Biển Đông không chỉ có Mỹ - Trung
Mỹ cấp tập điều tàu sân bay hoạt động ở Biển Đông Tàu sân bay USS Ronald Reagan đã tiến vào Biển Đông, bắt đầu tập trận từ ngày 17-7. Đây là lần tập trận thứ 2 ... |
Đối đầu Mỹ - Trung trên Biển Đông các nước ASEAN được gì Ngoại trưởng Mỹ Mike Pompeo hôm 13/7 đưa ra tuyên bố bao gồm 5 nội dung cơ bản bác bỏ hầu hết các yêu sách phi ... |
Nhiều nước đồng loạt quan ngại về nguy cơ Trung Quốc thiết lập ADIZ trên Biển Đông "Nếu Trung Quốc tuyên bố ADIZ với toàn bộ Biển Đông, điều đó đồng nghĩa họ đã cướp lấy một vùng biển rộng lớn vốn ... |
Sóng đã nổi
Sau những cuộc tập trận diễn ra nối tiếp nhau, dù phát ngôn chính thức thế nào về mục đích đi chăng nữa, hai nước vẫn đang cho thế giới thấy phần nào sức mạnh quân sự trên biển bằng những vũ khí hiện đại, kỹ thuật cao và sức mạnh tiềm tàng. Cùng với sự nhào lộn của những dàn máy bay tân tiến trên những chiến hạm đồ sộ là thông điệp cả hai cường quốc đều dành những khoản chi tiêu đáng kể hiện đại hóa nền quốc phòng và sẵn sàng cho mọi tình huống.
Song song với mặt trận quân sự, các bên cũng không ngừng gia tăng sức mạnh trên mặt trận tuyên truyền. Từ cuộc chiến công hàm, giao đấu trên mặt trận ngoại giao đến những tuyên bố trên truyền thông, lần đầu tiên họ dành cho nhau những lời lẽ cứng rắn về lập trường và cũng không kém phần nặng nề về tính pháp lý.
Các tàu USS America, USS Bunker Hill và USS Barry (Mỹ) cùng tàu HMAS Parramatta (Úc) di chuyển trên Biển Đông tháng 4/2020. (Ảnh: Hải quân Mỹ) |
Và phía sau còn cả một mặt trận mạng xã hội. Đôi bên chỉ trích nhau, thậm chí một số cá nhân nhưng là quan chức có ảnh hưởng còn lật lại quá khứ chỉ trích, bới móc nhau về những hành xử mà họ cho là “bội ước” thậm chí kết tội nhau về những điều đã xảy ra cách đây nhiều năm.
Thế giới, ít nhiều bị ảnh hưởng, thậm chí dư luận bị hút vào những cuộc đối đầu căng thẳng.
Nhưng thế giới cũng như Biển Đông đâu chỉ có Mỹ và Trung Quốc.
Nhiều nước trong khu vực và thế giới cũng lần lượt lên tiếng thậm chí có những động thái thực sự tham gia như điều động tàu chiến có mặt ở Biển Đông. Các nước đó là Philippine, Malaysia, Indonesia, Nhật Bản, Úc, Anh Quốc, Ấn Độ...
Trung Quốc không phải đối mặt với đám đông mà đối diện với công lý
Không hẹn mà nên, tất cả những nước tham gia vào tình hình Biển Đông, ở mức độ nào đó đều yêu cầu các bên tuân thủ luật pháp quốc tế mà đáng chú ý nhất là Công ước luật Biển 1982, trừ một nước còn lại: Trung Quốc.
Mặc dù là thành viên của công ước quan trọng này, mặc dù vẫn nói công lý thuộc về mình nhưng Trung Quốc không những không thực hiện công ước mà còn tuyên bố phán quyết của Tòa án Trọng tài, lập ra từ chính Công ước này là phi pháp.
Lẽ đương nhiên, mỗi nước dù muốn dù không đều đặt quyền lợi của nước mình lên trên hết và đó cũng là mục tiêu của bất cứ hành động nào của họ. Nhưng điều đó không có nghĩa tất cả sẽ hành động theo kiểu mạnh ai nấy làm bất chấp đạo lý, bất chấp luật pháp.
Trung Quốc cải tạo và bồi lấp trái phép Đá Chữ Thập thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam (ảnh: NY Times) |
Chính vì cần bảo vệ lợi ích của mình mà các nước từ lâu đã hiểu họ không chỉ phải tuân thủ luật pháp quốc tế mà còn phải chung tay bảo vệ luật pháp quốc tế, bảo đảm công lý phải được thực thi. Đơn giản họ hiểu rằng nếu im lặng trước những hành động “bắt nạt”, thì chính họ cũng là một nạn nhân tiềm năng, một ngày nào đó họ có thể bị xâm hại quyền lợi chính đáng.
Điều đó đồng nghĩa, lợi ích riêng, nhưng chính đáng, của các nước đã gặp nhau và ở mục tiêu thực thi công lý, họ đã có một lợi ích chung, mục đích chung.
Các nước không phải là siêu cường, không có nghĩa là quan điểm, ý kiến, động thái của họ không có giá trị pháp lý, và hoàn toàn cũng không phải là “tát nước theo mưa” mà xét dưới góc độ nào đó những quan điểm đó cũng có giá trị ràng buộc khiến các nước lớn không thể dễ dàng hành xử đơn phương bất chấp. Vụ kiện của Philippine ra Tòa án Trọng tài quốc tế là một ví dụ rõ nét.
Cũng chính mục đích chung đã kéo các nước xích lại gần nhau thậm chí là động lực để họ tổ chức những cuộc tập trận chung trên chính vùng Biển Đông nhằm đối phó lại những âm mưu độc chiếm vùng biển rộng lớn này.
Cũng chính mục đích chung đòi hỏi công pháp quốc tế phải được thực thi, khiến cho Trung Quốc không phải đơn thuần đang đối mặt với một “đám đông” mà phải trả lời câu hỏi liệu trong thời đại văn minh một nước có quyền bất chấp luật pháp để áp đặt ý chí của mình cũng như chiếm đoạt lãnh thổ nước khác làm của riêng.
Tranh chấp chủ quyền ở Biển Đông đã kéo dài âm ỉ nhiều chục năm. Nhưng chỉ trong một thời gian ngắn, với những động thái quyết đoán và phi lý của mình chính Trung Quốc đã buộc các quốc gia cũng phải lên tiếng và có động thái can thiệp nhằm đảm bảo tự do an ninh hàng hải cũng như bảo đảm trật tự công pháp quốc tế. Đây cũng chính là điều Trung Quốc không hề mong muốn nhưng nó là cái giá phải trả cho cách hành xử phi lý và ngang ngược...
Mỹ cấp tập điều tàu sân bay hoạt động ở Biển Đông |
Việt Nam bác bỏ phát ngôn "Trung Quốc hoạt động trên Biển Đông từ 2.000 năm trước" của bà Hoa Xuân Oánh |