dẫn nhiều bằng chứng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam Tổ chức Triển lãm bản đồ và tư liệu “Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam - Những bằng chứng lịch sử” Tình yêu Hoàng Sa, Trường Sa của cụ ông 84 tuổi ở Khánh Hòa

Theo PGS.TS Trương Minh Dục cho biết trong cuốn “Chủ quyền quốc gia Việt Nam tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa", các sách lịch sử và địa lý của Trung Quốc từ thời nhà Tần tới khi nước CHDCND Trung Hoa ra đời (1949) không đề cập đến hai quần đảo này.

Trong khi đó, không ít thư tịch cổ Trung Hoa do chính người Trung Hoa ghi lại trong lịch sử đã trực tiếp và gián tiếp khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Cụ thể, sau khi thống nhất Trung Quốc, Tần Thủy Hoàng tiến hành xâm lược Văn Lang – Âu Lạc năm 214 TCN và thất bại. Tuy nhiên quân Tần chỉ gây chiến ở khu vực phía Bắc Sông Hồng do đó chúng không thể vượt Biển Đông để đến Hoàng Sa, Trường Sa.

Sau khi xâm lược thành công nước Âu Lạc, bên cạnh quận Giao Chỉ và Cửu Chân được nhà Triệu lập năm 179, nhà Hán lập ra quận Nhật Nam (bắt đầu từ Hoành Sơn – Quảng Bình đến Quảng Nam, Bình Định ngày nay). Tuy năm giữ chủ quyền trên đất liền nhưng nhà Hán không có thế lực gì trên khu vực biển dưới 20 độ vĩ Bắc.

thu tich co trung hoa khang dinh hoang sa truong sa thuoc chu quyen cua viet nam

Bản đồ Đại Minh hỗn nhất đồ thể hiện rõ lãnh thổ phía nam Trung Quốc chỉ tới đảo Hải Nam. Ảnh chụp màn hình SCMP.

Từ năm 40 SCN, nhân dân Giao Chỉ dưới sự lãnh đạo của Hai Bà Trưng đã phất cờ khởi nghĩa và giành độc lập vào năm 43 SCN.

Nước Chiêm Thành (do nhân dân Nhật Nam khởi nghĩa và giành thắng lợi) là quốc gia phát triển hùng mạnh trên khu vực Biển Đông. Hoàng Sa và Trường Sa là địa bàn sinh sống của người Chăm, đồng thời cũng là chủ sở hữu của hai quần đảo này.

Do đó, khi lãnh thổ của đất nước Chămpa sáp nhập vào nước Việt thì đồng nghĩa là người Việt đã thừa kế lại quyền chiếm hữu của người Chăm đối với Hoàng Sa và Trường Sa.

Sách “Tư di lộ trình” của Giã Đam (nhà Đường, từ 785-805) ghi lại đường biển từ Quảng Châu đến Một Lai, tuy nhiên không đề cập đến hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Ở triều nhà Minh, trong cuốn “Vũ bị chí” - Mao Nguyên Nghi, Biển Đông được gọi là Giao Chỉ Dương. Trên các bản đồ Trịnh Hòa hạ Tây Dương, Trịnh Hòa hàng hải đồ cũng không thấy ghi chép các danh xưng Hoàng Sa, Trường Sa trong các lộ trình và hải đạo của Trịnh Hòa sau 7 lần đi qua Biển Đông để khai phá Ấn Độ Dương.

Thời Nam Tống, cuốn “Lĩnh ngoại đại đáp” – Châu Khứ Phi xác nhận: “Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) tọa lạc lại Giao Chỉ Dương” (- biển của nước Giao Chỉ).

“Chư Phiên Đồ” thời Tống cũng xác định giới hạn lãnh thổ của Trung Quốc với các nước khác ở Giao Dương (tức Giao Chỉ Dương).

Giao Chỉ Dương chính là khu vực Vịnh Bắc Bộ ngày nay, trong khi đó Hoàng Sa và Trường Sa còn cách xa hàng trăm dặm về phía Nam.

Thế kỷ XII, sử gia Triệu Nhữ Quát đời Tống trong cuốn “Chư phiên chí” xác nhận nhiều sự kiện lịch sử quan trọng từ thời nhà Hán. Theo đó, năm 111 TCN, Hán Vũ Đế sai quân vượt biển sang chiếm đất của địch quân (Nam Việt) và đặt ra hai quân Châu Nhai và Đạm Nhĩ (đảo Hải Nam).

Sách này cũng cho biết vùng quần đảo Hoàng Sa (Vạn Lý Trường Sa) là nơi nguy hiểm, tàu thuyền Trung Quốc không nên đến gần. Nhan đề sách là Chư phiên chí, nghĩa là chép chuyện các phiên quốc, nước ngoài. Vạn Lý Trường Sa nằm ở phiên quốc, nghĩa là không thuộc về Trung Hoa mà thuộc về phiên quốc Nam Việt. Như vậy, biên giới trên Biển Đông của Trung Hoa vào đời nhà Hán chỉ tới đảo Hải Nam.

Đời nhà Thanh, trong cuốn “Hải ngoại ký sự” viết năm 1696, Thích Đại Sán - một nhà sư thời Khang Hy đến đất Thuận Hóa của chúa Nguyễn năm Ất Hợi (1695) mô tả vị trí Vạn Lý Trường Sa là “cách Đại Việt bảy ngày đường, chừng bảy trăm dặm. Thời Quốc vương trước, hàng năm sai thuyền đánh cá đi dọc theo bãi cát, lượm vàng bạc khí cụ của các thuyền hư tấp vào bờ”.

thu tich co trung hoa khang dinh hoang sa truong sa thuoc chu quyen cua viet nam
Một trang trong cuốn Hải ngoại ký sự của Thích Đại Sán thuật lại chuyến du hành tới Đàng Trong, thừa nhận chủ quyền hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Đại Việt.

Đây là sự ghi nhận chủ quyền của Đại Việt trong kiểm soát và khai thác vùng Biển Đông, nơi tọa lạc hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa bởi lẽ, Hải ngoại ký sự là do người Trung Quốc viết về những điều được biết đến ở nước ngoài, chứ không phải viết về Trung Quốc.

Thế kỷ XVIII, trong cuốn “Hải quốc văn kiến lục” – Trần Luân Quýnh, vùng biển của Việt Nam tại Biển Đông dược ghi bằng các danh xưng Việt Hải và Việt Dương.

Đến thế kỷ XIX, trong bộ Hải quốc đồ ký, cuốn Hải lục của Vương Bỉnh Nam chép: “Vạn Lý Trường Sa (Hoàng Sa) là dải cát ngoài biển được dùng làm phên dậu che chắn mặt ngoài bờ cõi nước An Nam”. Như vậy, tư liệu này của Trung Quốc đã thừa nhận quần đảo Hoàng Sa là lãnh thổ trên biển của Việt Nam.

Trong bộ sách địa lý “Đại Thanh nhất thống chí” do Quốc sử quán nhà Thanh biên soạn năm 1892, lời tựa của Hoàng đế Thanh Tuyên Tôn không có chỗ nào ghi Thiên Lý Trường Sa hay Vạn Lý Trường Sa (quần đảo Hoàng Sa).

Như vậy, qua các tài liệu lịch sử cổ của Trung Quốc đã trực tiếp và gián tiếp cho thấy hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (mà Trung Quốc gọi là Tây Sa và Nam Sa) đã được người Việt Nam phát hiện, sử dụng trong nhiều thế kỷ một cách hòa bình và liên tục, không có sự phản đối của bất kỳ quốc gia nào kể cả Trung Quốc.

Trung Quốc có truyền thống lâu đời về sử học và địa đồ, tuy nhiên các bản đồ hành chính cổ của nước này không hề xuất hiện hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Bức địa đồ “Cửu vực thú lệnh đồ” (đời Tống), các cuốn địa đồ như “Thiên hạ thống nhất chi đồ” (Đại Minh Nhất thống chí – 1461), “Quảng Dư đồ” (La Hồng Tiên 1541)… được thực hiện theo chủ trương của chính quyền trung ương các đời đều khẳng định cực Nam của Trung Quốc là đảo Hải Nam.

Trong “Dư địa đồ” đời Nguyên của Chu Tư Bản được vẽ thu nhỏ lại trong sách Quảng dư đồ của La Hồng Tiên thực hiện năm 1561, phần cực nam lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam.

Bản đồ “Hoàng Thanh Nhất thống chí” của triều nhà Thanh ấn hành 1894 cho thấy đến cuối thế kỉ XIX, “lãnh thổ Trung Quốc chỉ chạy đến đảo Hải Nam là hết”. Bản đồ “Đại Thanh Đế quốc” do triều đình nhà Thanh ban hành cũng không thấy vẽ các quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa (kể cả theo các cách gọi của Trung Quốc như: Tây Sa, Nam Sa, Vĩnh Lạc, Tuyên Đức…)

Bộ “Đại Thanh nhất thống toàn đồ” đang được lưu trữ tại Thư viện quốc gia Oxtralia là tập bản đồ gồm 21 phần thể hiện đầy đủ nhất toàn cảnh và các địa phương của Trung Quốc thời cận đại.

Trong đó, phần Quảng Đông toàn đồ và Thanh sử cảo không hề thể hiện trên bản đồ hay dòng chữ nào mô tả về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Hai bức “Duyên hải thất tỉnh khẩu ngạn hiểm yếu đồ” (các nơi hiểm yếu ở 7 tỉnh ven biển) niên đại năm 1887 và “Thất tỉnh duyên hải toàn dương đồ” (toàn bộ vùng biển của 7 tỉnh duyên hải) xuất bản đời vua Quang Tự cho thấy, vùng biển Nam Trung Quốc không vượt quá 18 độ vĩ Bắc.

Địa đồ quân sự “Quảng Đông thủy sư doanh quan binh trú phòng đồ” (các đồn biên phòng của thủy quân Quảng Đông) niên đại sau năm 1866 thể hiện chi tiết về núi sông, đảo dư… ghi rõ các nơi giáp với vùng biển Giao Chỉ.

Các chi tiết này cho thấy không có nhóm đảo hay hòn đảo nào tương ứng với Tây Sa và Nam Sa.

Như vậy, trong các thư tịch cổ Trung Hoa, bao gồm cả các sách địa lý, lịch sử và địa đồ hành chính cổ đều khẳng định trực tiếp và gián tiếp chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa.

Đông Phong
Nguồn:

Tin bài liên quan

Cần tuân thủ nghiêm túc, trách nhiệm và thiện chí Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông

Cần tuân thủ nghiêm túc, trách nhiệm và thiện chí Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Biên giới Quốc gia Nguyễn Mạnh Đông chia sẻ về sự ra đời, "sứ mệnh" của Tuyên bố về ứng xử của các bên tại Biển Đông.
Chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc ở Biển Đông bị phản đối gay gắt

Chiến thuật “vùng xám” của Trung Quốc ở Biển Đông bị phản đối gay gắt

Trong bối cảnh cạnh tranh chiến lược đang diễn ra ngày càng gay gắt và toàn diện, Trung Quốc lại tiếp tục có những động thái trên Biển Đông gây quan ngại cho các nước trong khu vực.
Những “Sứ giả hoà bình” bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Những “Sứ giả hoà bình” bảo vệ vững chắc chủ quyền biển đảo

Thực hiện nhiệm vụ đối ngoại quốc phòng, mỗi chuyến đi của các con tàu là hành trình của “sứ giả hòa bình”, đại diện cho Quân chủng Hải quân, Quân đội và đất nước giao lưu với bạn bè quốc tế.

Các tin bài khác

Việt Nam lưu chiểu tại Liên hợp quốc hải đồ và tọa độ đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Việt Nam lưu chiểu tại Liên hợp quốc hải đồ và tọa độ đường cơ sở tại Vịnh Bắc Bộ

Ngày 15/3, Bộ Ngoại giao Việt Nam cho biết Tổng thư ký Liên hợp quốc vừa chính thức thông báo về việc Việt Nam đã hoàn tất thủ tục lưu chiểu hải đồ và danh sách tọa độ địa lý liên quan đến đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải tại vịnh Bắc Bộ.
37 năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

37 năm sự kiện Gạc Ma: Tinh thần quyết tử để bảo vệ chủ quyền Tổ quốc

Vào ngày này cách đây 37 năm, ngày 14/3/1988, 64 chiến sỹ Hải quân Nhân dân Việt Nam đã vĩnh viễn nằm lại giữa biển sâu để bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của Tổ quốc trên Biển Đông.
Gắn mã QR cho tư liệu, hình ảnh tại triển lãm biển, đảo tại Đà Nẵng

Gắn mã QR cho tư liệu, hình ảnh tại triển lãm biển, đảo tại Đà Nẵng

Ngày 11/3, tại Đà Nẵng, Vùng 3 Hải quân phối hợp với Thành Đoàn Đà Nẵng, Nhà Trưng bày Hoàng Sa tổ chức khai mạc triển lãm tư liệu, hình ảnh với chủ đề "Tuổi trẻ với biển đảo quê hương" kết hợp tuyên truyền biển, đảo tại Trường Đại học Kỹ thuật Y dược Đà Nẵng.
Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng"

Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng"

Ngày 10/3, Cục Văn thư và Lưu trữ Nhà nước phối hợp với Bộ tư lệnh Vùng 2 Quân chủng Hải quân tổ chức Triển lãm "Hoàng Sa, Trường Sa - Biển, đảo thiêng liêng" và “Hải quân nhân dân Việt Nam anh hùng – 70 năm hành trình giữ biển”.

Đọc nhiều

Chiếu phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” cho kiều bào TP.HCM

Chiếu phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối” cho kiều bào TP.HCM

Ngày 22/5, Ủy ban về người Việt Nam ở nước ngoài TP Hồ Chí Minh đã tổ chức cho tập thể cán bộ, công chức, người lao động ủy ban cùng cộng đồng kiều bào Úc, New Zealand, Nhật, Pháp... xem bộ phim “Địa đạo: Mặt trời trong bóng tối”.
Kết nối Việt - Trung qua hành trình đỏ theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh

Kết nối Việt - Trung qua hành trình đỏ theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh

Ngày 21/5, chương trình công bố tuyến tham quan “Hành trình đỏ hữu nghị Việt-Trung theo dấu chân Chủ tịch Hồ Chí Minh” đã chính thức diễn ra tại Hà Nội.
Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó Điện Biên

Nơi chắp cánh ước mơ cho học trò vùng khó Điện Biên

Từ những phòng học tạm bợ với mái lá đơn sơ, Trường PTDTBT TH&THCS Tỏa Tình (huyện Tuần Giáo, tỉnh Điện Biên) đã vươn mình mạnh mẽ sau hơn ba thập kỷ, trở thành điểm sáng giáo dục vùng cao. Không chỉ truyền dạy tri thức, ngôi trường còn thắp lên khát vọng đổi đời cho bao thế hệ học sinh dân tộc thiểu số.
Học sinh ở Giang Tây (Huế) sẽ có thêm không gian học tập do Midas Foundation tài trợ

Học sinh ở Giang Tây (Huế) sẽ có thêm không gian học tập do Midas Foundation tài trợ

Ủy ban Nhân dân thành phố Huế vừa có Quyết định số 1442/QĐ-UBND, tiếp nhận viện trợ không hoàn lại dự án “Xây dựng trường mầm non Phú Lương cơ sở lẻ Giang Tây” do Quỹ từ thiện Midas Foundation (Nhật Bản) tài trợ trị giá 3,2 tỷ đồng.
Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Phát triển hệ thống giao thông động lực để Mường Nhé phát triển

Mường Nhé (Điện Biên) – nơi địa đầu cực Tây Tổ quốc – đang từng ngày chuyển mình mạnh mẽ nhờ những bước tiến trong phát triển hạ tầng giao thông.
Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới cho tàu cá ở đảo Trường Sa

Ngày 18/5/2025, Trung tâm Dịch vụ Hậu cần – Kỹ thuật đảo Trường Sa (thuộc Hải đoàn 129 Hải quân) đã khắc phục thành công sự cố hệ thống tời lưới tàu cá NT02070TS.
Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Hải quân Vùng 5: Nâng cao khả năng sử dụng vũ khí, trang bị cho chiến sĩ mới

Từ ngày 14-16/5, tại thành phố Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang), Tiểu đoàn 563, Bộ Tư lệnh Vùng 5 Hải quân tổ chức kiểm tra “3 tiếng nổ” cho chiến sĩ mới nhập ngũ năm 2025. Đây là hoạt động huấn luyện quan trọng giúp chiến sĩ mới làm quen với cường độ huấn luyện cao, nâng cao thể lực, bản lĩnh, khả năng sử dụng vũ khí, trang bị trong điều kiện sát với thực tế chiến đấu.
infographics viet nam tai dac cu chu tich uy ban ky thuat thuong truc to chuc hai quan the gioi
hon 2700 dai bieu du dai le phat dan vesak lien hop quoc 2025 tai viet nam
infographics ngay quoc te phong chong tieng on 2542025 bien phap giam thieu tac dong cua tieng on
infographics pha lau thang co vao danh sach mon ham ngon nhat dong nam a
thi diem thuc hien du an nha o thuong mai tu 142025
infographic 9 dai hoc viet nam vao bang xep hang the gioi theo nhom nganh nam 2025
infographics lua dao lam cong tac vien chot don hang online
Xin chờ trong giây lát...
[Video] Người truyền cảm hứng về tình yêu nước
Sinh viên Lào đi chùa tắm Phật mừng Tết cổ truyền Bunpimay
[Video] 60 phút - Hành trình thay đổi cuộc đời
MV "Bắc Bling": Cụ già, em nhỏ ngân nga, du khách gần xa tỏ bày hứng thú
[Video] Dự án CAF: Ươm mầm những công dân toàn cầu tương lai
[Video] Du khách quốc tế trải nghiệm lễ Phật đầu năm tại chùa Tam Bảo (Đà Nẵng)
Tết của bác sĩ trực cấp cứu - hồi sức tích cực
Đại sứ nhóm G4 hát "Năm qua đã làm gì"
[Video] Bản hòa ca tình hữu nghị chào năm mới 2025
[Video] 30 năm quan hệ Việt Nam - Hoa Kỳ: từ chiến tranh đến đối tác chiến lược toàn diện
[Video] Samaritan’s Purse và Plan International Việt Nam hỗ trợ người dân Việt Nam phục hồi sau bão
[Video] Tái thiết thôn Làng Nủ: Quân đội - Nhân dân đồng hành xây dựng tương lai mới
[Video] Tổ chức Cứu trợ Trẻ em và hành trình 10 năm thay đổi cuộc sống trẻ em vùng cao
[Video] Kinh nghiệm tham quan Bảo tàng Lịch sử Quân sự Việt Nam mới
Halloween: ứng xử thế nào cho đúng?
Thời tiết hôm nay (18/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Thời tiết hôm nay (18/5): Mưa lớn ở Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An

Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, đêm qua và sáng sớm nay (18/5), ở khu vực Bắc Bộ, Thanh Hóa và Nghệ An có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to, riêng khu vực vùng núi phía Đông Bắc Bộ có mưa vừa, mưa to, cục bộ có nơi mưa rất to.
9 địa điểm du lịch nổi tiếng của Scotland

9 địa điểm du lịch nổi tiếng của Scotland

Scotland, quê hương của những truyền thuyết cổ xưa và cảnh quan thiên nhiên đầy ấn tượng, là điểm đến mơ ước của nhiều người. Với vẻ đẹp thiên nhiên hùng vĩ cùng các công trình kiến trúc độc đáo, các địa điểm du lịch Scotland hứa hẹn sẽ mang đến những ấn tượng khó phai cho du khách khi đặt chân đến vùng đất này.
Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Thời tiết hôm nay (15/5): Mưa lớn cục bộ, lốc, sét ở Tây Bắc, Tây Nguyên và Nam Bộ

Đêm qua (14/5), ở khu vực Tây Bắc, Việt Bắc có mưa rào và dông, cục bộ có nơi mưa to đến rất to. Theo Trung tâm dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày và đêm 15/5, khu vực này tiếp tục có mưa rào và dông rải rác, cục bộ có nơi mưa to với lượng mưa từ 20-40mm, có nơi trên 70mm.
Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hà Nội ban hành danh mục di sản, công trình cần ưu tiên bảo tồn và phát huy giá trị văn hóa

Hội đồng nhân dân (HĐND) thành phố Hà Nội vừa thông qua Nghị quyết số 24/NQ-HĐND ban hành danh mục các khu vực, di tích, di sản, công trình cần tập trung nguồn lực để bảo vệ, phát huy giá trị văn hóa (đợt 1).
Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Thời tiết hôm nay (14/5): Hà Nội ngày nắng, chiều tối mưa giông

Theo Trung tâm Dự báo khí tượng thủy văn quốc gia, ngày 14/5, Bắc Bộ và Bắc Trung Bộ có nắng đến 33 độ; từ chiều tối có mưa rào và giông rải rác, riêng khu vực Tây Bắc và Việt Bắc cục bộ có nơi mưa to (mưa tập trung vào chiều tối và đêm).
Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Thời tiết hôm nay (11/5): Miền Bắc có mưa, trời mát

Theo Trung tâm Khí tượng Thuỷ văn Quốc gia, khu vực miền Bắc duy trì trạng thái âm u, trời mát, có nơi mưa to đến rất to, gió Đông Bắc cấp 3 do ảnh hưởng của không khí lạnh tăng cường.
Phiên bản di động