CNN lên án Trung Quốc, dẫn nhiều bằng chứng Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam
Nhà trưng bày Hoàng Sa tại Đà Nẵng |
"Quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Việt Nam!", tiếng cô giáo cùng hơn 30 học sinh vang vọng trong Nhà trưng bày Hoàng Sa tại thành phố Đà Nẵng.
Kể từ khi mở cửa vào năm 2018, với hệ thống các tư liệu, hiện vật, Nhà trưng bày Hoàng Sa là một gạch nối gắn kết không gian văn hóa biển với chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Vào thế kỷ XVI, các nhà hàng hải Bồ Đào Nha trong hành trình khám phá thế giới và tìm kiếm thị trường khi đi qua Biển Đông ghi chép và vẽ bản đồ đảo và quần đảo trong vùng biển này. Họ đã biên soạn và xuất bản nhiều bản đồ về châu Á và khu vực Đông Nam Á, trong đó có nhiều bản đồ ghi nhận chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 130 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạn ở phía tây bắc của Biển Đông. Hoàng Sa có nguồn sinh vật biển phong phú. Nhưng không chỉ là một ngư trường giàu có, Hoàng Sa còn dự trữ nhiều năng lượng tiềm năng.
Và Việt Nam có đầy đủ căn cứ pháp lý và bằng chứng lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Tuy nhiên Trung Quốc đã có hàng loạt hành động phi pháp để phục vụ mục tiêu độc chiếm Biển Đông, ngang ngược tiến hành các biện pháp nhằm củng cố hiện diện dân sự lẫn quân sự phi pháp tại Hoàng Sa, nhất là trong những năm gần đây, bất chấp sự phản đối quyết liệt của Việt Nam và làn sóng lên án từ cộng đồng quốc tế.
Nhiều bằng chứng giá trị khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa của Việt Nam
Tại Nhà trưng bày có những bằng chứng sớm nhất cho thấy chủ quyền của Việt Nam đối với Quần đảo Hoàng Sa: bản đồ biên soạn vào năm 1686 (bản đồ vẽ xứ Quảng Nam trong Toản tập thiên nam tứ chí lộ đồ thư do Đỗ Bá, tự Công Đạo biên soạn – pv). Trên bản đồ này chú thích khá cụ thể về vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên của quần đảo Hoàng Sa, cũng như chủ quyền của Chúa Nguyễn được xác lập ở đó. Bản đồ được trưng bày trong Nhà trưng bày Hoàng Sa giúp khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với Hoàng Sa.
Bản đồ được hiển thị trong Nhà trưng bày khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và Trương Sa. |
Theo đó, vào cuối thế kỷ 17, triều Nguyễn đã phái một đội ngư dân đến Hoàng Sa để "cai quản những hòn đảo đó và thu hoạch yến sào và hải sản. Những ngư dân đó đã đặt tên cho hòn đảo là “Quần đảo Hoàng Sa”. Năm 1816, vua Gia Long, thuộc triều Nguyễn, chính thức sáp nhập Hoàng Sa, thiết lập chủ quyền của người Việt.
Raul Pedroza, cựu giáo sư luật quốc tế tại Đại học Chiến tranh Hải quân Mỹ đồng tình với lập trường của Việt Nam.
Pedroza lập luận trong một phân tích năm 2014 cho tổ chức nghiên cứu phi lợi nhuận CNA rằng Việt Nam cho thấy sự rõ ràng về chủ quyền đối với Quần đảo Hoàng Sa từ đầu những năm 1700 trở đi, và duy trì nó cho đến ngày nay.
“Trong khi đó, Trung Quốc đã không quan tâm đến chủ quyền cho đến năm 1909, khi họ phái một hạm đội tàu hải quân nhỏ đến kiểm tra và đặt các điểm đánh dấu trên một số hòn đảo ở Hoàng Sa”, Pedroza cho biết.
Năm 1956, Trung Quốc đã đem quân chiếm nửa phía Đông quần đảo. Từ sau trận Hải chiến Hoàng Sa 1974 đến nay, Trung Quốc ngang ngược kiểm soát quần đảo Hoàng Sa, đồng thời tuyên bố chủ quyền phi lý của họ trên toàn quẩn đảo.
“Các hành động của Trung Quốc trong cả hai trường hợp đã vi phạm Hiến chương của Liên Hợp Quốc, đe dọa toàn vẹn lãnh thổ của một quốc gia khác”, Pedroza tuyên bố và cho biết thêm những hành động đó không có giá trị để Trung Quốc khẳng định chủ quyền.
Trung Quốc ngày càng hung hăng hơn ở Biển Đông
Ở sân bên ngoài Nhà trưng bày Hoàng Sa là tàu cá ĐNa 90152TS được chính quyền TP Đà Nẵng đưa về trưng bày, bảo quản.
Thoạt nhìn, nó không khác gì những chiếc thuyền khác đang được sửa chữa, nhưng điều khác biệt là câu chuyện về chiếc thuyền ấy.
Tàu cá ĐNa 90152TS được trưng bày, bảo quản tại Nhà trưng bày Hoàng Sa |
Tàu cá ĐNa 90152TS của ngư dân Việt Nam đã bị tàu Trung Quốc đâm chìm ngày 26/5/2014 trên vùng biển Hoàng Sa thuộc chủ quyền của Việt Nam. Những ngư dân sau đó đã được một thuyền khác của Việt Nam giải cứu. Nhưng tính biểu tượng của cuộc xung đột đó vẫn mạnh mẽ.
"Tàu cá 90152 TS bị đâm chìm là bằng chứng cáo buộc về hành động ngang ngược của Trung Quốc", một hướng dẫn viên của Bảo tàng cho biết. “Chiếc thuyền cũng là một biểu tượng cho sự "quyết tâm" của Việt Nam để bảo vệ chủ quyền của mình đối với các hòn đảo”, người hướng dẫn viên nói thêm.
Không chỉ chiếm đóng trái phép quần đảo Hoàng Sa, Trung Quốc còn đẩy mạnh yêu sách ngang ngược đối với lãnh thổ trên biển ở Biển Đông bằng cách xây dựng các đảo nhân tạo trái phép tại Quần đảo Trường Sa .
Năm nay, Trung Quốc lại lặp lại hành vi tương tự năm 2014. Tàu cá Gemvir-1 của Philippines chở 22 ngư dân bị tàu Trung Quốc đâm chìm ở bãi Cỏ Rong thuộc quần đảo Trường Sa của Việt Nam đêm 9/6/2019. Nhóm ngư dân nói rằng tàu Trung Quốc đã bỏ chạy dù nhìn thấy họ lênh đênh trên mặt biển. Các thuyền viên sau đó được tàu cá Việt Nam cứu.
Nhà báo của Philippines Richard Heydarian nói rằng những hành vi đó là dấu hiệu cho thấy "tham vọng của Trung Quốc để trở thành bá chủ trong khu vực ngày càng trơ trẽn".
Richard Heydarian gọi tàu đánh cá của Trung Quốc là "những nỗ lực của Bắc Kinh nhằm thống trị các vùng biển lân cận".
Ngang ngược hơn, vào tháng 7 năm nay, tàu khảo sát địa chấn Hải Dương 8 của Trung Quốc được các tàu hải cảnh và dân binh hộ tống đã tiến hành các hoạt động trái phép, xâm phạm bãi Tư Chính thuộc vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam ở khu vực phía nam Biển Đông từ ngày 3/7. Sau khi Việt Nam nhiều lần kiên quyết phản đối và lên tiếng trên các diễn đàn quốc tế, nhóm tàu Trung Quốc đã dừng hoạt động khảo sát địa chấn và rời khỏi vùng đặc quyền kinh tế Việt Nam vào chiều 7/8, tạm di chuyển tới Đá Chữ Thập. Nhưng sau đó 1 tuần, ngày 13/8, nhóm tàu trên đã quay lại xâm phạm vùng biển của Việt Nam.
Các nhà phân tích nói rằng hành động của Trung Quốc là rất đáng lo ngại.
"Bắc Kinh đang thử nghiệm không chỉ Việt Nam, mà cả Mỹ và cộng đồng quốc tế", Lê Thu Hương, một nhà phân tích cao cấp tại Viện Chính sách chiến lược Úc, đã viết trong một bài phân tích trong tháng này.
“Sự xâm lấn của Trung Quốc ở Biển Đông là các thử nghiệm từ Bắc Kinh để xem phản ứng của tất cả các nước với sự ủng hộ vào duy trì một "trật tự khu vực dựa trên luật lệ", bà viết.
"Hoàng triều trực tỉnh địa dư toàn đồ" (Bản đồ địa dư các tỉnh của triều đình nhà Thanh) - tấm bản đồ Trung Quốc phủ nhận chủ quyền của Trung Quốc đối với 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa |
Bên cạnh Nhà trưng bày Hoàng Sa, Việt Nam hiện có nhiều sáng kiến qua đó, khẳng định chủ quyền biển đảo đối với hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam.
Tại Hoàng thành ở Huế, một trong những địa điểm du lịch nổi tiếng của Việt Nam, có một bản đồ lâu đời nhất của Trung Quốc thời hiện đại. "Bản đồ cho thấy rằng vào đầu thế kỷ 20, điểm cực nam trong lãnh thổ Trung Quốc là đảo Hải Nam và họ không có bất kỳ đề cập nào về quần đảo quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa”.
Cấp cứu kịp thời ngư dân nguy kịch trên vùng biển quần đảo Hoàng Sa Ngư dân khi đang hành nghề cá trên vùng biển phía Nam quần đảo Hoàng Sa bị tai nạn lao động không cầm được máu ... |
Chủ quyền biển, đảo Việt Nam – Khắc ghi từ trong lịch sử Người Việt Nam xưa nay vẫn thường gọi là Biển Đông bởi xuất phát từ ý nghĩa là vùng biển nằm ở phía Đông đất ... |
Cứu hộ 6 thuyền viên tàu QB 92838 TS bị chìm ở phía Tây quần đảo Hoàng Sa về bờ an toàn Tàu QB 92838 TS khi đang ở phía Tây quần đảo Hoàng Sa bất ngờ bị phá nước và tràn vào buồng máy khiến tàu ... |