Học giả Thái Lan: "Cưỡng ép" ở Biển Đông khiến uy tín Trung Quốc bị tổn hại
Trong bài phân tích tiêu đề "Lòng tin và uy tín ở Biển Đông, mảnh ghép quan trọng trong cuộc chơi quyền lực giữa Mỹ và Trung Quốc" đăng trên báo điện tử “The 101.world”, Tiến sĩ Teewin Suputtikun, giảng viên khoa Chính trị, Đại học Chulalongkorn, Thái Lan cho rằng Biển Đông không chỉ là tranh chấp chủ quyền giữa các quốc gia trong khu vực mà còn là một bộ phận quan trọng trong cạnh tranh chiến lược toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc.
Trung Quốc thực hiện các hoạt động phi pháp trên biển Đông. (Nguồn: AFP) |
Theo học giả Thái Lan, trong “ván cờ” quyền lực trên Biển Đông, mặc dù theo đuổi mục tiêu chiến lược khác nhau nhưng cả Mỹ và Trung Quốc đều rất coi trọng “lòng tin" và “uy tín" chính trị.
Mỹ cần duy trì “lòng tin” của các đối tác và đồng minh về vai trò lãnh đạo và khả năng đảm bảo an ninh trong khu vực cũng như trên thế giới. Sự hiện diện của Mỹ tại Biển Đông là sự cụ thể hóa các cam kết đối với khu vực Châu Á - Thái Bình Dương.
Đối với Trung Quốc, Biển Đông được coi là “lợi ích cốt lõi” như vấn đề Đài Loan, Tân Cương hay Tây Tạng, đồng nghĩa với việc Trung Quốc sẵn sàng sử dụng mọi biện pháp để đạt mục đích, kể cả vũ lực.
Trong những năm qua, Trung Quốc đã lợi dụng tâm lý “dân tộc chủ nghĩa” như một công cụ để hậu thuẫn cho các hành động leo thang căng thẳng trên Biển Đông. Tuy nhiên, học giả Thái Lan cho rằng đây là một “cách tiếp cận nguy hiểm và rủi ro” do Biển Đông có vai trò quan trọng đối với an ninh khu vực, liên quan lợi ích của nhiều quốc gia.
Mặt khác, việc thực thi các chính sách mang tính áp đặt, “cưỡng ép” có thể khiến uy tín và hình ảnh quốc tế của Trung Quốc bị tổn hại. Điều này “tạo cớ” cho Mỹ và đồng minh gia tăng hiện diện tại Biền Đông, làm tăng nguy cơ xung đột, va chạm. Nếu không có cơ chế giải quyết hiệu quả, các xung đột trên Biển Đông sẽ là “ngòi nổ” đe dọa hoà bình, ổn định trong khu vực.
Tàu chiến Mỹ thực hiện hoạt động FONOP trên Biển Đông. (Ảnh minh họa: cimsee.org). |
Bài phân tích thu hút hàng nghìn lượt like và 565 lượt chia sẻ trên mạng xã hội Facebook, trong đó có nhiều nhóm học thuật, tổ chức nghiên cứu có uy tín tại Thái Lan như Viện Nghiên cứu ASEAN, Đại học Chulalongkorn; Trung tâm nghiên cứu quyền con người, xung đột và hòa bình, Đại học Ramkhamhaeng; Viện nghiên cứu Đông Á, Đại học Thammasat (IEAS); các nhà nghiên cứu thuộc mạng lưới Thai Society for Strategic and International Studies”...
Thông điệp cứng rắn Mỹ gửi Trung Quốc khi diễn tập chung với ASEAN trên Biển Đông Giới quan sát cho rằng Mỹ đã gửi thông điệp cứng rắn tới Trung Quốc khi tổ chức diễn tập chung với quân đội các ... |
Hội Luật quốc tế Việt Nam gửi thư ngỏ cho Trung Quốc về Biển Đông Hội Luật quốc tế Việt Nam đã gửi thư ngỏ cho Trung Quốc, khẳng định những hoạt động của tàu Hải Dương 8 ở vùng ... |
Nga ủng hộ cách ứng xử của Việt Nam tại Biển Đông trước sự hung hăng của Trung Quốc Chuyên gia Nga cho rằng, Việt Nam đã phản ứng hoàn toàn chính đáng khi đưa các tàu bảo vệ bờ biển ra bảo vệ ... |